NHIỆM
3.1. Thực trạng hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông của giáo viên chủ nhiệm
3.1.1. Tần suất và các hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông
Bảng 3.1. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm STT Hình thức hướng nghiệp Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Rất thường xuyên (5)
1 Trao đổi trực tiếp cá
nhân 22,2 43,6 12,8 4,3 17,1 2,50 1,35 2 Trao đổi qua điện thoại 17,1 47,9 24,8 10,3 0 2,28 0,87 3 Trao đổi qua internet 5,1 26,5 31,6 11,1 25,6 3,26 1,25 4 Tham vấn nhóm 0 4,3 19,7 39,3 35,7 4,08 0,86 5 Lồng ghép vào nội dung
giảng dạy môn học 3,4 18 31,6 10,3 36,7 3,59 1,25 6
Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm
18 46,1 10,3 8,5 17,1 2,61 1,34
7 Trình bày chuyên đề
cho cả lớp 22,2 43,6 12,8 4,3 17,1 2,50 1,34 8 Thông qua phụ huynh 35,9 40,2 16,2 6 1,7 1,97 0,96
Phương pháp hướng nghiệp được GV tổ chức với tần suất thường xuyên nhất là “Tham vấn nhóm” (35,7% GVCN rất thường xuyên) và “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học” (37,12% GVCN rất thường xuyên). Trong khi phương pháp “Trao đổi qua điện thoại” không có GVCN nào lựa chọn tần suất rất thường xuyên.
Bảng 3.2. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm theo trường
STT Hình thức hướng nghiệp Trường chuyên
Trường không
chuyên Mức ý
nghĩa p
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Trao đổi trực tiếp cá nhân 3,74 1,22 1,98 1,01 <0,0001
2 Trao đổi qua điện thoại 2,45 0,92 2,21 0,84 0,156 3 Trao đổi qua internet 3,83 1,15 3,01 1,21 0,001
4 Tham vấn nhóm 4,40 0,50 3,95 0,94 0,008
5 Lồng ghép vào nội dung
giảng dạy môn học 3,83 1,15 3,49 1,28 0,177 6 Lồng ghép vào nội dung
sinh hoạt chủ nhiệm 3,91 1,15 2,05 0,99 <0,0001 7 Trình bày chuyên đề cho
cả lớp 3,74 1,22 1,98 1,02 <0,0001 8 Thông qua phụ huynh 2,03 1,04 1,95 0,93 0,692 Bảng 3.2 cho thấy hình thức tổ chức hướng nghiệp phổ biến nhất của GVCN tại trường chuyên và trường không chuyên là “Tham vấn nhóm”. Kết quả cũng cho thấy phương pháp hướng nghiệp được GVCN trường chuyên thực hiện thường xuyên thứ 2 là phương pháp “Trao đổi qua internet (Zalo, Facebook, Email)” trong khi ở trường không chuyên là “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học”. Có sự khác nhau về tần suất tổ chức các hoạt động tham vấn giữa GVCN các trường, các phương pháp: Trao đổi trực tiếp cá nhân; Trao đổi qua internet; Tham vấn nhóm; Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm; Trình bày chuyên đề cho cả lớp được GVCN trường chuyên tổ chức thường xuyên hơn (p<0,05).
Qua phỏng vấn sâu với GVCN chúng tôi ghi nhận những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp hướng nghiệp. Đối với phương pháp trao đổi trực tiếp cá nhân chúng tôi ghi nhận những ý kiến sau:
“Đa phần là HS đến hỏi trực tiếp về những khó khăn và chúng tôi có thể chia sẻ với các em và giúp các em giải tỏa những khó khăn đó. Bên cạnh đó, em nào ngại không dám hỏi thì các em hỏi qua Zalo hoặc đôi khi cũng gửi mail cho tôi, còn lại các hình thức khác thì rất ít khi thực hiện. Mà hầu như là chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho các em còn phụ huynh thì hầu như không quan tâm hoặc không thể trao đổi với họ được” (Cô T.T.D., trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt)
“Phương pháp em hay dùng nhất là giới thiệu các ngành nghề liên quan đến môn mình dạy là môn sinh học. Các em hiện nay chỉ nghĩ là môn Sinh là môn thuộc khối B chu yếu là thi vào các ngành Y Dược nhưng thật ra còn các ngành như công nghệ hóa sinh, thực phẩm cũng có nhiều việc làm, do đó khi giảng dạy em vẫn hay giới thiệu các nghề liên quan đến môn sinh học cho các em có thêm góc nhìn” (Cô N.V. A., trường THPT Phó Cơ Điều)
Phương pháp trao đổi trực tiếp với học sinh là một phương pháp phổ biến tại trường chuyên, tuy nhiên lại không được áp dụng nhiều tại trường không chuyên. Thông qua phỏng vấn sâu, chúng tôi ghi nhận khó khăn của GVCN khi áp dụng phương pháo này. Một GV đã trao đổi như sau:
“Nói chuyện trực tiếp với các em mình dễ dàng hiểu được định hướng, lựa chọn cua các em. Tuy nhiên mình cũng gặp nhiều khó khăn do không có kiến thức về nghề mà các em nói tới, ngoài ra đôi khi mình cũng không biết về phương pháp đánh giá các em. Mình không nắm được cụ thể các em có năng lực thế nào, các em có cá tính ra sao và các yếu tố đó phù hợp với nghề nào” (Thầy N.M.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).
