2.Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ppt (Trang 26 - 28)

Trong giai đoạn hiện nay, đánh dấu sự phát triển rất mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại cổ phần và sự hiện đại hóa của các Ngân hàng quốc doanh khác. Những mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng này trên thị trường được mở rộng, các giao dịch trực tiếp tăng mạnh không cần NHNT VN làm cầu trung gian. NHNT VN vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng chủ chốt trong hoạt động thanh toán quốc. Với tuổi đời 44 năm hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại không phải là nhiều so với các ngân hàng trên thế giới, nhưng so với các NHTM VN thì NHNT VN là một trong những ngân hàng hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và theo L/C nói riêng ở NHNT VN có xu hướng giảm đi. Đây cũng là những khó khăn chung của thị trường thanh toán xuất nhập khẩu nước ta.

Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán xuất khẩu có sự giảm sút mặc dù Sở giao dịch NHNT đã co nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng có doanh số thanh toán lớn, lượng hàng xuất khẩu nhiều và giữ chân các khách hàng truyền thống.

Bảng 6: Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN (Sở giao dịch) năm 2003-2005

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số thư tín dụng thông báo 6923 7290 5796

Số bộ chứng từ xuất trình 3430 3870 2763

Doanh số thanh toán 289 362 280

Doanh số chiết khấu 6,89 6, 14 1,58

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2003, 2004, 2005

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh số chiết khấu lại liên tục giảm , tỷ lệ bộ chứng từđược chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của Sở có dấu hiệu thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa NHNT lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏđể phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên NHNT (Sở giao dịch) vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách hàng đã chuyển sang xuất trình chứng từở các ngân hàng khác. Trong những năm tới, NHNT cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động chiết khấu chứng từ hàng xuất, bởi vì sự sụt giảm này có thể dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất, mất dần vị trí của ngân hàng trên thị trường.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá chiếm tỷ trọng là 43,11% do NHNT (Sở giao dịch) đã chủđộng hơn trong việc marketing các công ty xuất khẩu than như Coalimex, Tổng Cty than Việt Nam, Cty than miền bắc. Mặt hàng xăng dầu của Petrolimex vẫn chiếm tỷ trọng thứ hai là 17,88%. Điều này chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu của các công ty xăng dầu là rất lớn. Các mặt hàng tiếp theo là gạo (9,5%), may mặc (6,61%), thủ công mỹ nghệ (2,88%).

IV.Đánh giá hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w