và năng suất của đậu đũa tím
4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến yếu tố cấu thành năng suất của đậu đũa tím
Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở để tạo nên năng suất của giống. Cũng nhƣ phần lớn các cây trồng khác, các yếu tố cấu thành năng suất đậu đũa bao gồm: số quả, chiều dài quả, trọng lƣợng của quả,… Các yếu tố này bị chi phối bởi các đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm canh, điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến sự ra hoa và phân hóa hoa của đậu đũa tím tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến sự ra hoa và phân hóa hoa của đậu đũa tím
CT Thời gian ra hoa (ngày) Số chùm hoa (chùm/cây) Số hoa/chùm Tổng số hoa (hoa/cây) CT1 39 8,23 2,32 19,10 CT2 45 9,79 3,05 29,57 CT3 41 7,61 2,87 21,86
Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy:
Thời gian ra hoa: từ khi cây bắt đầu nở hoa cho đến khi cây kết thúc hoa. Ảnh hƣởng đến quá trình hình thành quả và thời gian thu hoạch.
Kết quả theo dõi bảng 4.5 cho thấy CT2 có thời gian ra hoa dài nhất là 45 ngày, tiếp đến là CT3 là 41 ngày, và CT1 có thời gian ra hoa ngắn nhất là 39 ngày.
Số hoa: trên câ đậu đũa cứ mỗi nách lá có khả năng phân hóa một nhánh và một ngồng hoa. Tuy nhiên có sự phân hóa nhánh và ngồng hoa còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác.
Kết quả nghiên cứu bảng 4.5 cho thấy ở CT2 có số hoa trung bình/cây là lớn nhất 29,57 hoa. CT3 số hoa/cây là 21,86 hoa. CT1 có số hoa/cây là 19,1 hoa. - Số chùm hoa/cây của CT1 là 8,23 tƣơng đối cao nhƣng chỉ có 2,32 hoa/chùm.
- Số chùm hoa/cây của CT2 là 9,79 với 3,05 hoa/chùm là nhiều nhất. - Số chùm hoa/cây của CT3 là 7,61 là ít nhất nhƣng số hoa/chùm 2,87 tƣơng đối cao.
Kết quả theo dõi về ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu đũa tím trình bày tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu đũa tím
Công thức Số quả/cây (quả) Chiều dài quả (cm) Khối lƣợng quả (g) CT1 8,70 34,17 18,69 CT2 11,73 33,03 18,14 CT3 9,67 32,20 17,57 LSD 0,05 1,32 0,29 0,53 CV% 5,8 5,4 7,3
Qua kết quả bảng 4.6 cho thấy:
Số quả/cây: đối với cây trồng sử dụng quả làm rau xanh thì đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến năng suất, nó tƣơng quan chặt chẽ đến năng suất. Số quả càng nhiều thì năng suất càng cao. CT2 có 11,73 số quả/cây là lớn nhất, tiếp đến là CT3 với 9,67 quả/cây, ít nhất là CT1 với 8,7 quả/cây, có sự sai khác nhau với LSD = 1,32% ở độ tin cậy là 95%.
Khối lƣợng quả và chiều dài quả: đây là yếu tố liên quan đến năng suất cây trồng. Chiều dài quả ở các CT thay đổi không nhiều dao động từ 32,2 cm đến 34,17 cm. Số liệu nghiên cứu cho thấy khối lƣợng trung bình của đậu đũa dao động từ: 17,57 – 18,69 g. Quả CT1 là lớn nhất 18,69g, thứ hai là quả ở CT2 18,14g, quả ở CT3 khối lƣợng thấp nhất 17,57g. Khối lƣợng quả và chiều dài quả tỉ lệ thuận với nhau, chiều dài quả tăng thì khối lƣợng quả tăng.
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến năng suất của đậu đũa tím
Để đánh giá năng suất của giống cây trồng chúng ta cần theo dõi đánh giá về: năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
- Năng suất cá thể: Năng suất cá thể là số khối lƣợng quả thu đƣợc của một cây sau thu hoạch. Năng suất của cá thể phụ thuộc vào số lƣợng và trọng lƣợng quả của cây.
- Năng suất lý thuyết: là năng suất tối đa mà giống đó có thể đạt đƣợc trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đây chính là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của giốn ơ mỗi điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác nhất định.
