Các yếu tố dịch COVID liên quan đến thực trạng kiệt sức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 78)

giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về dịch COVID với kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện chi tiết trong bảng 3.20 đến bảng 3.25.

Bảng 3.20. Thực trạng kiệt sức theo công tác thực hành theo tần suất liên hệ ngoài giờ làm việc trong dịch COVID

Biểu hiện Không có (M1) 1-2 lần/ tháng (M2) 3-4 lần/ tháng (M3) 1-2 lần / tuần (M4) 3-5 lần/ tuần (M5) Mỗi ngày (M6) Giá trị p (*) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Suy kiệt cảm xúc 20,4 10,8 22,1 10,9 21,8 9,2 19,6 13,1 22,1 12,2 17,3 15,4 p>0,05 Cảm giác hoài nghi/sai lệch về 10,0 6,3 10,4 6,6 5,7 6,1 8,1 7,2 10,2 7,2 5,5 5,9 p>0,05

bản thân Thành tích cá

nhân suy giảm 18,7 9,6 17,5 7,6 16,0 7,8 17,4 8,1 16,2 8,4 17,3 9,7 p>0,05 Kiệt sức nghề

nghiệp 49,2 20,9 50,0 21,3 43,5 16,8 45,2 23,1 48,6 20,5 40,1 22,4 p>0,05

(*) Kiểm định ANOVA, kiểm định post hoc Tukey

Kết quả bảng 3.20 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ kiệt sức nghề nghiệp giữa các mức độ nhận được liên hệ ngoài giờ làm việc. Giảng viên vốn dĩ là một công việc đặc thù với các hoạt động giảng dạy, thực hành, hành chính nên khá bận rộn. Như đã trình bày ở phần trên, giảng viên hiện nay để đảm bảo đủ giờ dạy còn phải đảm nhận thêm các công việc như nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên nên việc nhận được liên hệ ngoài giờ hành chính là phổ biến. Do đó đây là yếu tố đã quen thuộc với nghề giảng viên.

Ngoài ra còn một giả thuyết khác đó là giảng viên hiện nay đang tham gia công tác chống dịch phải đảm bảo nguyên tắc ba tại chỗ, họ sinh hoạt tại chính nơi làm việc do đó việc phải làm ngoài giờ hành chính là thường xuyên, Nên dần dần, giảng viên cũng đã quen với nhịp làm việc này.

Bảng 3.21. Thực trạng kiệt sức theo công tác chống dịch COVID do trường, tổ chức nhà nước phân công

Biểu hiện

Có tham gia công tác

Không tham gia

công tác Giá trị

p (*)

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Suy kiệt cảm xúc 23,6 11,1 16,6 12,7 0,0001

Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân

10,7 6,5 6,1 6,6 0,0001

Thành tích cá nhân suy giảm 18,3 7,1 15,5 9,9 0,028

Kiệt sức nghề nghiệp 52,6 18,6 38,2 22,0 0,0001

(*) Kiểm định T-test

Kết quả bảng 3.21 cho thấy tham gia vào công tác chống dịch trong giai đoạn COVID do nhà trường phân công làm gia tăng mức độ kiệt sức nghề nghiệp ở giảng

viên. Kết quả này do đặc thù về ngành nghề của giảng viên trong nghiên cứu của chúng tôi khi gần một nửa giảng viên trong nghiên cứu này là những người làm việc trong lĩnh vực y khoa, có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc người bệnh. Chúng tôi cũng ghi nhận những ý kiến sau: “Từ thời điểm bùng dịch, thu nhập của trường cũng giảm do dựa phần lớn vào nguồn thu của những bệnh viện thuộc trường… Trường hiện đang huy động cô qua phối hợp với HCDC, làm cực nhưng không được chấm công đúng theo số giờ làm nên đôi khi cũng có sự bức xúc trong anh em giảng viên” (giảng viên P.T.H.Y, cán bộ giảng đại học Y Dược TPHCM). Như vậy, có thể thấy khối lượng công việc gia tăng nhưng do yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà giảng viên không nhận được chi trả phù hợp với công sức bỏ ra phần nào cũng ảnh hưởng tâm lý của họ.

