Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN 479 (Trang 38)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁ TH ÀNH

7. Hoạt động kinh doanh

7.7. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

Biểu tượng Logo của Công ty:

JCO 479

Nhãn hiệu được khái quát trên nền màu vàng bởi hình dáng conđường và cây cầu theo hình ngọn đuốc với dáng nét chính là con đường màu đỏ tươi chạy vươn từ dưới lên về phía bên phải, phía dưới là nhịp cầu màu xanh dương nằm trên hình trụ cầu cũng màu xanh dương. Dưới chân đế là 2 dòng chữ màu đỏ tươi: CIENCO 4 (là chữ viết tắt của Tổng Công ty Xây dựngCông trình Giao thông 4) và “JCO 479” (là chữ viết tắt của Công tyCổ phần 479).

7.8. Các hợp đồng lớn đã thực hiện hoặc đãđược ký kết

Một số dự án lớn mà Công ty Cổ phần 479 đã vàđang thi công, cụ thể như sau:

STT Dự án Chủ đầu tư Thời điểm ký kết Thời gian thực hiện Giá trị (tỷ đồng) 1 Cầu Rạch Mọp –Sóc

Trăng Ban quản lý DA Mỹ Thuận T10/2006 2006-2009 80 2 Cầu Hàm Luông - Bến

Tre Ban quản lý các DAGT 9 T1/2007 2007-2009 170

3 Cầu Pá Uôn – Sơn La Ban quản lý PMU1 T1/2007 2007-2010 125 4 Cầu Cửa Sót –Hà Tĩnh Ban quản lý DA Hà Tĩnh T2/2008 2008-2011 80 5 Gói thầu BR1, BR3- Cầu

Phú Long

Khu quản lý giao thông Đô

thị số 3 T11/2008 2008-2010 166 6 Cầu Châu Giang –Hà

Nam

Công ty ĐT&PT Đường

Cao Tốc Việt Nam T12/2008 2009-2010 91 7 Cầu Bến Thủy II –Nghệ

An Ban quản lý DA 85 T4/2010 2010-2012 164

8 Cầu Phó Sinh 2 –Bạc

9 Cầu Sông Lô –Phú Thọ VEC T12/2010 2010- 2012 80 10 Cầu Cửa Đại –Quảng

Nam

Ban quản lý khu KTM Chu

Lai T11/2010 2010-2013 396

11 Cầu vượt đường cao tốc HN-Lào Cai

Ban quản lý DA Hồ Chí

Minh T1/2011 2011-2012 57

12 Cầu Nguyễn Tri Phương

Ban quản lý các DA đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng

T5/2011 2011-2013 70

13 Cầu Kinh Thanh Đa Khu quản lý Giao thông

Đô thị Số 1 T8/2011 2012-2013 79 14 Cầu Đò Lèn Ban I Sở GTVT Thanh

Hoá T9/2011 2012-2013 89

15 Cầu Hoà Phước – Đà

Nẵng BQL Các DA ĐT Đà Nẵng T7/2012 2012-2013 73 16 Cầu Năm Căn –Cà Mau BQL DA Hồ Chí Minh T8/2012 2013-2014 195 17 Cầu An Hữu - Tiền

Giang PMU 6 T11/2012 2013-2014 98

18 Cầu Bà Đội – Thi Đua –

TP HCM Khu QLGT Đô Thị số 3 T7/2012 2013-2014 60

Tổng cộng 2.223

Nguồn:Công ty Cổ phần 479

8. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

8.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SX KD của công ty năm2011-2013Bảng 7–Một sốchỉtiêu kinh doanh của Công ty Cổphần 479 năm 2011-2013 Bảng 7–Một sốchỉtiêu kinh doanh của Công ty Cổphần 479 năm 2011-2013

Đơn vị: đồng

Chỉtiêu Năm 2011 Năm 2012 % tăng

giảm 30/09/2013

Tổng giá trị tài sản 213.465.079.070 290.277.776.970 35,98% 228.651.729.293 Doanh thu thuần 222.738.064.688 377.018.752.507 69,27% 275.154.018.104 Lợi nhuậnthuầntừ

