1. Các chỉ tiêu kỹ thuật
TCXDVN 259:2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường, đô thị.
BẢNG TÍNH PHỤ TẢI ĐIỆN
STT ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG QUY MÔ ĐƠN VỊ TÍNH CHỈ TIÊU NHU CẦU
(KW) (KW)
1 SINH HOẠT 3.627 NGƯỜI 0,5 1.814
2 CÔNG CỘNG - DỊCH VỤ 35% (I) 635
TỔNG 2.449
2. Nguồn điện
Theo quy hoạch nguồn điện tại khu vực sẽ được lấy tại đường dây 22KV theo mạng lưới quốc gia trên các trục đường hiện trạng trong khu quy hoạch.
3. Phương án cấp điện
3.1. Tuyến trung thế 22Kv
- Các tuyến dây 22kv đi mạch vòng dọc theo các trục đường của khu quy hoạch đảm bảo vận hành liên tục không bị gián đoạn. Dây đi ngầm trong hào kỹ thuật đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Sử dụng trạm biến áp riêng cho từng khu vực. 3.2. Tuyến hạ thế 0,4KV
-Tuyến hạ thế được kéo từ tuyến trung thế vềcác đối tượng sử dụng, dây hạ thế đi ngầm, quản lý vận hành bằng tủ điện, vận hành hở tại tủ dừng.
3.3. Hệ thống chiếu sáng
- Trên các tuyến đường được bố trí tuyến chiếu sáng đi ngầm. Sử dụng bóng đèn LED có công xuất từ 75W-150W, dùng trụ bát giác STK hình côn khoảng cách các trụ chiếu sáng là 30m. Hệ thống chiếu sáng đóng cắt tự động ở 2 chế độ (có thể điều chỉnh theo mùa...), chiều cao đèn chiếu sáng đề xuất từ 8- 10m.
- Chiếu sáng cho các khu vực khuôn viên cây xanh sử dụng đèn vườn bóng lốp cầu, đèn được lắp trên cột gang đúc hoa văn trang trí.
- Chiếu sáng cho các điểm nhấn, vật nghệ thuật kiến trúc... dùng kết hợp các loại đèn trang trí và đèn chuyên dụng như: đèn ngầm, đèn led...
3.4. Trạm biến áp
- Trạm biến áp đề xuất sử dụng trạm hợp bộ, đảm bảo mỹ quan và an toàn khi sử dụng.
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ STT HẠNG MỤC ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ (ĐỒNG) THÀNH TIỀN (ĐỒNG) 1 ĐƯỜNG DÂY 22KV Md 16.718 2.000.000 33.436.000.000 2 TRẠM BIẾN ÁP TRẠM 6 400.000.000 2.400.000.000 TỔNG 35.836.000.000 VI. TỔNG HỢP KINH PHÍ:
BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ
STT HẠNG MỤC KINH PHÍ
(ĐỒNG)
1 GIAO THÔNG 206.277.800.000 2 SAN NỀN 107.922.000.000 3 THOÁT NƯỚC MƯA 49.322.000.000 4 THOÁT NƯỚC THẢI 27.250.800.000 5 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 115.000.000 6 CẤP NƯỚC 16.741.280.000 7 CẤP ĐIỆN 35.836.000.000
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
I. MỞ ĐẦU
1. Phạm vi
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn phường 10, thành phố Sóc Trăng. (Xem bản vẽ ranh giới đề xuất quy hoạch kèm theo).
- Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp khu quy hoạch phân khu 2C; + Phía Tây giáp tuyến tránh Quốc lộ 1;
+ Phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo;
+ Phía Nam giáp ranh xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Diện tích khu vực nghiên cứu khoảng: 179,86ha.
2. Nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược
Trong quá trình lập quy hoạch phân khu xây dựng, các tác động môi trường cần phải được đánh giá nhằm nhận định và dự báo những tác động có lợi, những tác động bất lợi đến môi trường kinh tế xã hội, môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực nghiên cứu quy hoạch. Từ đó định hướng cho các giải pháp xử lý hợp lý để có thể tiến hành hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch sinh thái, quản lý và phát triển bền vững.
3. Các cơ sở tiến hành đánh giá
3.1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Chính phủ ngày 23/6/2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 14/2/2015 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
- Tài liệu kỹ thuật cơ sở lập báo cáo: sử dụng từ kết quả điều tra khảo sát hiện trạng và nghiên cứu của các bộ môn Kinh tế, Kiến trúc, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị trong thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết.
3.2. Các phương pháp đánh giá
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý các số liệu về: khí tượng, thủy văn và kinh tế xã hội khu vực lập dự án và tỉnh Sóc Trăng.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường: không khí, nước, đất, tiếng ồn,... tại khu vực lập dự án.
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chí chuẩn môi trường tương ứng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Sử dụng phương pháp này trên cơ sở các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường thực hiện nhiệm vụ đánh giá tổng hợp tác động của dự án từ các hoạt động phát triển của dự án tạo ra các tác động môi trường đối với các thành phần môi trường và sức khỏe của con người.
