Đánh giá chung về thực trạng sử dụng liệu pháp nhận thức – hành

Một phần của tài liệu luanvan_HoangVietHa_2019_TLH (Trang 77 - 93)

cho bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kết quả đánh giá định lượng qua trắc nghiệm Hamilton và kết quả phân tích trường hợp lâm sàng cho thấy liệu pháp nhận thức – hành vi có hiệu quả rõ rệt trong điều trị trầm cảm cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Những kết quả này là cơ sở quan trọng để phổ biến rộng rãi hơn việc sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi trong điều trị cho bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội nói riêng và các bệnh viện khác nói chung.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 trình bày thực trạng sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi cho bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Kết quả so sánh định lượng cho thấy bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp (sử dụng kết hợp trị liệu hóa dược và liệu pháp nhận thức - hành vi) có cải thiện rõ rệt về triệu chứng trầm cảm so với bệnh nhân thuộc nhóm chứng (chỉ sử dụng trị liệu hóa dược). Kết quả phân tích trường hợp điển hình cho thấy việc sử dụng trị liệu nhận thức – hành vi đã giúp bệnh nhân trầm cảm cải thiện tình trạng bệnh, đạt được các mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình trị liệu. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi cho bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả 2 yếu tố đề xuất là giới tính và trình độ học vấn của bệnh nhân không ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp lý luận về rối loạn trầm cảm và phương thức trị liệu, luận văn xây dựng mô hình trị nhận thức hành vi cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm.Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kết luận như sau:

Việc bệnh nhân tuân thủ trị liệu là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nhanh triệu chứng trầm cảm cho bệnh nhân:

- Các triệu chứng đặc trưng như cảm giác buồn chán, mất quan tâm, hứng thú, mệt mỏi giảm nhanh đối với những bệnh nhân tuân thủ trị liệu và lịch trình mà nhà trị liệu xây dựng.

- Các triệu chứng về nhận thức như ý tưởng tự ti, không xứng đáng, bi quan về tương lai, giảm tự tin cũng giảm nhanh hơn so với những bệnh nhân khác.

- Thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton của những bệnh nhân tuân thủ trị liệu cũng giảm nhanh so với những bệnh nhân không tuân thủ trị liệu.

Tuân thủ trị liệu sẽ đạt kết quả cao trong quá trình trị liệu là vì bệnh nhân sẽ tiếp thu toàn diện những nội dung cơ bản của từng buổi trị liệu, học được các kỹ năng thay đổi suy nghĩ hợp lý hơn, sẽ tham gia các hoạt động để tạo hứng thú cho nên họ sẽ giảm buồn chán và các triệu chứng trầm cảm cũng giảm nhanh hơn so với những bệnh nhân dùng thuốc nhưng bỏ giữa chừng trị liệu hoặc tham gia không đầy đủ các buổi trị liệu.

Liệu pháp nhận thức hành vi sẽ được áp dụng không như nhau với những trường hợp bệnh nhân khác nhau. Những trường hợp bệnh nhân trầm cảm chủ yếu do những suy nghĩ tiêu cực gây nên thì chúng tôi sẽ ưu tiên dùng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức bên cạnh đó kỹ thuật hoạt hóa hành vi sẽ hiệu quả hỗ trợ để giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm. Ngược lại, với những trường hợp bệnh nhân trầm cảm do không hoạt động gây nên thì chúng tôi sẽ

dùng ưu tiên kỹ thuật hoạt hóa hành vi.Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà có cách trị liệu nhận thức hành vi phù hợp.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả điều trị trầm cảm cho bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cần nên cho bệnh nhân trị liệu tích cực bằng liệu pháp nhận thức hành vi, cần tạo ra nhiều hoạt động khuyến khích bệnh nhân tham gia. Việc bệnh nhân ngồi một chỗ, nằm ngủ nhiều sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy chán nản và mệt mỏi hơn.

Liệu pháp nhận thức hành vi nên áp dụng một cách linh hoạt cho từng đối tượng. Các bài tập cần được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, minh họa sinh động giúp cho bệnh nhân có hứng thú để thực hành. Nhà trị liệu cần phải có kiến thức về trị liệu, hiểu bản chất của liệu pháp nhận thức hành vi, có kỹ năng tư vấn, trò chuyện để việc trị liệu có hiệu quả hơn.

