Bệnh về hệ thần kinh, vận động

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình quản lí, chăm sóc, khám chữa bệnh cho chó đến tại phòng khám thú y sunny pet, sông công, thái nguyên (Trang 32 - 40)

2.3.5.1. Bệnh Care

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [14], Bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Do virus thuộc nhóm Paramyxo virus. Nó xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, virus nhân lên ở các mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu…

Triệu chứng chủ yếu

Bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê. Viêm đường hô hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm…

Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khô lại.

Gan bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám.

Khi nặng lên có các triệu chứng thần kinh như miệng nhai liên tục, cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong không

khí. Giai đoạn này thường rất khó chữa.

Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

Sau khi kiểm tra thân nhiệt và tình hình sức khỏe con vật. Sử dụng que test care để xác định con vật có mắc bệnh hay không khi xuất hiện những triệu chứng cơ bản.

Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.

Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân do virus. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin,…

Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactat, Nacl 0,9%, Glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch Vitamin C. Dùng thuốc chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: Diosmectite, mem tiêu hóa,…

Nếu có triệu chứng thần kinh tiêm thuốc an thần, giảm co giật: anagil Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. Complex, Vitamin B1, B6, B12.

Cầm máu bằng Vitamin K.

Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày. Bệnh có thể dai dẳng, chuyển biến từ thể tiêu hóa sang hô hấp rồi đi vào thần kinh.

2.3.5.2. Bệnh viêm dây thần kinh Nguyên nhân

Do nhiều nguyên nhân gây ra, với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, lười vận động, có phản ứng đau, sốt, mệt mọi, ủ rũ.

Điều trị:

Tiêm Diclofenac, Dexamethasol.

2.3.5.3. Chứng bại liệt Nguyên nhân

Do nhiều nguyên nhân gây ra, do di chứng của bệnh, chấn thương, tiêm vào dây thần kinh, liệt sau đẻ, liệt do thiếu canxi, liệt do phong tà xâm nhập.

Điều trị: Châm cứu đơn thuần, châm cứu kết hợp với thuốc.

2.3.5.4. Chứng co giật động kinh Nguyên nhân

Di chứng của bệnh care, chấn thương ảnh hưởng vùng não bộ, chấn thương ảnh hưởng dây thần kinh.

Do viêm màng não. Với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, cơ thể rung giật, đi đứng siêu vẹo, kêu la, sợ sệt…

Điều trị:

Tiêm các thuốc an thần, giảm đau: Anagil, Acepromazine Maleate + atropin. Thuốc bổ thần kinh H5000 (B1, B6, B12).

2.3.5.5. Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa

Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [3], bị vài ngày sau khi sinh. Do chúng cho con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột.

Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41°C, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sốt giật canxi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không

bú được.

Điều trị:

Hạ nhiệt độ bằng cách chườm lạnh.

Truyền tĩnh mạch Canxi Chloride kết hợp truyền Vitamin C.

Truyền dịch: truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactat, Nacl 0,9%, Glucose 5% hoặc Glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch Vitamin C.

Cách ly chó mẹ với chó con, cho ăn thêm thức ăn có chứa Canxi.

Nhiều trường hợp chó con bị thiếu hụt Canxi gây hạ bàn, khó đi lại hay chân yếu đứng không vững. Ta có thể thường xuyên cho chó con tắm nắng, ăn nhiều thực phẩm chứa Canxi kèm theo có thể cho ăn viên canxi để tăng khả năng tự tổng hợp Canxi.

Ngoài việc đưa chó mèo đến khám chữa bệnh người dân còn mang chúng đến làm những dịch vụ khác:

Thiến chó, mèo đực

Thiến chó đực: Hay còn gọi là triệt sản, đây là một phương thức "de-

sex" ở chó nhằm mục đích hạn chế về việc sinh sản, giảm số lượng, đồng thời giảm tình trạng chó đực đi tìm cái. Phương pháp này được nhiều chủ nuôi lựa chọn cho thú cưng của mình.

Mục đích: Kéo dài tuổi thọ cho chó, giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư tinh hoàn, Tiết kiệm chi phí cho gia đình, Việc triệt sản còn có khả năng giảm thiểu số chó đực đi theo cái.