- Năng suất thực thu: là năng suất thực tế thu đƣợc trên đồng ruộng. Nhờ năng suất thực thu mà có thể đánh giá đƣợc giống đó tốt hay xấu, giống đó có thích nghị với điều kiện ngoại cảnh của vùng thí nghiệm hay không và tác dụng của các biện pháp kỹ thuật đối với giống thí nghiệm
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến năng suất của đậu đũa tím Công thức Năng suất cá
thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Tỉ lệ NSTT/NSLT (%) CT1 162,57 162,57 143,63 88,35 CT2 212,90 212,90 175,92 82,63 CT3 169,87 169,87 131,47 77,39 LSD 0,05 25,01 25,01 20,04 CV % 6,10 6,10 5,90
Hình 4.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến năng suất của đậu đũa tím
162.57 212.9 169.87 143.63 175.92 131.47 0 50 100 150 200 250 CT1 CT2 CT3 tấn/ha Công thức
Qua bảng 4.7 cho thấy:
- Năng suất cá thể: CT2 có năng suất cá thể cao nhất là 212,9g, tiếp đến là CT3 là 169,87g và thấp nhất là CT1 162,57g và có sự sai khác với LSD0,05 = 2,5 ở độ tin cậy là 95%.
- Năng suất lý thuyết: dao động từ 162,57 – 212,90 tạ/ha. Trong đó CT2 năng suất cao nhất. Năng suất ủa CT1 và CT3 tƣơng đƣơng nhau. Có sự sai khác LSD0,05 = 21,01 tạ/ha ở độ tin cậy là 95%.
Năng suất thực thu: CT2 cao nhất là 175,92 tạ/ha tỉ lệ NSLT/NSTT đạt 82,63%, CT1 năng suất lý thuyết thấp hơn CT3 nhƣng năng suất thực thu lại cao hơn CT3 là 143,63 tạ/ha. (do CT3 có chiều dài trung bình quả và khối lƣợng quả trung bình thấp dẫn đến NSTT cũng thấp). CT3 năng suất thực thu thấp nhất là 131,47 tạ/ha tỉ lệ NSLT/NSTT đạt 77,39%.
Tóm lại năng suất của CT2 là lớn nhất ở cả năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
4.4. Hiệu quả kinh tế của liều lƣợng bón đạm đến giống đậu đũa tím
Đề đánh giá tính hiệu quả kinh tế của thí nghiệm, chúng tôi tiến hành tính tổng các chi phí chung và tổng thu cho từng công thức thí nghiệm để tính lãi thuần. Kết quả đƣợc trình bày qua bảng 4.8:
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến hiệu quả kinh tế của đậu đũa tím (Đơn vị: đồng/ha) Công thức CT1 CT2 CT3 Giống 3.750.000 3.750.000 3.750.000 Đạm 1.300.000 1.950.000 2.600.000 Phân chuồng 18.750.000 18.750.000 18.750.000 Kali 1.680.000 1.680.000 1.680.000 Supper Lân 1.800.000 1.800.000 1.800.000 Tổng chi 27.280.000 27.930.000 28.580.000 Tổng thu 143.600.000 175.900.000 131.500.000 Lãi thuần do sử dụng phân bón 116.320.000 147.970.000 102.920.000
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Chi phí của các công thức là giống nhau, chỉ khác nhau ở chi phí liều lƣợng bón đạm trong đó: CT1 là 1.300.000 đồng/ha ít nhất, CT2 là 1.950.000 đồng/ha, nhiều nhất là CT3 2.600.000 đồng/ha.
Tổng thu: với giá thị trƣờng là 10.000 đồng/kg đậu, ta tính đƣợc tổng thu. CT2 cho tổng thu là 175.900.000 đồng/ha là nhiều nhất, tiếp đến là CT1 là 143.600.00 đồng/ha và ho tổng thu ít nhất là CT3 131.500.000 đồng/ha
Lãi thuần do sử dụng phân bón cho đậu đũa: CT2 có lãi cao nhất là 147.970.000 đồng/ha, tiếp đến là CT1 là 116.320.000 đồng/ha với liều lƣợng bón đạm nhỏ nhất, và cho lãi thấp nhất là CT3 102.920.000 đồng/ha với liều lƣợng đạm lớn nhất.
Đánh giá hiệu quả của việc bón phân là so sánh năng suất của các công thức thí nghiệm với CTĐC:
Bảng 4.9. Hiệu quả của biện pháp bón phân đạm cho giống đậu đũa tím
Công thức Đạm Ure
(kg/ha)
NSTT (tạ/ha)
Hiệu quả phân đạm Hiệu suất (tạ đậu/tạ đạm Ure) Tạ/ha % CT1 (CTĐC) 130 143,63 CT2 195 175,92 32,29 22,48 16,56 CT3 260 131,47 -12,16 -8,47 -4,68 Qua bảng 4.9 ta thấy:
- CT2 khi tăng liều lƣợng đạm lên 1,5 lần so với CTĐC cho thấy hiệu quả phân đạm tăng 32,29 tạ/ha cho thấy hiệu suất đạt 16,56 (tạ đậu/tạ đạm Ure).
