Các yếu tố nhân khẩu liên quan đến thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 67)

giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố nhân khẩu được chúng tôi tìm hiểu mối liên quan với kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: giới, tuổi, tình trạng hôn nhân, Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 3.9 đến 3.11.

Bảng 3.9. Thực trạng kiệt sức theo giới

Các mặt Nam Nữ Giá trị p (*)

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Suy kiệt cảm xúc 19,0 13,1 21,7 11,7 0,144

Cảm giác hoài nghi/sai

lệch về bản thân 7,8 6,9 9,4 6,9 0,116

Thành tích cá nhân suy

giảm 15,3 9,2 18,1 7,8 0,027

Kiệt sức nghề nghiệp 42,0 22,6 49,3 20,1 0,025

(*) Kiểm định T-test

Kết quả bảng 3.9 cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về các biểu hiện “Suy kiệt cảm xúc” và “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” giữa giảng viên nam và nữ (p>0,05). Có sự khác biệt về mức độ “Thành tích cá nhân suy giảm” khi giảng viên nữ có mức độ suy giảm cao hơn giảng viên nam, với ĐTB ở hai nhóm lần lượt là 18,1 và 15,3;p=0,027.

Bảng 3.10. Thực trạng kiệt sức theo tuổi

Biểu hiện Dưới 30 (M1) Từ 31 - 45 (M2) Trên 45 (M3) Giá trị p (*) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Suy kiệt cảm xúc 24,9 11,5 20,1 12,6 17,4 10,7 M1>M3 (p=0,023) Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 11,1 6,6 8,5 6,9 6,9 5,9 M1>M3 (p=0,026) Thành tích cá

nhân suy giảm 17,7 8,4 16,6 8,2 18,4 9,3 p>0,05

Kiệt sức nghề

nghiệp 53,7 20,9 45,2 21,4 42,7 19,4 M1>M2 (p=0,05)

(*) Kiểm định ANOVA, kiểm định post hoc Tukey

Kết quả bảng 3.10 cho thấy giảng viên dưới 30 tuổi có mức độ “Suy kiệt cảm xúc” và “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” cao hơn giảng viên trên 45 tuổi. Không có sự khác biệt giữa nhóm từ 31 tuổi đến 45 tuổi so với nhóm trên 45 tuổi.

Sự khác biệt ở nhóm giảng viên trẻ tuổi cho thấy tầm quan trọng của kinh nghiệm, sự trưởng thành về nhân cách trong việc giảm bớt tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên. Những giảng viên trên 45 tuổi ít nhiều sẽ có kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, thực hành, ngoài ra sự ổn định về thu nhập cũng có thể làm giảm bớt sự kiệt sức tinh thần. Một ý kiến khác được chúng ta ghi nhận đến từ giảng viên N. L. V., đại học Y Dược: “Một trong những áp lực lớn nhất của giảng viên là phải đi học nâng cao học hàm và chuyên môn. Nhiều khi công việc rất nhiều nhưng đến đợt học tập trung chúng tôi cũng sẽ đi học. Sáng dạy trên giảng đường, chiều khám bệnh tối về nghỉ ngơi được một chút thì phải bắt đầu làm luận văn, chuyên đề báo cáo…. Như vậy có thể thấy ở giảng viên dưới 30 tuổi, việc đi học để nâng cao học hàm có thể là một yếu tố góp phần gia tăng tình trạng kiệt sức nghề nghiệp.

Bảng 3.11. Thực trạng kiệt sức theo tình trạng hôn nhân

Biểu hiện Đã kết hôn (M1) Độc thân (M2) Ly hôn (M3) Giá trị p (*) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Suy kiệt cảm xúc 19,3 12,2 24,7 12,2 17 7,6 M1<M2 (p=0,015) Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 7,9 6,6 11,7 6,8 3,6 5,1 M1<M2 (p=0,001)M3<M2 (p=0,002) Thành tích cá

nhân suy giảm 16,9 8,0 16,6 9,02 23,8 8,1

M2<M3 (p=0,047) M1<M3 (p=0,047) Kiệt sức nghề

nghiệp 44,2 20,8 53,1 22,2 44,3 10,3 M1<M2 (p=0,023)

(*) Kiểm định ANOVA, kiểm định post hoc Tukey

Kết quả bảng 3.11 cho thấy giảng viên đã kết hôn có mức độ “Suy kiệt cảm xúc” thấp hơn nhóm độc thân, với ĐTB hai nhóm lần lượt 19,3 và 24,7;p=0,015. Giảng viên đã kết hôn có sự hỗ trợ rất lớn về mặt tinh thần của bạn đời sẽ giúp cho tình trạng suy kiệt cảm xúc được giảm bớt. Ý kiến của giảng viên L.M.T, đại học Y Dược TPHCM như sau: “Tôi đi vào khu cách ly và thu dung thì nhận được sự ủng hộ rất lớn từ vợ, vợ tôi cũng là một bác sĩ, cũng trực tiếp đảm nhận công tác trong

giai đoạn này nên chúng tôi chia sẻ với nhau rất nhiều, Phần nào cũng an tâm vì con đã lớn, gửi cho ông bà ngoại…”.

Kết quả cũng ghi nhận giảng viên độc thân có biểu hiện “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” cao hơn những giảng viên đã kết hôn hoặc ly hôn. Ngoài ra biểu hiện “Thành tích cá nhân suy giảm” giảng viên đã ly hôn cao hơn nhóm đã kết hôn và độc thân. Điều này có thể lý giải do giảng viên ly hôn, đặc biệt với những người đang nuôi con sẽ gặp nhiều áp lực hơn, thời gian làm việc chuyên môn eo hẹp hơn do phải một mình chăm sóc con. Một trong những giải pháp để thu xếp gia đình trong thời gian này được chúng tôi ghi nhận đó là: gửi con về cho ông bà chăm sóc, vợ/chồng làm việc tại nhà sẽ chăm sóc con hoặc dạy con tự lập.

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w