Cách thiến chó đực:

1.Gây mê và gây tê

 Kỹ thuật thiến chó đực là một phẫu thuật đơn giản nên không nhất định phải dùng gây mê (trừ trường hợp chó to, hung dữ cần bảo đảm an toàn cho người thực hiện).

 Trường hợp chỉ cần dùng phương pháp gây tê, sử dụng kỹ thuật gây tê dẫn truyền vào thừng dịch hoàn và gây tê thấm vào dưới da của dịch hoàn

nơi phẫu thuật.

 Thời gian phẫu thuật ngắn, nếu điều kiện cho phép, chỉ cần gây mê nông là đủ.

2.Cố định động vật

 Chó được cố định nằm ngửa, bốn chân được buộc kéo về bốn phía của bàn mổ.

3.Vệ sinh vùng phẫu thuật

 Phần bao dịch hoàn được cạo lông, rửa sạch và sát trùng cồn Iod 5% hoặc Povidone Iodine 5% cẩn thận trước khi tiến hành phẫu thuật.

4.Thực hiện phẫu thuật

 Kéo căng dịch hoàn về phía sau của con vật, dồn da của dịch hoàn xuống bên dưới sao cho mặt trên của dịch hoàn căng ra.

 Rạch một đường ở giữa 2 vách ngăn bao dịch hoàn cho tới lớp màng bọc chung, dung tay bóp mạnh cho dịch hoàn thoát ra khỏi bao dịch hoàn.

 Kéo thừng dịch hoàn ra một đoạn, tới đoạn thừng dịch hoàn nhỏ.  Dùng kim, chỉ khâu xuyên qua thừng dịch hoàn, vòng sợi chỉ 1 - 2 vòng xung quanh thừng dịch hoàn, thắt chặt lại nút số 8.

 Không được đâm kim vào mạch máu ở trong thừng dịch hoàn. Cắt thừng dịch hoàn và quan sát xem máu có chảy ra từ thiết diện cắt không. Nếu có máu chảy ra phải tiến hành thắt thêm một nút nữa ở trên.

 Sau khi máu dừng chảy dùng cồn Iod 5% hoặc Povidone Iodine 5% thấm vào thiết diện cắt và cắt ngắn đầu chỉ thừa, buông panh để thừng dịch hoàn co vào trong xoang bụng.

 Dịch hoàn bên cạnh làm tương tự.

Lưu ý: Khi rạch bao dịch hoàn chỉ nên rạch 1 đường ở giữa vách ngăn

bao dịch hoàn từ đó lấy dịch hoàn ra không nên rạch mỗi bên dịch hoàn 1 đường tránh gây thêm tổn thương cho con vật.

 Sát trùng lại toàn xoang bao dịch hoàn bằng cồn Iod 5% hoặc Povidone Iodine 5%, cho bột kìm khuẩn vào.

 Không nên khâu vết cắt ở bao dịch hoàn tránh hiện tượng tích dịch dẫn đến viêm, nhiễm trùng.

Hộ lý chăm sóc sau thiến chó đực:  Giữ gìn vệ sinh vết mổ tốt.

 Tiêm kháng sinh hậu phẫu cho chó trong vòng 3 - 5 ngày sau phẫu thuật tránh nhiễm trùng.

 Hàng ngày kiểm tra, theo dõi vết mổ.

 Cho ăn thịt heo, các loạt hạt, không cho ăn thịt bò, thịt gà và cá Thiến mèo đực:

- Với những người không am hiểu rõ về mèo sẽ cho rằng thiến mèo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Đặc biệt việc triệt sản mèo đực có tác động cực kỳ tốt đến sức khỏe của chúng

Tác dụng của việc thiến mèo:

- Kiểm soát được số lần mang thai ở mèo cái khác - Phòng chống bệnh

- Giảm khả năng lây bệnh ở mèo - Tránh mèo đi lạc

- Hạn chế việc làm ồn khi đến kỳ động dục Thiến mèo thời điểm nào tốt nhất?