Bảng 3.3. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp mà học sinh ưu tiên lựa chọn
STT Hình thức hướng nghiệp Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Rất thường xuyên (5) 1 Trao đổi trực tiếp cá nhân 0 8,8 22,6 36,5 32,1 3,92 0,95 2 Trao đổi qua
điện thoại 19,7 47,4 23,4 9,5 0 2,23 0,87 3 Trao đổi qua
internet 8,8 27,7 28,5 15,3 19,7 3,09 1,25 4 Tham vấn nhóm 21,9 40,9 13,9 4,4 18,9 2,58 1,39 5
Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học
5,1 20,4 28,5 14,6 31,4 3,47 1,27
6
Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm 11,7 29,9 18,3 15,3 24,8 3,12 1,38 7 Trình bày chuyên đề cho cả lớp 21,9 40,9 13,9 2,9 20,4 2,62 1,39 8 Thông qua phụ huynh 21,9 40,1 13,9 5,1 19 2,59 1,39 Trong số những hoạt động hướng nghiệp, “Trao đổi trực tiếp cá nhân” là hoạt động được học sinh ưu tiên lựa chọn nhiều nhất với 36,5% đánh giá ở mức thường xuyên và 32,1% ở mức rất thường xuyên. Bên cạnh đó hoạt động “Lồng ghép vào nội dung bài giảng trên lớp” cũng được các em lựa chọn nhiều với 31,4% ở mức 5.
Giáo viên Học sinh p=0,3 0p6=0,6 12 3.92 p=0,001 22..2238 2.5 01 3.30.926 2.61 3.12p=0,003 3.34.75p9=0,4 2.58p=0,0 p=0,001 p=0,675 2.59 2.25.62 1.97 Thông qua phụ huynh Trình bày chuyên đề cho cả lớp Lồng ghép vào n i dung sinh hoạtô chủ nhiệm Lồng ghép vào n i dung giảng dạy mônô học Tham vấn nhóm Trao đổi qua internet Trao đổi qua điện thoại Trao đổi trực tiếp cá nhân
Các hình thức tư vấn hướng nghiệp
Trong khi đó “Trao đổi qua điện thoại” không được đánh giá cao khi không có HS nào đánh giá ở mức 5 và chỉ có 9,5% đánh giá ở mức 4. Kế đến là “Tham vấn nhóm” và “Tham vấn qua phụ huynh” chỉ có 19% lựa chọn mức 5.
Khi phỏng vấn chúng tôi nhận thấy HS có nhu cầu được tư vấn riêng vì không muốn bạn bè, người thân biết được. Thông qua phỏng vấn, các em HS đã chia sẻ như sau: “Em muốn làm nghề về thời trang nhưng khi chia sẻ với gia đình thì thường bố mẹ không đồng ý, nên em cũng không nói nữa. Chắc là em sẽ thi vào ngành kinh doanh nào đó như gia đình gợi ý” (HS L.T.T.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).
Biểu đồ 3.1. So sánh về lựa chọn hình thức tổ chức hướng nghiệp giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh
Có sự khác biệt về việc lựa chọn hình thức và tần suất tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở HS và GVCN. Học sinh có điểm ưu tiên trong các hình thức tổ chức như “Thông qua phụ huynh”, “Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm” và “Trao đổi trực tiếp cá nhân” cao hơn GVCN và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa GVCN và HS về mức độ ưu tiên trong các hình thức hướng nghiệp như “Trình bày chuyên đề
cho cả lớp”, “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học”, “Trao đổi qua internet” và “Trao đổi qua điện thoại”.