Đối với Chính phủ:
- Chính sách y tếDịch bệnh cần kiểm soát tốt hơn nữa với các biện pháp cách ly, phong tỏa vẫn phải làm quyết liệt. Đồng thời Chính phủ cũng nên tăng cường tài trợ cho việc phát triển nhanh vacxin và thuốc điều trị để giảm mức độ lây lan cũng như thiệt hại về sinh mạng, nâng cao năng lực của ngành y tế sẵn sàng đối phó với khủng hoảng (thêm giường bệnh, máy thở, đồ bảo hộ…)
- Chính sách tiền tệ Trong khi các ngân hàng trung ương các nước phát triển dần bất lực do lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục quanh 0%, Việt Nam vẫn còn dư địa để giảm lãi suất (do vẫn đứng ở mức cao). Thực tế thì từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất liên tiếp để hỗ trợ doanh nghiệp. Không những vậy việc giãn, cơ cấu nợ cần được thực hiện quyết liệt và nghiêm túc để vừa giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng cũng tránh gia tăng nợ xấu khó kiểm soát. Các ngân hàng, được hỗ trợ bởi chính phủ, nên cung cấp các khoản vay chiết khấu và hoãn thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản vì thiếu nguồn cung hoặc thiếu khách hàng, cũng có thể là do các chủ nợ thanh toán chậm.
Tuy nhiên, việc giảm, giãn, xóa nợ này sẽ được thực hiện trên nguyên tắc phân loại doanh nghiệp: doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trung bình, và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ít. Đối với nhóm doanh nghiệp vẫn hoạt động và chịu ảnh hưởng ít, cần khuyến khích them về mặt thể chế, môi trường kinh doanh, và chính sách ngành, do đây khả năng sẽ là nhóm ngành trụ đỡ của cả nền kinh tế.
- Chính sách tài khóa tập trung tăng cường giải ngân đầu tư công Trong khi chi tiêu của Chính phủ nhiều nước thông qua chính sách tài khóa bị vô hiệu bởi các nút thắt nguồn cung và nợ công. Việt Nam trong 3 năm qua là nước duy nhất đã giảm được nợ công khá mạnh nên hoàn toàn có thể xem xét gia tăng chi tiêu công gắn với tăng nợ công lên mức độ nhất định (cuối năm 2016, tỷ lệ nợ quốc gia của chúng ta khoảng 63,7%. Nhưng đến năm 2019, Bộ Tài chính cho hay dư nợ công đã ở dưới 55% GDP). Chính sách tài khóa thông qua đầu tư công có thể tác động
Báo cáo Hậu COVID-19 Thấy gì từ bài học lịch sử 32
Dự báo khủng hoảng Covid -19 và các giải pháp
4. Các giải pháp để Việt Nam vượt qua khủng hoảng
nhanh và hiệu quả tới tổng cầu cũng như cải thiện cơ sở hạ tâng bao gồm: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công vốn rất trì trệ các năm trước (Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước quý I/2020 đạt mức tăng khá là 13,2%.Giải ngân vốn đầu tư công Quý I/2020 tăng cao so với cùng kỳ năm 2019, song tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đóng góp lớn vào tăng trưởng.), Hoãn và miễn giảm các loại thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tiêu dùng (Mới đây Thủ tướng đồng ý giảm 50% phí trước bạ cho ô tô láp ráp trong nước xem ra vẫn khiêm tốn); Hỗ trợ tiền mặt cho người dân (Chính phủ đã có gói an sinh 62.000 tỷ đồng cho các đối tượng khó khăn, tuy nhiên điều đó xem ra vẫn chưa đủ khi CEO của Vietravel đang đề xuất Chính phủ hỗ trợ 10.000 tỷ cho khách du lịch để giải cứu ngành này); Có những chính sách mạnh tay để giải cứu các tập đoàn lớn gặp khó khăn, thậm chí mua lại tái cơ cấu để tránh việc sụp đổ hàng loạt và sụt giảm niềm tin kinh doanh. Mới đây Chính phủ Thái Lan đã tung tiền giải cứu hãng hàng không quốc gia Thai Airways cũng là một tham khảo. - Các giải pháp khác Song song đó Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường pháp lý. Và hơn hết cần có nỗ lực hợp tác quốc tế giữa các nước để giải quyết khủng hoảng thay vì đổ lỗi, đối đầu không cần thiết.
