Xu hướng quản lý và phát triển vốn sự nghiệpcó tính chất đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài: Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội docx (Trang 50 - 52)

XĐ đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà Nội.

Theo đà tăng trưởng kinh tế – xã hội, sự gia tăng của dân số và gia tăng của mức sống, nhu cầu mở rộng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất của các đơn vị HCSN cũng không ngừng tăng lên, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp.

Đồng thời, với chủ trương ưu tiên chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ của Đảng và Nhà nước (đã được đề cập đến trong văn kiện Đại hội IX, pháp lệnh thủ đô, Luật ngân sách Nhà nước 2002), chi cho phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế nói chung và chi cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các ngành trên nói riêng sẽ lớn.

Thực trạng cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị HCSN hiện nay còn yếu kém. Mặc dù trong những năm vừa qua thành phố đã chú ý bố trí vốn để cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, nhưng nhu cầu vẫn còn nhiều. Thực ra biện pháp triệt để nhất là phải thay thế, xây mới những cơ sở vật chất này nhưng do Nhà nước phải tập trung đầu tư XDCB cho những công trình then chốt nên sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp vẫn được sử dụng như là giải pháp khả thi nhất hiện nay.

Với chủ trương tiết kiệm chi ngân sách, cải cách tài chính công, Chính phủ đã có quy định về khoán biên chế và chi quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính và quy định về giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, đối với khoản chi về sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất cách quản lý chưa thay đổi gì nhiều, các đơn vị vẫn phải dựa chủ yếu vào vốn ngân sách Nhà nước cấp.

Vì các lý do trên, có thể nói rằng, trong thời gian ngắn hạn và trung hạn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD sẽ không giảm đi. Trong dài hạn, cần ưu tiên tích luỹ vốn đầu tư XD để đổi mới, thay thế một cách toàn diện, triệt để những cơ sở hạ tầng cũ kĩ, lạc hậu, trang bị những cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang, hiện đại, đúng tiêu chuẩn cho các cơ quan, đơn vị HCSN.

Bên cạnh đó, đối với riêng ngành văn hoá - thông tin, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD vẫn cực kỳ cần thiết cả trong hiện tại và về tương lai lâu dài bởi vì nó không chỉ dừng để phục hồi, nâng cao giá trị những tài sản hiện tại mà nó còn góp phần duy trì và gìn giữ những di sản của quá khứ, những di sản mà nếu đi thì dù có đầu tư bao nhiêu tiền của cũng không lấy lại được.

Trong Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước, Cải cách bộ máy quản lý và Cải cách thủ tục hành chính là hai nội dung quan trọng. Xu thế cải cách là tăng cường phân cấp quản lý, nâng cấp quyền tự chủ của các cơ quan, đơn vị. Đối với thành phố Hà Nội hiện nay, công tác phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đã và đang được thực hiện khá tốt. Vốn đầu tư XDCB được tập trung ở thành phố UBND nhờ đó tập trung được nguồn lực đầu tư cho những dự án quan trọng của Thành phố và thống nhất được quản lý. Trong khi đó, phân cấp, uỷ quyền quản lý cho các sở, UBND Quận, Huyện, Thành phố chủ yếu quản lý về quy hoạch, kế hoạch chung vì vậy phát huy được sự chủ động trong việc bố trí những khoản chi nhỏ, giảm bớt thủ tục hành chính và tận dụng được nguồn lực quản lý của các Sở, Quận, Huyện. Do những ưu điểm này, và trong xu thế chung, việc phân cấp quản lý sẽ càng được tăng cường.

Các đơn vị HCSN đã và sẽ ngày càng được chủ động trong việc sắp xếp những khoản chi, sử dụng vốn ngân sách miễn là hoàn thành nhiệm vụ được giao và tiết kiệm NSNN. Việc tăng quyền tự chủ sẽ giảm được các thủ tục phiền hà xảy ra trong quá trình lập và chấp hành ngân sách, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát huy khả năng và trách nhiệm trong việc quyết định các

khoản chi cần thiết đối với đơn vị mình. Hiện tại, mới chỉ có quy định về khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính và quy định về giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Nội dung cơ bản và quan trọng nhất của hai quy định này là kinh phí trong năm chi không hết (do tiết kiệm được, do thu) thì không phải nộp trả ngân sách mà được giữ lại đơn vị để chi cho tăng lương và tăng cường cơ sở vật chất. Kinh phí được phép chuyển năm sau là kinh phí Nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của đơn vị và khoản thu sự nghiệp. Thực tế áp dụng những quy định này ở thành phố Hà Nội, dù mới trong thời gian chưa lâu, đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Vì vậy cần có thể trong thời gian tới các quy định mới sẽ được mở rộng nghiên cứu triển khai và áp dụng cho các khoản chi khác như chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu Đề tài: Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội docx (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w