KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình về biến động đất đai và những giải pháp quản lý sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long (Trang 37 - 39)

- Đất chưa sử dụng là 4,76 ha chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác đánh giá tình hình biến động về đất đai là một trong những nhiệm vụ có tính thường xuyên lâu dài của ngành Địa chính và quan trọng với một số ngành liên quan. Việc đánh giá tình hình biến động về đất đai phải được thực hiện thường xuyên, cập nhật, chỉnh lý liên tục những thông tin mới nhất về việc sử dụng đất trên địa bàn, giúp UBND huyện nắm được những thay đổi để phân bổ lại quỹ đất một cách hợp lý làm cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất.

Trong thời gian gần đây việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…, và nhiều vấn đề khác liên quan đến đất đai trở nên phức tạp, khó khăn; đi đôi với nó là kéo theo tình hình biến động về đất đai ngày một gia tăng.

Qua kết quả phân tích cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai trên địa bàn huyện Bình Tân. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã thực hiện theo quy trình các văn bản pháp lý quy định, các hồ sơ biến động đều được cập nhật, chỉnh lý kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc ghi nhận tài sản gắn liền với đất trên GCNQSDĐ còn một số vấn đề bất cập như: không thể hiện đúng hiện trạng thực tế của căn nhà, các trường hợp nhà vi phạm xây dựng vẫn được ghi nhận trên GCNQSDĐ và vẫn được chuyển nhượng dẫn đến tranh chấp sau này. Mặc khác, các văn bản quản lý Nhà nước về chuyên môn còn nhiều bất cập chưa thống nhất và đồng bộ, thay đổi liên tục ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương;

2. Kiến nghị

Từ việc đánh giá tình hình biến động về đất đai, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, qua quá trình tìm hiểu và chứng kiến thực tế tại địa phương, em có những kiến nghị sau:

- Cần hoàn thiện hơn hệ thống hồ sơ, tài liệu, bản đồ để phản ánh đúng thực trạng tình hình đất đai của địa phương mình.

- Cần phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách địa chính.

- Thường xuyên cập nhật đầy đủ những thông tin biến động của thửa đất và có sự kiểm tra thường xuyên của các cấp lãnh đạo để có hướng điều chỉnh phù hợp.

- Thành lập cơ chế theo dõi thời gian giải quyết hồ sơ tại UBND các xã, qua đó có cơ sở đánh giá toàn diện thời gian giải quyết hồ sơ và nâng cao hiệu quả cho công tác cập nhật chỉnh lý biến động.

- Cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với các ban ngành liên quan khác nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

- Cần có phương hướng sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ của ngành từ huyện đến xã, có kế hoạch đào tạo cán bộ lưu trữ hồ sơ để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả quản lý qua từng cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình về biến động đất đai và những giải pháp quản lý sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long (Trang 37 - 39)