- CT1 khi tăng liều lƣợng đạm lên 2 lần so với CTĐC cho thấy hiệu quả phân đạm giảm -12,16 tạ/ha, hiệu suất -4,68 (tạ đậu/tạ đạm Ure).
4.5. Lựa chon liều lƣợng đạm bón thích hợp đậu đũa tím tại điểm nghiên cứu
Tổng hợp trung bình các chỉ tiêu nghiên cứu ảnh hƣởng ảnh hƣởng của liều lƣợng bón đạm đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất cây đậu đũa tím vụ thu đông tại điểm nghiên cứu bảng 4.10:
Bảng 4.10. Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu Công thức Thời gian sinh trƣởng (ngày) Số nhánh (nhánh) Số lá trên thân chính (lá) Chiều dài quả (cm) Khối lƣợng quả (g) Số quả/cây (quả) Năng suất thực thu (tạ/ha) CT1 75 0,57 14,73 34,17 18,69 8,70 143,63 CT2 82 1,0 15,47 33,03 18,14 11,73 175,92 CT3 79 1,37 16,23 32,20 17,57 9,67 131,47 LSD 0,05 - 0,57 1,10 0,29 0,53 1,32 20,04 CV % - 26,0 7,1 5,4 7,3 5,8 5,9
Qua các chỉ tiêu nghiên cứu ta thấy:
CT1 có thời gian sinh trƣởng ngắn, tuy số quả/cây thấp nhất nhƣng chiều dài quả và khối lƣợng quả cao, cho thu hoạch nhanh mà sử dụng liều lƣợng đạm ít chi phi thấp.
CT2 có thời gian sinh trƣởng dài, cho thời gian thu hoạch lâu, các chỉ tiêu về sinh tƣởng phát triển cao vƣợt trội hơn hẳn các công thức khác, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu cũng cao nhất.
CT3 sinh trƣởng và phát triển mạnh tuy nhiên số lƣợng quả và chiều dài quả thấp hơn dẫn đến có năng suất thực thu thấp nhất.
Qua quá trình nghiên cứu có thể lựa chọn CT1, CT2 là công thức bón cho đậu đũa tím thích hợp nhất.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận
Từ các kết quả thu đƣợc qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra nhận xét nhƣ sau: 1. Liều lƣợng bón đạm có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của đậu đũa tím.
Thời gian sinh trƣởng: Trong các CT bón với liều lƣợng đạm khác nhau thì thời gian sinh trƣởng ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau. CT sử dụng đạm ít nhất 60 kg N/ha thời gian sinh trƣởng sớm nhất và cũng kết thúc nhanh nhất. Công thức có liều lƣợng đạm 90 kg N/ha tổng thời gian sinh trƣởng lâu nhất và cho thời gian thu hoạch dài nhất. CT sử dụng liều lƣợng đạm nhiều nhất thời gian ở các giai đoạn sinh trƣởng là lâu nhất
Số lá, số nhánh: liều lƣợng đạm càng lớn thì số lá với số nhánh càng nhiều và phát triển càng nhanh.
2. Liều lƣợng đạm có ảnh hƣởng tới các yếu tố cấu thành năng suất của đậu đũa tím.
Số hoa: CT có số hoa nhiều nhất 29,57 hoa/cây. CT có số hoa lớn thứ hai 21,86 hoa/cây với liều lƣợng đạm bón nhiều nhất và CT có liều lƣợng đạm ít nhất số hoa ít nhất 19,10 hoa/cây.
Số quả: số quả tỉ lệ thuận với số hoa, số hoa nhiều thì số quả hình thành cũng nhiều. Cao nhất là CT có liều lƣợng đạm 90 kg N/ha đạt 11,73 quả/cây và tiếp đến là CT sử dụng liều lƣợng đạm nhiều nhất 120 kg N/ha đạt 9,67 quả/cây, CT 8,70 quả/cây là CT sử dụng ít đạm nhất 60 kg N/ha.
Chiều dài quả và khối lƣợng quả: CT sử dụng ít phân bón nhất 60 kg N/ha, số quả hình thành ít nhất nhƣng chiều dài quả và khối lƣợng quả đều lớn hơn so với CT còn lại.