Việc trị liệu nhận thức hành vi đòi hỏi cần có phòng riêng yên tĩnh, sạch sẽ, kín đáo để đảm bảo cho bệnh nhân cảm thấy tin tưởng và yên tâm trị liệu. Nên tập huấn về liệu pháp nhận thức hành vi cho các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, cán bộ tâm lý để có thể áp dụng rộng rãi trong điều trị trầm cảm.

Việc điều trị trầm cảm ở bệnh viện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tâm lý, các bác sĩ và gia đình bệnh nhân để có thể giúp bệnh nhân có sự tuân thủ trị liệu để vượt qua trầm cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Trần Hữu Bình (2008), “Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc bệnh thực thể”, Tạp chí Y học lâm sàng, tr.15-19.

2. Bộ môn tâm thần và tâm lý y học (2005), “Rối loạn cảm xúc”, Bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 215-252.

3. Bộ Y tế (2008), “Tài liệu số 16 – Phục hồi chức năng tâm thần dựa vào cộng đồng”, Bộ Y tế, 16, tr. 3-14

4. Trần Văn Cường (2011), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”, Tạp chí Y học thực hành, tr. 1-13.

5. Nguyễn Bá Đạt (2002), “Bước vào con đường nghiên cứu trị liệu tâm lý đối với rối loạn trầm cảm”, tạp chí tâm lý học (11), tr 37

6. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008), “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tr. 87-91.

7. Trần Thị Thu Hằng( 2011), Một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm, Luận án tiến sĩ tâm lý.

8. Ngô Gia Hy (2005), “Từ điển bách khoa Y học Anh - Việt”. NXB Y học,

9. Nguyễn Công Khanh (2000), “ Tâm trị liệu ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr 31-32

10. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm (1991), Rối loạn trầm cảm, Bách khoa thư bệnh học tập 1, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam

11. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội

12. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái và Ngô Xuân Diệp (2016),

Phụ nữ sau sinh rối nhiễu tâm lý và các biện pháp hỗ trợ, NXB ĐHQGHN

13. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học thực hành, Số 5

14. Lương Bạch Lan (2009), “Tỷ lệ và yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, (13) tr. 1-5.

15. Trần Viết Nghị (2004), “Nghiên cứu dịch tễ - lâm sàng rối loạn trầm cảm tới một số quần thể cộng đồng”, Hội thảo quốc gia Chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử, tr. 76-83.

16. Hồ Ngọc Quỳnh (2010), “Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh viên điều dưỡng tại đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh ( 14) tr. 95-100.

17. Hội khoa học Tâm lí –Giáo dục Việt Nam,Thực trạng rối loạn lo âu

học sinh lớp 9, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe tình thần”, 2008.

18. Nguyễn Viết Thêm, Trần Viết Nghị, Lã Thị Bưởi Và CS (2001).

Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số quần thể cộng đồng”. Nội san Tâm thần học Hà Nội,Tr 19-23

19. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học thực hành, Số 5,

TIẾNG ANH

20. Curwen B.,Pallmer S.,Ruddell P (2004), Brief Cognitiver Behaviour Therapy, SAGE puplications, London.

21. Delgado P. L., Monero F.A. (2006), “ Neurochemistry of mood disorders ”, Textbook of mood disorders, vol 1, Edited by D.J. Stain, D.J. Kufer and A.F. Schatzberg, American Psychiatric phublicshing, Inc, Washington DC.

22. Derek R. Hopko, Ph.D, Behavioural Activation Treatment for

Depression (2009), VerbalBehaviour- consultants, www.verbal-

behaviour consultants.com

23. Egede Leonard E., Charles Ellis (2010), “Diabetes and depression: Global perspectives”, Diabetes Research and Clinical Practice, 87, (3), pp. 302-312.

24. Fava G. A., Ruini C. et al (2004), “Six – Year Outcome of Cognitive Behavior Therapy for Prevention of Recurren Depression”, Am J Psychiatry, tr 1872-1876

25. Fava G. A., Grandi S, et al (1996). “Four- year Outcome for Cognitive Behavioral Treatment of Residual Symptoms in Major Depression”, Am J Psychiatry

26. Friedman E. S., Thase M.E (2006). “Cognitive – Behavioural Therapy

for Depression and Dysthymia” Textbook of mood disorders, Edited by D.J. Stain, D.J. Kuferand and A.F. Schatzberg, vol 2, American Psychiatric publicshing, Inc, Washington DC.