Bảng 3.22. Thực trạng kiệt sức theo hoạt động từ thiện bằng chuyên môn trong dịch COVID

Biểu hiện

Có tham gia từ thiện

Không tham gia

từ thiện Giá trị p (*)

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Suy kiệt cảm xúc 20,5 12,2 21,2 12,3 0,662

Cảm giác hoài nghi/sai

lệch về bản thân 7,8 6,9 10,0 6,8 0,029

Thành tích cá nhân suy

giảm 17,3 8,2 17,1 8,7 0,865

Kiệt sức nghề nghiệp 45,5 21,5 48,3 20,9 0,372

(*) Kiểm định T-test

Kết quả bảng 3.22 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ kiệt sức nghề nghiệp chung giữa giảng viên tham gia công tác từ thiện trong mùa dịch so với giảng viên có tham gia từ thiện trong mùa dịch. Trong giai đoạn COVID, hầu hết giảng viên dưới nhiều hình thức đều đã đóng góp vào cuộc chiến chống dịch do chính phú lãnh đạo. Các hoạt động từ thiện trong giai đoạn này bao gồm: tư vấn tâm lý miễn phí qua hotline cho người bệnh, thân nhân người bệnh COVID, tư vấn –

khám bệnh online cho người dân cả nước. Ngoài ra có nhiều giảng viên tham gia hoạt động từ thiện khác như nấu ăn, tiếp tế lương thực cho nhóm người lao động bị ảnh hưởng, vận chuyển nhu yếu phẩm đến nơi cần.

Kết quả cũng ghi nhận việc không tham gia vào hoạt động từ thiện làm gia tăng “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” của giảng viên. Có thể thấy đây là giai đoạn cả nước cùng chung tay chống dịch, thể hiện sự đoàn kết và đồng lòng của người dân các cấp, các ngành nghề. Nên việc tham gia đóng góp dưới bất kì hình thức nào cũng sẽ giả tăng mức độ hài lòng, sự hạnh phúc tâm lý.

Bảng 3.23. Thực trạng kiệt sức theo tình trạng phong tỏa nơi ở

Biểu hiện

Ở trong vùng phong tỏa

Không trong

vùng phong tỏa Giá trị p (*)

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Suy kiệt cảm xúc 24,6 12,1 18,8 11,9 0,002

Cảm giác hoài nghi/sai

lệch về bản thân 10,8 6,6 7,8 6,9 0,004

Thành tích cá nhân suy

giảm 17,6 8,3 16,9 8,5 0,577

Kiệt sức nghề nghiệp 53,0 19,9 43,5 21,2 0,003

(*) Kiểm định T-test

Giảng viên trong vùng phong tỏa có mức độ “Suy kiệt cảm xúc”, “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” và kiệt sức nghề nghiệp chung cao hơn những giảng viên trong vùng phong tỏa. Giảng viên nằm trong vùng phong tỏa có thể là những người đã nhiễm COVID hoặc xung quanh có người nhiễm COVID. Sự lo âu về mặt tinh thần và giới hạn về việc di chuyển là những yếu tố góp phần tạo nên tình trạng kiệt sức cho giảng viên. Tuy nhiên trong điều kiện vẫn phải làm việc tại nhà trong giai đoạn dịch để đảm bảo công việc chuyên môn lẫn công tác chống dịch làm cho biểu hiện “Thành tích cá nhân suy giảm” ở hai nhóm không có sự khác biệt. Chúng tôi ghi nhận phản hồi của giảng viên N.H.A, trường đại học Tài chính – Marketing như sau: “Thật sự ra mùa dịch này mình ở nhà cùng hai con nhỏ, một bé 3 tuổi và

một bé 10 tuổi. Vừa dạy online trở lại dư định gửi con cho ông bà ngoại thì nhà trong vùng phong tỏa vì cách mấy căn có người nhiễm nên không đi được. Vừa giữ con, vừa dạy học vừa nấu ăn nên nhiều lúc chị không làm được gì. Ở nhà được mấy ngày thì hai đứa con chị cũng bắt đầu stress và các con nghịch ngợm hơn“.