HĐKD 3.076.668.509 3.655.786.928 18,82% 669.678.845

Lợi nhuận khác 7.222.130.891 9.845.981.305 36,33% 2.000.985.812 Lợi nhuận trước

thuế 10.298.799.400 13.501.768.233 31,10% 2.670.664.657

Tỷ lệ lợi nhuận trả

cổ tức (*) 76,93% 57,13% (25,74)% -

Tỷ lệ cổ tức 20% 20% - -

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2011, 2012 và BCTC 9 tháng 2013 của Công ty Cổ phần 479)

Các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều có mức tăng trưởng tốt. Năm 2011-2012là giai đoạn nền kinh tếcó nhiều khó khăn và lạm phát ở mức cao nhưng Công ty vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh thu thuần tăng69,27% và các chỉ tiêu lợi nhuận đều tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế tăng trên 20%.

Do trên Báo cáo tài chính năm 2011 và năm 2012 đã kiểm toán Công ty Cổ phần 479 chưa thuyết minh báo cáo bộ phận và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Vì vậy, Công ty đã cùng với Công ty kiểm toán thực hiệngiải trình và thuyết minhcác vấn đề trên như sau:

- Báo cáo bộ phận: Trong năm 2011 và năm 2012, Công ty Cổ phần 479 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thôngở khắp lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Công ty không trình bày báo cáo bộ phận theo các bộ phận kinh doanh và khu vực địa lý.

- Thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính:

Quản lý rủi ro vốn:

Công ty quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo rằng Công ty có thể vừa hoạt động liên tục, vừa tối đa hóa lợi ích của các cổ đông thông qua tối ưu hóa số dư nguồn vốn và công nợ.

Cấu trúc vốn của Công ty gồm có cáckhoản nợ thuần (bao gồm các khoản vay trừ đi tiền và các khoản tương đương tiền) và phần vốn thuộc chủ sở hữu của các cổ đông của Công ty (bao gồm vốn góp, các quỹ dự trữ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối).

Các chính sách kế toán chủ yếu:

Chi tiết các chính sách kế toán chủ yếu và các phương pháp mà Công ty áp dụng (bao gồm các tiêu chí để ghi nhận, cơ sở xác định giá trị và cơ sở ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí) đối với từng loại tài sản tài chính, công nợ tài chính và công cụ vốn được trình bày tại Thuyết minh số IV “Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu” trong Báo cáo tài chính năm 2011; năm 2012 đã được kiểm toán.

Các loại công cụ tài chính

31/12/2012 31/12/2011

Tài sản tài chính

Tiền 78.572.739.036 25.026.005.633

Phải thu khách hàng và phải thu khác 35.770.834.704 41.771.504.510

Đầu tư dài hạn 246.363.000 182.686.000

Cộng 114.589.936.740 66.980.196.143

Công nợ tài chính

Các khoản vay và nợ 18.887.931.900 19.081.471.800

Phải trả người bán và phải trả khác 67.983.702.686 77.278.970.532

Cộng 86.871.634.586 96.360.442.332

Công ty chưa đánh giá giá trị hợp lý của tài sản tài chính và công nợ tài chính tại ngày 31/12/2011 và ngày 31/12/2012 do Thông tư 210 cũng như các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và công nợ tài chính. Thông tư 210 yêu cầu áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế về việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính nhưng không đưa ra hướng dẫn tương đương cho việc đánh giá và ghi nhận công cụ tài chính bao gồm cả áp dụng giá trị hợp lý, nhằm phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế.

Mục tiêu quản lý rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro tỷ giá,rủi ro lãi suất và rủi ro về giá), rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của dòng tiền. Công ty không thực hiện các biện pháp phòng ngừa các rủi ro này do thiếu thị trường mua các công cụ tài chính này.

Rủi ro thị trường

Hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chủ yếu chịu rủi ro khi có sự thay đổi về lãi suất. Công ty không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro này do thiếu thị trường mua các công cụ tài chính.