27. Froggatt Wayne (2006). “A Brief in troduction to Cognitive Behavioral

therapy, stortford Lodge”, Newzealand.

28. Gloaguen V., Cottraux V, Coucher J , Coucherat M et al (1998),A meta - analysis of the effects of Cognitive” Behavioural Therapy in post s depression Patiens

29. Hollon S. D., and Kendall P. C. (1980). “Cognnitive therapy and phamrmacotherapy for depression singly and in combition”, Arch Gen Psychiatry, 49: 774- 781

30. Laura A. Pratt, Debra J. Brody. (2008), “Depression in the United States household population”, 2005–2006, NCSH Brief, 7, pp. 1-8.

31. Loosen P. T., Jonh L. B, (2008). “Mood Disorders”, Current Diagnosis and Treatment in Psychiatry, Edited by M. H. Ebert, P. T. Loosen and Barry nourcombe, second edition, McGraw- Hill Internatianal editions, 304- 349.

32. Madaan V., Daniel. R. Wilson (2009). “Neuropeptids and relevance in treatment of depression and anxiety disoeders”, Drug new perspect, 22

(6), 319 – 324.

33. Mann J. J., Stanley M., Mc Bride B. A., Mcewen P. S. (1986).

Increased serotonin 2 and beta adrenergic receptor binding in frontal cortices of suicide victims”, Arch Gen Psychiatry, 43: 954- 959.

34. Meyer J., Mc Neely HE, Sagrati S, et al. (2006). “Elevated putanmen D (2) receptor binding potential in major depression with motor retardiation: an [11C] raclopride positron emission study”, Am J Psychiatry, 163 (9): 1594- 1602.

35. Miranda J., Woo S et al (2006). “Group member Guidebook “Thuoght, activities, people and your mood, California, USA.” Munoz R. F., Ippen C. G et al (2000). Mannual for group cognitive- Behavioural Therapy of Major Depression, University of California, San Francisco.

36. Nancy A. B. (1996). “Mood Disoeders”, NMS Psychiatry, Edited by Joshur. T. Thornhill, Wiliams and Wilkins.

37. Ostacher M. J., Huffman J., Perlis. R, Nierenberg A.A, (2006).

“Evidence- based Pharmacotherapy of Major Depressive Disorder”, Autralian and New Zealand Journal of psychiatry, 33: 70-76.

38. Pikhart H., M. Bobak, A. Pajak, S. Malyutina, R. Kubinova, et al. (2004), “Psychosocial factors at work and depression in three countries of central and Eastern Europe”, Soc Sci Med, (8), pp. 1475-1482.

39. Robison D. S. (2007). “The Role of Dopamin and Norepinephrin inDepression”, Primary Psychiatry; 14 (5): 21- 23.

40. Rossello’ J., Bernal G (2007). “Treatment Manual for cognitive behavioral therapy for depression”, University of Puerto Rico, Rio Piedras.

41. Sacdock B. J., Sadock V.A (2004), “Mood Disorders”, Concise Textbook of Clinical Psychiatry, Lippincott Williams and Wilkins.

42. Sacdock B. J., Sadock V.A (2003), “Mood Disorders”, Comprehensive

of Clinical Psychiatry, Seventh Edition on CD- ROM, Lippincott Williams and Wilkins

43. Sadock B. J., Sadock V. A (2004). “Mood Disorders”, Comprehensive textbook of Clinical psychiatry, Lippincott Wiiliams and Wilkins.

44. Sadock B. J., Sadock V. A (2003). “Monoamine Neurotransmitters”, Kaplan & Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry, Seventh Edition on CD- ROM, Lippincott Williams and Wilkins.

45. Sadock B. J., Sadock V. A (2003). “Neuropeptids: biology and

regulation”. Kaplan & Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry, Seventh Edition on CD- ROM, Lippincott Williams and Wilkins.

46. Thase M. E., Simon A. D, Mc Geary J, et al. (1992). “Relapse After Cognitive Behavior Therapy of Depression: Prtential Implications for Longer Courses of Treatment”, Am j Psychiatry 149:8

47. Werner F. – M. and Covenas R (2010). “Classical Neurontransmitters and Neuronpeptids Involved in Major Depression: a Review”.

