Khái niệm sinh viên y khoa

Một phần của tài liệu luanvan_PhanThiHoaiYen_2019_TLH (Trang 28 - 31)

Đại học Y Dược TP. HCM là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và góp phần vào việc nâng cao nền y dược học Việt Nam.

Hiện nay các đại học Y trong cả nước đào tạo 2 hệ chính là 2 hệ bác sĩ 6 năm và hệ cử nhân 4 năm học. Các ngành đào tạo chính bao gồm:

Sinh viên khoa Y (bác sĩ đa khoa)

Bác sĩ đa khoa là một trong những ngành lấy điểm chuẩn cao nhất trong khối ngành y, dược nói riêng và các ngành thi ĐH-CĐ nói chung. Chuyên

ngành Bác sĩ đa khoa có chương trình đào tạo 6 năm, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về y học lâm sàng và cộng đồng. Với chương trình đào tạo toàn diện, sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành bác sĩ đa khoa có khả năng khám và chữa bệnh ở các cơ sở y tế; điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà; thực hiện công tác phòng bệnh và giáo dục sức khỏe; tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các bệnh viện, các cơ sở y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Sau khi tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa, nếu có nhu cầu chọn đi theo chuyên khoa nào thì SV cần học thêm 1-2 năm (học Bác sĩ nội trú) tại các bệnh viện, sau đó người học có thể học nâng cao chuyên ngành (BSCK cấp I hoặc cao học) tùy theo bằng cấp và yêu cầu của chuyên ngành

Sinh viên khoa Y học cổ truyền (bác sĩ y học cổ truyền)

Chuyên ngành Bác sĩ y học cổ truyền có chương trình đào tạo 6 năm, được đào tạo chuyên sâu về sử dụng thuốc Bắc, thuốc Nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh. Sinh viên học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền ngoài các kiến thức đại cương sinh viên còn được nghiên cứu chuyên sâu về Y học cổ truyền: Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyên); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…). Sinh viên sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm

sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Sinh viên Kỹ thuật y học (cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật viên)

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật y học 4 năm, có các trường phân chia thành các chuyên ngành như: xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh, vật lý trị liệu. Ngoài các kiến thức chung của khối ngành y, dược; người học được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: giải phẫu bệnh, huyết học cơ bản, huyết học tế bào, ký sinh trùng, đông máu, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, gây mê hồi sức, xét nghiệm, vật lý trị liệu, X-quang. Tùy thuộc vào hệ đào tạo mà có thời gian đào tạo khác nhau, thời gian đào tạo trong các trường đại học cấp bằng cử nhân điều dưỡng là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân điều dưỡng có các kỹ năng: Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh; thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại các cơ sở y tế điều trị; xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng tại các cơ sở y tế điều trị; làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế; áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho nhân dân; tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.

Sinh viên Y tế công cộng (cử nhân y tế công cộng)

Thời gian đào tạo là 4 năm, hệ cử nhân. Chương trình đào tạo gồm: theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ, giám sát dịch tễ học, phòng ngừa và kiểm soát dịch, xây dựng chính sách và kế hoạch y tế công cộng, quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng, quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe công cộng. Phát triển nguồn nhân lực và

lập kế hoạch trong y tế công cộng, tăng cường sức khỏe, sự tham gia của xã hội trong công tác chăm sóc sức khỏe và làm cho người dân có ý thức thực hiện được đó là quyền lợi của mình, đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng, nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng mang tính chất đổi mới. Sau khi tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng có thể làm việc ở các cơ quan liên quan đến sức khỏe: Các cơ quan ở bộ y tế: Viện y tế công cộng, Viện Paster, Viện Dịch tễ …; ở Tỉnh: Sở y tế, Các trung tâm về sức khỏe, Cục dân số, Trung tâm phòng chống HIV, Trung tâm Y tế dự phòng, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục y tế dự phòng. Ở Huyện là: Trung tâm y tế, Đội y tế dự phòng. Ngoài các cơ quan nhà nươc thì có các tổ chức NGO (Tổ chức phi chính phủ): Pathfinder, Save the children, World vision …

Sinh viên Dược (Dược sĩ)

Thời gian đào tạo là 5 năm, dược sĩ có kiến thức chuyên môn dược học cơ bản dựa trên những tiến bộ khoa học công nghệ dược bao gồm các hoạt động nghiên cứu phát triển thuốc, sản xuất nguyên liệu hoá dược, sinh học và dược liệu dùng làm thuốc, kỹ thuật và công nghệ bào chế các dạng thuốc thông thường, dược liệu và dược cổ truyền, quản lý và cung ứng thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng an toàn hiệu quả cho nhân viên y tế và người bệnh.

Một phần của tài liệu luanvan_PhanThiHoaiYen_2019_TLH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)