Quản lý rủi ro lãi suất

Công ty chịu rủi ro lãi suất trọng yếu phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã được ký kết. Công ty chịu rủi ro lãi suất khi Công ty vay vốn theo lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Rủi ro này sẽ do Công ty quản trị bằng cách duy trìở mức hợp lý các khoản vay lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

Quản lý rủi ro về giá

Công ty chịu rủi ro về giá của công cụ vốn phát sinh từ các khoản đầu tư vào công cụ vốn. Các khoản đầu tư vào công cụ vốn được nắm giữ không phải cho mục đích kinh doanh mà cho mục đích chiến lược lâu dài. Công ty không có ýđịnh bán các khoản đầu tư này.

Quản lý rủi ro về giá hàng hóa

Công ty mua nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty sẽ chịu rủi ro từ việc thay đổi giá bán của nguyên vật liệu, hàng hóa. Công ty không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro này do thiếu thị trường mua các công cụ tài chính này.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng được các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài chính cho Công ty. Công ty có chính sách tín dụng phù hợp và thường xuyên theo dõi tình hìnhđể đánh giá xem Công ty có chịu rủi ro tín dụng hay không. Công ty không có bất kỳ rủi ro tín dụng trọng yếu nào với các khách hàng hoặc đối tác bởi vì các khoản phải thu đến từ một số lượng lớn khách hàng hoạt động trong nhiều ngành khác nhau và phân bổ ở các khu vực địa lý khác nhau.

Quản lý rủi ro thanh khoản

Mục đích quản lý rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện nay và trong tương lai. Tính thanh khoản cũng được Công ty quản lýnhằm đảm bảo mức phụ trội giữa công nợ đến hạn và tài sản đến hạn trong kỳ ở mức có thể được kiểm soát đối với số vốn mà Công ty tin rằng có thể tạo ra trong kỳ đó. Chính sách của Công ty là theo dõi thường xuyên các yêu cầu về thanh khoản hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm đảm bảo Công ty duy trì đủ mức dự phòng tiền mặt, các khoản vay và đủ vốn mà các chủ sở hữu cam kết góp nhằm đáp ứng các quy định về tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn hơn.

Bảng dưới đây trình bày chi tiết các mức đáo hạn theo hợp đồng còn lại đối với công nợ tài chính phi phái sinh và thời hạn thanh toán như đã thỏa thuận. Bảng dưới đây được trình bày dựa trên

dòng tiền chưa chiết khấu của công nợ tài chính tính theo ngày sớm nhất mà Công ty phải trả. Bảng dưới đây trình bày dòng tiền của các khoản gốc và tiền lãi. Dòng tiền lãiđối với lãi suất thả nổi, số tiền chưa chiết khấu được bắt nguồn theo đường cong lãi suất tại cuối kỳ kế toán. Ngày đáo hạn theo hợp đồng được dựa trên ngày sớm nhất mà Công ty phải trả.

Tại ngày 31/12/2012 Dưới 1 năm (VND) Từ 1 – 5 năm (VND) Tổng (VND)

Phải trả người bán và

phải trả khác 54.712.702.686 13.271.000.000 67.983.702.686

Các khoản vay 325.828.900 18.562.103.000 18.887.931.900

Tạingày 31/12/2011 Dưới 1 năm (VND) Từ 1 – 5 năm (VND) Tổng (VND)

Phải trả người bán và

phải trả khác 54.754.019.532 22.524.951.000 77.278.970.532

Các khoản vay 358.868.800 18.722.603.000 19.081.471.800

Ban Tổng Giám đốc đánh giá mức tập trung rủi ro thanh khoản ở mức thấp. Ban Tổng Giám đốc tin tưởng rằng Công ty có thể tạo ra đủ nguồn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Bảng sau đây trình bày chi tiết mức đáo hạn cho tài sản tài chính phi phái sinh. Bảng được lập trên cơ sở mức đáo hạn theo hợp đồng chưa chiết khấu của tài sản chính gồm lãi từ các tài sản đó, nếu có. Việc trình bày thông tin tài sản tài chính phi phái sinh là cần thiết để hiểu được việc quản lý rủi ro thanh khoản của Công ty khi tính thanh khoản được quản lý trên cơ sở công nợ và tài sản thuần.

