CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục đích nghiên cứu
Nhằm thu thập dữ liệu định lượng về thực trạng nhận thức và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở và căn cứ thiết kế bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với một số lượng có thể lớn tại cùng một thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở đó sẽ dễ dàng xử lý các câu trả lời của khách thể, có thể rút ra các kết luận với độ tin cậy cao. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở tổng hợp lý luận và nghiên cứu nhận thức về bạn là người đồng tính; các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đối với người đồng tính của các tác giả trên thế giới và các nghiên cứu của Việt Nam, đặc biệt là dựa trên các thang đo lường nhận thức đối với đồng tính của các nước trên thế giới .
Nội dung và cấu trúc:
Nội dung: Đánh giá của khách thể về nhận thức với người đồng tính được thể hiện ở 3 thành tố: Các biểu hiện của nhận thức thông qua các đặc điểm về tri giác như đặc điểm các ăn mặc, đặc điểm về ngơn ngữ cơ thể, đặc điểm về giọng nói hay đặc điểm về khn mặt ngồi ra cịn có đặc điểm về tư duy bao gồm khuôn mẫu và niềm tin về bạn là người đồng giới. Các thành tố này thể hiện ở việc các học sinh đưa ra những nhận định, quan điểm cá nhân. Bảng hỏi cũng bao gồm các mục để xác định các yêu tố ảnh hưởng, hay các trải nghiệm tiếp xúc với bạn là người đồng tính của học sinh.
Cấu trúc bảng hỏi
Phần A: Thu thập thông tin cá nhân của khách thể, như độ tuổi, giới tính, tơn giáo, số lượng bạn đồng tính…
Phần B: Nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Bình thường; 4: Khơng đồng ý; 5: Rất không đồng ý.
Phần C: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Hồn tồn khơng đúng/ Khơng bao giờ; 2: Phần nào không đúng/ Hiếm khi; 3: Không rõ/ Thỉnh thoảng; 4: Đúng phần nào/ Thường xuyên; 5: Hoàn toàn đúng/ Rất thường xuyên.
Phần D: Thái độ và hành vi của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Bình thường; 4: Khơng đồng ý; 5: Rất không đồng ý.
Bảng 2.2. Độ tin cậy các thang đo trong nghiên cứu
STT Thang đo Số item Hệ số Cronbach’s Alpha
1 Nhận thức về bạn là người đồng tính 37 0,739 2 Thang đo tính cách Big 5 15 0,729 3 Mức độ tiếp xúc với bạn là người đồng tính 8 0,739 4 Các yếu tố ảnh hưởng khác 19 0,705 5 Thái độ với bạn là người đồng tính 22 0,732 6 Hành vi với bạn là người đồng tính 10 0,731
Như vậy, hệ số Cronbach alpha của tất cả các thang đo đều cao hơn 0,7 cho thấy độ tin cậy của công cụ bảng hỏi trong nghiên cứu.
Cách phân khoảng thang đo
Cách đánh giá và phân loại: Theo định lý giới hạn trung tâm, việc phân loại các mức độ nhận thức được xác định căn cứ vào điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn của phân bố két quả thu được (ĐTB±SD), để chia làm 3 mức độ là: nhận thức
ở mức thấp, nhận thức ở mức trung bình (bình thường) và nhận thức ở mức cao. Cơng thức được tính như sau:
1<X<M-1SD
M-1SD<X<M+1SD M+1SD<X<5
Với điểm trung bình và độ lệch chuẩn của nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính lần lượt là M= 3,1; SD=1,06, ta có điểm quy đổi như sau:
1<X<2,04 = Nhận thức ở mức thấp
2,04<X<4,16 = Nhận thức ở mức trung bình 4,16<X<5,0 = Nhận thức ở mức cao