Việc thiến diễn ra càng sớm thì càng giảm đau đớn và an toàn với chúng và không nên tự thiến tại nhà. Thời điểm lý tưởng nhất để triệt sản mèo đực là khi sáng tháng tuổi thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này về cơ bản các bộ phận sinh dục của chúng đều đã phát triển toàn diện và chưa tới thời kỳ động dục của chúng. Ở giai đoạn đang độc dục thì bạn tuyệt đối không nên đưa mèo đi

triệt sản. Vì lúc này mèo đực dễ bị xung huyết khi thiến. Nếu không cẩn thận, có thể mất máu dẫn đến tử vong. Do đó mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi triệt sản để đảm bảo sự an toàn.

Cách thiến mèo đực

- Cũng giống như ở chó Việc triệt sản ở đây có thể hiểu là cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn, nơi sản sinh ra tinh trùng ở mèo. Tinh hoàn là yếu tố chính gây nên những hành động thái quá của mèo đực vào thời kỳ động dục.

Sau khi cắt bỏ tinh hoàn, vết thương hở của chúng được sát trùng và may nhanh lại bằng chỉ y tế. Quá trình thiến này diễn ra khá đau đớn nên được dùng thuốc gây mê để giảm bớt đau đớn. sau khoảng 1 đến 2 tuần khi vết thương lành lại, bạn có thể đưa các mèo đến phòng khám để tháo chỉ.

Chăm sóc mèo sau khi triệt sản

Để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định sau khi triệt sản thì việc chăm sóc là đặc biệt cần thiết. Vậy những điều cần chú ý khi chăm sóc mèo đực:

 Nên để mèo tại phòng khám vài ngày để chắc chắn rằng không có sự cố nào xảy ra khi đưa về. Đồng thời việc ở lại phòng khám sẽ giúp các bác sĩ thú ý tiện quan sát và kiểm tra vết thương

 Khi đưa mèo về nhà, bạn nên nhốt trong lồng. Việc nhảy nhảy xung quanh có thể khiến mèo nhanh chóng mất sức và ảnh hưởng đến vết thương đấy.

 Tuyệt đối không cho liếm vết thương. Điều này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng hoặc hở miệng, thời gian lành sẽ lâu hơn. Để tránh hiện tượng này, bạn có thể đeo phễu chụp. Như vậy sẽ không thể liếm vết thương mỗi khi cảm thấy đau nữa.

 Sau một đến 2 tuần là miệng vết thương tương đối lành và khép. Lúc này bạn có thể đưa đến phòng khám thú y để cắt chỉ.

Triệt sản mèo cái

Triệt sản mèo cái là phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, mèo không còn khả năng tiết hooc môn, rụng trứng và sinh sản. Duy nhất chỉ có phẫu thuật, không có loại thuốc nào triệt sản mèo cái vĩnh viễn.

Mục đích:

1.Khống chế sinh sản ngoài ý muốn, mèo đẻ nhiều không quản lý được mèo con, không chăm sóc được tốt nếu chủ mèo bận rộn, nhà ở chật hẹp.

2.Kỳ động dục, mèo cái kêu la, gào thét tìm đực đêm hôm ảnh hưởng tới sức khỏe, mất trật tự, phiền toái cho xóm giềng.

3.Mèo cái tìm đực bỏ nhà ra đi, có thể xa tới bán kính 3 km dễ bị bấy, bắt trộm hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh Dại nguy hiểm cho con người nếu mèo không được tiêm vaccine phòng bệnh Dại.

4.Mèo đẻ liên tục ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng mèo mẹ, đặc biệt khi mèo đã già trên 6 tuổi.

Thời gian thích hợp để triệt sản

Nếu không có mục đích sinh sản, tốt nhất phẫu thuật triệt sản trước kỳ động dục đầu tiên (khoảng 6 tháng tuổi). Mèo con được 1 tháng tuổi đã biết ăn dặm nên mang mèo mẹ đi triệt sản.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng thực hiện

- Đối tượng: Chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y Sunny Pet, thành phố Sông Công.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình quản lí, chăm sóc, khám chữa bệnh cho chó đến tại phòng khám thú y sunny pet, sông công, thái nguyên (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)