Cập nhật và đánh giá tình hình hiện tại tại Việt Nam nói riêng

Một phần của tài liệu hau-covid-19 (Trang 28 - 29)

a. Về dịch bệnh:

Việt Nam được xem là một trong các nước thành công nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thống kê ghi nhận cả nước có 36 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, và đặc biệt là chưa có ca nào tử vong.

b. Về kinh tế: Những gam màu sáng tối xen kẽ nhau

Việc giãn cách xã hội được gỡ bỏ vào cuối T4/2020 giúp cuộc sống người dân dần trở lại bình thường. Bên cạnh đó thì Hiệp định EVFTA chuẩn bị có hiệu lực và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam sớm phục hồi. Dù vậy nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vẫn hiện hữu và những tác động tiêu cực của dịch bệnh đã hiện rõ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IPP, trong tháng 4 giảm 13,3% so với tháng 3, tương đương 10,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất từ trước tới nay, do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Trong các ngành công nghiệp, sản xuất xe động cơ giảm 14,2%, sản xuất đồ uống giảm 13,9%, khai thác dầu thô khí đốt tự nhiên giảm 10,8%

Đặc biệt, trong 3 khối kinh tế, ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất với lượng khách du lịch trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm gần 40% so với cùng kỳ. Thiệt hại cho các lĩnh vực liên quan đến du lịch như giao thông vận tải và lưu trú còn nặng nề hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2008. Vietnam Airlines cho biết 100 trong tổng số 106 máy bay của hãng đã phải nằm sân không thể khai thác, dự kiến năm 2020 doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, tương đương giảm 65% so với kế hoạch. Hãng đã phải cắt giảm 10.000 nhân viên và giảm lương toàn bộ nhân viên còn lại. Ngoài ra rất nhiều cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) và cửa hàng đã phải đóng cửa (gần 50% số khách thuê đã trả lại mặt bằng tại Hà Nội)…

Dự báo khủng hoảng Covid -19 và các giải pháp

Một phần của tài liệu hau-covid-19 (Trang 28 - 29)