Bảng 3.24. Thực trạng kiệt sức theo tình trạng phơi nhiễm COVID bản thân

Biểu hiện Mắc COVID (M1) Nhóm F1 (M2) Nhóm F2- F4 (M3) Không thuộc nhóm nào (M4) Giá trị p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Suy kiệt cảm xúc 27 10,2 26,8 11,3 18,0 10,6 17,2 11,9 M1>M3 (p=0,05) M1>M4 (p=0,014) M2>M3 (p=0,003) M2>M4 (p=0,05) Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 10,2 5,5 10,3 5,7 7,4 5,6 6,4 6,9 M1>M3 (p=0,001) M1>M4 (p=0,001) Thành tích cá

nhân suy giảm 17,6 7,3 17,4 6,8 20,5 7,9 15,5 9,2 p>0,05

Kiệt sức nghề

nghiệp 54,8 17,7 57,6 18,9 46 17,0 39,2 21,5

M1>M4 (p=0,027) M2>M3 (p=0,037)

M2>M4 (p=0,01)

Kết quả bảng 3.24 cho thấy mức độ kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên thuộc nhóm F0 và F1 cao hơn những nhóm còn lại. Một trong những vấn đề tâm lý lớn nhất mà nhân viên y tế và tất cả những người mắc COVID phải đối mặt là tình trạng kỳ thị. Sự kỳ thị xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, phải kể tới việc thiếu kiến thức về cách lây lan của COVID, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về dịch bệnh và sự chết chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật. Mỗi người dân cần phải hiểu rằng không có cá nhân đơn lẻ hay một nhóm người riêng biệt nào có nguy cơ làm lây lan COVID nhiều hơn những người khác. Cảm giác sợ hãi và lo âu về dịch bệnh dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội, tạo nên những quan điểm, cách nhìn tiêu cực đối với người mắc COVID. Sự kỳ thị có thể dẫn đến việc gán mác, gây ấn tượng nhất định, phân biệt đối xử và các hành vi tiêu cực khác. Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc

giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế tức thì và cản trở việc áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. Điều này có nghĩa là sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của COVID càng khó khăn hơn. Sự kỳ thị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của bản thân người bị kỳ thị, các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng nơi họ sinh sống. Những người bị kỳ thị có thể bị cô lập, trầm cảm, lo âu hoặc bị bêu xấu ở nơi công cộng.

Bảng 3.25. Thực trạng kiệt sức theo tình trạng phơi nhiễm COVID người nhà

Biểu hiện Mắc COVID (M1) Nhóm F1 (M2) Nhóm F2- F4 (M3) Không thuộc nhóm nào (M4) Giá trị p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Suy kiệt cảm xúc 28,7 12,7 27,7 13,2 20,7 9,7 17,0 11,7 M1>M4 (p=0,007) M2>M3 (p=0,029) M2>M4 (p=0,0001) Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 12,2 4,8 13,2 7,1 9,1 5,8 6,4 6,7 M1>M4 (p=0,01) M2>M3 (p=0,023) M2>M4 (p=0,0001) Thành tích cá

nhân suy giảm 18,1 6,4 17,6 7,3 18,8 8,3 15,9 9,0 p>0,05

Kiệt sức nghề

nghiệp 59,1 17,5 58,5 20,9 48,6 18,1 39,4 20,9

M1>M4 (p=0,011) M2>M4 (p=0,0001) M3>M4 (p=0,041) Kết quả bảng 3.25 cho thấy giảng viên có người nhà mắc COVID và thuộc nhóm F1 có mức độ kiệt sức nghề nghiệp cao hơn những nhóm còn lại. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của bác sĩ N.L.V, giảng viên đại học Y Dược TPHCM như sau:

“Bản thân tôi là bác sĩ, khi nhận được tin gia đình ở quê có họ hàng nhiễm COVID tôi cũng lo lắm, đặc biệt là những người lớn tuổi. Mình cũng dành thời gian thường xuyên để gọi điện về theo dõi…”.

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w