Đối với các doanh nghiệp Cần bình tĩnh đánh giá lại tình hình bản thân doanh nghiệp, dịch bệnh, nền kinh tế để sẵn sàng đối mặt với các rủi ro cũng như đón đầu các cơ hội mới. Tăng cường biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Quản lý vấn đề tài chính gắn với cơ cấu vay nợ hợp lý ở mức thấp hơn. Kinh nghiệm cho thấy những doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng đều phải có dư dả tiền mặt và ít chịu lãi vay. Ưu tiên tiết giảm chi phí không đáng có, thu hẹp các mảng kinh doanh không hiệu quả. Mặc dù đang trong thời kỳ khó khăn nhưng các doanh nghiệp SME vẫn nên duy trì “tăng thu” thông qua hoạt động bán hàng. Bởi vì, “chúng ta có thể chờ dịch qua đi nhưng khách hàng thì không. Nếu để đối thủ nhân cơ hội này vượt mặt thì đến khi dịch bệnh đi qua, có thể chính doanh nghiệp sẽ là người chết trước”, ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch tập đoàn NextTech nêu quan điểm. Còn theo Vietnam Report thì giải pháp của các doanh nghiệp FAST500 sẽ tập trung vào
Dự báo khủng hoảng Covid -19 và các giải pháp
4. Các giải pháp để Việt Nam vượt qua khủng hoảng
4 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này, đó là Nỗ lực tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận trong các thị trường hiện tại (79,2%); Cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng năng suất (66,7%); Giới thiệu và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới (41,7%); Cắt giảm chi phí (39,6%). Các giải pháp “tăng thu – giảm chi” có thể tham khảo bao gồm:
– Nếu được hỗ trợ cho vay, hãy cố gắng chuyển đổi các hạn mức về quỹ tiền mặt của doanh nghiệp tại ngân hàng. (Dự trù trường hợp các công ty tài chính/ ngân hàng thay đổi chính sách).
– Mạnh tay cắt giảm chi phí không cần thiết. – Giảm nhu cầu thuê mặt bằng.
– Tích cực điều chỉnh khoản nợ phải trả trong điều kiện phù hợp của doanh nghiệp.
– Tích cực thu hồi các khoản phải thu. – Chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt.
– Trì hoãn các đơn đặt hàng mới thuộc dạng phải thu để giảm rủi ro.
– Xác định các loại tài sản đang có: sản phẩm, bất động sản, bản quyền… có thể bán được để thu về tiền mặt.
– Giảm/ Trì hoãn/ Giãn các khoản nộp thuế.
– Tìm kiếm giải pháp, ý tưởng kinh doanh mới bằng việc tham gia các hiệp hội doanh nghiệp. Tung các gói sản phẩm phù hơp, ưu đãi để duy trì khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Báo cáo Hậu COVID-19 Thấy gì từ bài học lịch sử 34
Dự báo khủng hoảng Covid -19 và các giải pháp
4. Các giải pháp để Việt Nam vượt qua khủng hoảng
Đối với cá nhânCần chủ động phòng tránh để bảo vệ bản thân và cộng động khỏi sự lây lan của dịch bệnh. Hạn chế tụ tập đông người, tăng cường đeo khẩu trang, vệ sinh và khai báo y tế…Cắt giảm chi tiêu, dự phòng cho các biến cố bất ngờ có thể gặp phải trong tương lai. Tuy nhiên người dân cũng cần loại bỏ tâm lý sợ hãi thái quá. Khi dịch bệnh được kiểm soát thì mọi người cũng cần sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, tăng dần chi tiêu để kích thích các hoạt động sản xuất có đầu ra.
Dịch bệnh Covid -19 và các hệ lụy của nó không thể kết thúc trong một sớm một chiều, nên các giải pháp đưa ra đều phải tính toán lâu dài, căn cơ, kỹ lưỡng và sẵn sàng chủ động đối phó với các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.