TIỂU KẾT CHƯƠN GI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc của luận án

1.4 TIỂU KẾT CHƯƠN GI

Từ các công trình liên quan đến vấn đề tác động của địa hình, KKL đến XTNĐ có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về cấu trúc đối xứng của bão được công bố, trong đó đặc biệt là cấu trúc thành mắt bão đồng tâm, cấu trúc các dải mây, cấu trúc trường nhiệt, ẩm, vận tốc gió cực đại, khí áp cực tiểu trong bão tuy nhiên các lý thuyết được công bố còn chưa có sự đồng thuận cao. Một câu hỏi nghiên cứu đã và đang được các nhà khoa học quan tâm là cấu trúc của bão chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khí quyển bên ngoài (ví dụ như tương tác với các nhân tố bề mặt hoặc các hệ thống thời tiết lân cận) và bởi sự bất ổn định nội tại, bên trong của bão ở mức độ nào.

- Các nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình số để mô phỏng tác động của địa hình đến quỹ đạo bão bao gồm các nghiên cứu sử dụng địa hình thực và các nghiên cứu thực nghiệm lý tưởng hóa. Mô phỏng bằng mô hình số với các thiết kế lý tưởng hóa khác nhau sử dụng trong các nghiên cứu này đã cung cấp thêm những kiến thức về những thay đổi do địa hình gây ra đối với sự di chuyển của bão.

- Hầu hết các tác giả đều đề cập đến sự xuất hiện của KKL ở vĩ độ thấp trong mùa Đông và mùa Hè, có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển, chuyển hướng của XTNĐ, cũng như sự biến tính của xoáy thuận ngoại nhiệt đới;

- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích thống kê sy nốp, và phân tích ảnh mây vệ tinh với các yếu tố nhiệt ẩm. Những năm gần đây, bằng

phương pháp sử dụng mô hình số trị các tác giả đã nghiên cứu quá trình ảnh hưởng của KKL đến XTNĐ, chủ yếu là sự chuyển hóa thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới ở vùng vĩ độ trung bình.

- Các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các phương pháp thống kê, cài xoáy, nuôi nhiễu, đồng hóa số liệu, phát triển hệ thống dự báo tổ hợp để dự báo quỹ đạo bão. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trước đây đề cập tới ảnh hưởng địa hình và gió mùa tới bão, chưa có nghiên cứu đầy đủ, sâu về về cơ chế của các ảnh hưởng này. Do vậy nghiên cứu này sử dụng các nguồn số liệu quan trắc kết hợp mô phỏng mô hình số để nghiên cứu và giải thích sâu hơn về: (1) ảnh hưởng của địa hình và KKL tới cấu trúc bão trong điều kiện gió mùa mùa đông và (2) trên cơ sở sản phẩm mô phỏng cấu trúc bão bằng mô hình số, giải thích cơ chế nào ảnh hưởng của địa hình, KKL tới cấu trúc bão trên Biển Đông.

CHƯƠNG 2

SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w