3. Liều lƣợng đạm có ảnh hƣởng đến năng suất của đậu đũa tím
CT với liều lƣợng đạm nhiều nhất 120 kg N/ha đạt năng suất thấp nhất là 131,47 tạ/ha, CT với liều lƣợng đạm ít nhất 60 kg N/ha có năng suất cao thứ 2 143,63 tạ/ha và CT có năng suất cao nhất là 175,92 tạ/ha với liều lƣợng đạm 90 kg N/ha.
5.2. Đề nghị
- Từ kết quả nghiên cứu đã phản ánh đƣợc sự ảnh hƣởng của đạm và liều lƣợng bón đạm đến năng suất của đậu đũa tím trong điều kiện vụ Thu Đông năm 2018.
- Tiếp tục tiến hành thí nghiệm trong vụ khác nhau và nhắc lại trong các năm tiếp theo.
- Đƣa mức phân bón này khảo nghiệm tại các vùng sinh thái, các biện pháp canh tác khác nhau để đƣa ra kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An (2000), giáo trình Cây rau, nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Cƣờng, Đặng Thị Dung (2008), “sự phát sinh gây hại của sâu đục quả Maruaca vitrata (F.) trên cây đậu rau họ đậu (Fabaceace) và
ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến mật độ sâu đục quả trên đồng ruộng”, Báo cáo
khoa học Hội Nghị Côn trùng toàn quốc (lần thứ 6), Hà Nội 5/2008, NXB Nông
nghiệp, tr. 59 – 60.
3. Đặng Thị Dung (2004), “Sâu hại đậu rau và côn trùng ký sinh chúng vụ xuân 2003 tại Gia Lâm – Hà Nội”, Tạp chí BVTV số 4, tr. 6 – 10.
4. Nguyễn Chí Dũng, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Hoàng Đăng Dũng (2016). Ảnh hưởng của kỹ thuật gieo không làm đất và lượng đạm bón đến
năng suất đậu tương đông. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14,
số4: 518-526.
5. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Đình Vinh, Phạm Văn Chƣơng (2016). Ảnh
hưởng của kali bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14,
số3: 367-376.
6. Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của
các liều lượng bón đạm và kali đến năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định. Tạp chí khoa học, . Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012.
7. Nguyễn Quang Huy (2013). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu đũa: biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng đậu đũa trồng vụ xuân 2013 tại Hải Phòng – Khóa luận tốt nghiệp
Đại học nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Liên Hƣơng (2006). Đánh giá và chọn lọc các giống đậu đũa
dùng ăn tươi vùng đồng bằng bắc bộ. Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Nông nghiệp 1 Hà
9. Vũ Tuyên Hoàng, Đào Xuân Thảng, Trần Văn Khơi, Ngô Thị Mai, Đào Văn Hợi, Bùi Lƣu Hàm (1997), “Giống đậu đũa số 5”, Tạp chí NN và CNTP,
416, tr.59 – 60;
10. Nguyễn Duy Hồng (2006), “Điều tra thành phần sâu hại đậu rau,
biến động quần thể của một số sâu hại chính và biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hóa học tại Hoài Đức, Hà Tây”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông
nghiệp, Viện khoa họ Nông nghiệp Việt Nam.
11. Nguyễn Thị Sen ( 2012) . Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triên
và biện pháp kĩ thuật cho một số giống đậu đũa triển vọng trong ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
12. Sở NN&PTNT Hà Nội (2010). Quyết định số 577QĐ/SNN-TT, ngày 10/5/2010 của giám đốc Sở NN & PTNN Hà Nội về việc ban hành quy trình sản xuất rau an toàn.
13. Trần Văn Lài (2005), Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr. 134 – 170, Hà Nội;
14. Trần Khắc Thi, Nghiêm Hoàng Anh, Nguyễn Thị An, Nguyễn Thị Liên Hƣơng (2009), Kỹ thuật trồng đậu rau an toàn – năng suất – chất lượng cao, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
15. Vũ Hữu Yêm (1995) giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội
II.Tài liệu nƣớc ngoài
16. BULLENTIN, T. (2004), Bora (Yard Long Bean): Posthrvested care and market preparation. In: MINISTRY OF FISHERIES CROP AND LIVE
STOCK (ed) Postharvested handling techical series. No 20.
17. Chen B.L., H.L.Qiu, X.Q. Ye and S.B.Luo (1989), Cultivation techniques on special and high quanlity vegetable crop in Linganan,
Guangzhoou: Science Popilarization Pres, Guangzhou Branch, p.97 – 102 (In Chinese)
18. CONDE, B., ARAO – ARAO, I, PITKETTHLEY, R., OWENS, G. & TRAYNOR, M. (2010). Granfting snake beans to control Fusarium wilt. 1 - 3