Phương pháp Sy nốp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 62)

b) Phương pháp dịch chuyển xoáy

2.2.2 Phương pháp Sy nốp

Để nghiên cứu ảnh hưởng của KKL đến bão, đầu tiên cần đưa ra chỉ tiêu nhằm xác định một cơn bão chịu ảnh hưởng của KKL. Có nhiều phương pháp để xây dựng chỉ tiêu được các tác giả trong và ngoài nước đưa ra như: sử dụng phương pháp phân tích thống kê Sy nốp, phương pháp sử dụng ảnh mây vệ tinh, phân tích trường áp và trường đường dòng. Tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của luận án, NCS đã lựa chọn xây dựng chỉ tiêu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê Sy nốp, phân tích trường áp và trường đường dòng. Dựa trên tập số liệu quan trắc bão trên khu vực Biển Đông và hoạt động của KKL từ tháng 9 đến tháng 12 giai đoạn nghiên cứu, kết hợp với việc phân tích trường áp và trường đường dòng chọn ra những cơn bão trên Biển Đông có thời gian hoạt động trùng hoặc gần trùng với thời gian hoạt động của KKL, sau đó kiểm tra lại bằng việc phân tích trường áp và trường đường dòng trên các mực mặt đất và 925mb, từ đó xác định được những cơn bão chịu ảnh hưởng của KKL.

Tiêu chí để lựa chọn một cơn bão có tương tác với KKL sử dụng trong luận án này nếu thỏa mãn hai tiêu chí: (1) cơn bão phải hoạt động trong giai đoạn hoạt động mạnh của gió mùa mùa đông (tháng 9 đến tháng 12); (2) trong thời gian cơn bão hoạt động, tồn tại ít nhất một lần tâm bão có khoảng cách tới đường đẳng áp mực biển 1020 hPa nhỏ hơn 300 km. Giá trị 300km được lựa chọn nhằm đảm bảo hoàn lưu xoáy bão có phần chung với vùng lưỡi lạnh của KKL. Thực tế cho thấy bán kính xoáy bão (xác định là bán kính đường đẳng áp khép kín ngoài cùng hoặc bán kính gió 15 m/s) thường giao động từ 400 km tới 600 km.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w