International Journal of Neuronscience, 120 (7): 455- 470

48. Wolkowitz O. M., V. I (2002). “Neurotrasmitters, neurosteroids and

neurontrophine: a new models of the pathophysiology and treatment of depression” Word Journal of Biological psychiatry, Vol. 4, No. 3, p 98- 102.

49. WHO (1992), The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Diagnostic criteria for research, Geneva,

50. Wright J. H. (2006). “Cognitive Behaviour Therapy: Basic principles and recent advances”. Focus psychiatry, vol. 4, No

51. WHO (1992), The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Diagnostic criteria for research, Geneva.

52. Wright J. H. (2006). “Cognitive Behaviour Therapy: Basic principles and recent advances”. Focus psychiatry, vol. 4, No

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU

Tôi tên là: ...Tuổi... Giới tính... Địa chỉ:... Số điện thoại:...

Sau khi được nghiên cứu viên giải thích về các phương pháp điều trị và mục đích nghiên cứu của đề tài “Nhận xét hiệu quả sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi can thiệp ở bệnh nhân có rối loạn trầm cảm cho bệnh nhân ngoại trú ở bệnh viện Tâm thần Hà Nội ”, tôi tự nguyện tham gia vào quá trình nghiên cứu này.

Trong quá trình nghiên cứu, mọi thông tin của tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của tôi. Tôi cũng có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào và vì bất kỳ lí do gì mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào.

Hà Nội , ngày tháng năm

Người tham gia nghiên cứu

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

Mã người bệnh:………Số phòng khám:……… Ngày khám, thu thập số liệu lần đầu :…...…/……/………

Ngày khám, thu thập số liệu lần cuối:.……/……/………..

1. HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên bệnh nhân:……… ……… 2.Ngày sinh.: .../.../... Tuổi:………

3.Giới: 1. Nữ 2. Nam

4.Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác ... 5.Tôn giáo: 1. Phật giáo 2. Thiên chúa giáo 3. Khác...

6.Nơi cư trú: 1. Thành thị 2. Nông thôn 3. Khác...

7. Trình độ văn hoá: 1. THPT 2. Đại học & sau đại học

8. Nghề nghiệp: 1.Nông dân 

2.Công nhân 

3.Cán bộ, viên chức 4.HS – SV

5. Nghề khác...

9. Tình trạng hôn nhân: 1.Độc thân 2.Kết hôn 3.Ly hôn

10. Người cung cấp thông tin: 

1.Bệnh nhân 

2. Người nhà 3.Khác...

Họ tên...Số điện thoại:...

2. CHẨN ĐOÁN, SANG CHẤN TÂM LÝ, ĐIỀU TRỊ.

11. Chẩn đoán XĐ:. 1.F32 2.F33

12. Thời gian bị bệnh, thời gian bắt đầu bị trầm cảm và điều trị: + Năm: ………… Số năm bị bệnh:……….

13.Có yếu tố sang chấn tâm lý: Không Có 14.Điều trị.

+ Năm bắt đầu điều trị:……… số năm điều trị:……….. + Phương pháp điều trị:

Hóa dược Trị liệu tâm lý:………... Hóa dược + trị liệu tâm lý:……….

3. MỨC ĐỘ TRẦM CẢM, TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM THEO THỜI GIAN.

Nhóm điều trị hóa dược Nhóm điều trị hóa dược + CBT

3.1. Giai đoạn T0 (trước can thiệp).

+ Mức độ trầm cảm: Nhẹ Vừa Nặng

+Triệu chứng trầm cảm: tổng số triệu chứng chủ yếu và phổ biến:……….. - Triệu chứng chủ yếu: 1.Giảm khí sắc 2.Giảm quan tâm thích thú 3.Giảm năng lượng

3.Ý tưởng bị tội và không xứng đáng 4.Nhìn tương lai ảm đạm bi quan 5.Ý tưởng, hành vi tự hủy hoại thân thể hoặc TS 6.Rối loạn giấc ngủ 7.Ăn ít ngon miệng.

- Triệu chứng cơ thể: 1.Sút cân 2.Mất dục năng 3.Giảm trí nhớ

- Triệu chứng loạn thần: 1.Ảo giác 2.Hoang tưởng 3.Sững sờ trầm cảm.

+Điểm trắc nghiệm tâm lý:

HAM-D:………..…. HAM-A:………..SF36:……….

3.2. Giai đoạn T1(sau … lần can thiệp).

Một phần của tài liệu luanvan_HoangVietHa_2019_TLH (Trang 77 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w