Tại ngày 31/12/2012 Dưới 1 năm (VND) Từ 1 – 5 năm (VND) Tổng (VND)

Tiền và các khoản

tương đương tiền 78.572.739.036 - 78.572.739.036

Phải thu khách hàng

Đầu tư tài chính - 246.363.000 246.363.000

Tại ngày 31/12/2011 Dưới 1 năm (VND) Từ 1 – 5 năm (VND) Tổng (VND)

Tiền và các khoản

tương đương tiền 25.026.005.633 - 25.026.005.633

Phải thu khách hàng

và phải thu khác 41.771.504.510 - 41.771.504.510

Đầu tư tài chính - 182.686.000 182.686.000

8.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nămbáo cáo báo cáo

8.2.1. Thuận lợi

 Những thách thức của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới là động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, đó là:

 Sự hội nhập, tham gia WTO của Việt Nam... đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và đổi mới của các doanh nghiệp trong tư duy kinh tế, sáng tạo trong kinh doanh, mạnh dạn trong đầu tư đổi mới công nghệ...

 Sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường. Sự đòi hỏi khách quan, tất yếu của nền kinh tế thị trường.

 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự ứng dụng của công nghệ vào nền kinh tế quốc dân.

 Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tổng Công ty XDCTGT 4 trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh là nhân tố lớn giúp cho Công ty thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh doanh.

 Tập thể lãnhđạo Công ty luôn là một tổ chức đoàn kết, thống nhất, quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người lao động. Ban lãnh đạo Công ty năng động, luôn tìm tòi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, đảm bảo Công ty luôn là một trong những Công ty mạnh nhất của Tổng công ty XDCT Giao thông 4.

trình lớn đảm bảo chất lượng và tiến độ.

 Tình hình tài chính ổn định, lành mạnh, dây chuyền công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân thợ bậc cao.

 Công ty đã làm tốt công tác củng cố mối quan hệ với các chủ dự án và khẳng định được chất lượng sản phẩm của chính mình nên đã trúng thầu và kiếm thêm nhiều hợp đồng cho công ty.

8.2.2. Khó khăn

 Do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, những khó khăn trước mắt của ngành xây dựng cơ bản và sự cạnh tranh khốc liệt trong tìm kiếm việc làm trong ngành giao thông vận tải đã tạo không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

 Cùng một lúc phải triển khai nhiều công trình trọng điểm với giá trị, khối lượng công việc lớn , tiến độ và cường độ rất căng thẳng. Các công trình nằm phân tán, không tập trung. Do vậy lực lượng cán bộ kỹ thuật dàn mỏng, công tác điều hành, chỉ đạo gặp khó khăn hơn.

 Một số công trình chưa có nguồn vốn hoặc vốn chậm nên công trình phải giãn tiến độ nhằm bảo toàn vốn.

 Trong những năm qua, giácả vật tư, nhiên liệu của thị trường biến động liên tục trong khi các chủ đầu tư chưa có cơ chế thanh toán cho các đơn vị thi công làmảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty trong năm.

9. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành9.1. Vị thế của công ty trong ngành 9.1. Vị thế của công ty trong ngành

Đến năm 2013, Công ty đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng cơ bản với các mảng chính là xây dựng cầu đường bộ và cầu đường sắt, bến cảng và bến cập tàu, đườngvà nền móng công trình. Là một trong những công ty thành viên có thành tích nổi bật trong Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 và có uy tín trên thị trường, Công ty Cổ phần 479 đã tiến hành thi công nhiều công trìnhđảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình tốt, mẫu mãđẹp như công trình: cầu Khe Choang, cầu Khe Thơi, cầu Mường Xén, cầu Khe Nhình, cầu Khe Tỳ, cầu treo Xốp Nhị, cầu Bến Thủy, cầu Diễn Thành, cầu Linh Cảm, cầu Kênh, cầu Đò Quan, cầu Già, cầu Sông Hiếu – QL 48 , cầu Đô Lương –QL 7A, cầu đường sắt Lào Cai, cầu Bình Tân– Nha Trang, dự án cầu Sài Gòn - Cần Thơ, cầu Pá Uôn.

Không những thi công xây dựng cầu, cảng trong cả nước có uy tín và chất lượng, Công ty còn

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN 479 (Trang 38)