- Đề xuất lựa chọn: các biện pháp kỹ thuật công nghệ, các biện pháp tổ chức thực hiện... được đề xuất và lựa chọn trên cơ sở có tính khả thi.
II. CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG:
Quy hoạch phân khu số 10A phường 10, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là rất cần thiết, đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn, có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển dân cư và quá trình đô thị hóa của khu vực... góp phần vào quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân phường 10. Vì vậy tác động đến môi trường là rất đáng quan tâm. Đánh giá môi trường chiến lược của đồ án này nhằm phân tích các thành phần và chất lượng môi trường tại khu vực triển khai thực hiện, khu vực liên quan trong quá trình xây dựng và sau khi dự án đi vào hoạt động.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA
HÌNH; ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN; CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI, TIẾNG ỒN (NẾU CÓ); CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA, CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN:
1. Hiện trạng điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên
- Địa hình: - Khu đất quy hoạch có địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình khoảng 1,6m, các tuyến đường như Quốc lộ 1, tuyến tránh Quốc Lộ 1, ... Phần diện tích còn lại thuộc diện tích kênh mương, cao độ thấp từ 0 - 0,5m. Hướng dốc chung của khu vực đổ ra kênh mương trong khu vực, độ dốc trung bình khoảng 0,1%.
- Khí hậu và thủy văn:
+ Khí hậu: khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Sóc Trăng có khí hậu gió mùa nhiệt đới biển. Vận tốc gió thường xuyên không quá 3-4m/s, rất ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,7; thấp nhất 25,2 vào tháng 1, cao nhất 28,2 vào tháng 4. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140-150kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%.
+ Thuỷ văn: khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn chung của thành phố Sóc Trăng, bị chi phối thủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không đều, các kênh rạch bị ảnh hưởng thủy triều lên xuống 2 lần trong ngày. Mực nước dao động trung bình từ 0,4 - 1,4m. Hầu hết các dòng chảy là dòng chảy 2 chiều chiếm phần lớn thời gian trong năm. Trong khu vực quy hoạch có hệ thống kênh rạch dày đặc với mật độ dòng chảy 1,1km/km2.
- Qua nghiên cứu hồ sơ khảo sát địa chất của các công trình lân cận, tiên lượng cấu trúc địa chất của khu đất quy hoạch có thể gồm các lớp mặt là đất đắp cát mịn, xốp đến rất xốp, bùn sét pha chảy,... các lớp này có bề dày từ 25 - 30m. Sau đó là các lớp có khả năng chịu tải cho công trình với thành phần cơ bản gồm sét dẻo cứng đến nửa cứng, lẫn sỏi sạn.
- Nước ngầm mạch sâu từ 100 - 180m có chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn, có thể khai thác dùng cho sinh hoạt và các mục đích khác. Nước ngầm mạch nông có ở độ sâu từ 10 - 15m, có thể sử dụng cho sinh hoạt, tuy nhiên chỉ đảm bảo khai thác nhỏ lẻ, ngoài ra có nguy cơ bị nhiễm mặn nên chất lượng nước không ổn định cho sinh hoạt.
- Khu đất quy hoạch thuộc vùng động đất cấp V (theo thang MSK - 64, TCXDVN 375:2006, tra cứu cho thành phố Sóc Trăng) với gia tốc nền là 0,0258.
2. Môi trường đất
- Hiện nay, khu vực chủ yếu hoạt động kinh doanh, đất ở đô thị và sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường đất trong khu vực quy hoạch hiện nay khá sạch, hầu hết các chỉ tiêu lý hoá, sinh học của đất đều nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên sự phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các hoạt động kinh tế - xã hội theo quy hoạch của đồ án sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất và có những ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc cũng như chất lượng đất.
- Trong nước thải có các tác nhân gây ô nhiễm như: các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ, chất hoạt tính bề mặt), các chất độc (xianua, asen, thủy ngân, muối đồng), các chất gây mùi, chất cặn, chất rắn,… nên khả năng gây ô nhiễm rất cao. Nếu nước thải, chất thải ngấm vào đất sẽ làm thoái hóa, ô nhiễm đất.
3. Môi trường nước
- Hiện trạng trong khu vực phường 10 hầu hết sử dụng hệ thống thoát nước chung, tuy nhiên, nhiều hộ dân sinh sống trong những hẻm nhỏ thoát nước thải ra các kênh mương sau nhà, những hộ dân sinh sống xa các trục đường chính chủ yếu thoát nước thải ra kênh, rạch hiện hữu phía trước nhà. Môi trường nước bịô nhiễm khá nghiêm trọng.
4. Chất thải rắn
- Khối lượng chất thải rắn của khu vực chủ yếu từ rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương, trong khu vực trung tâm ở các hẻm nhỏ, nhiều hộ dân xả rác trực tiếp ra các kênh mương hiện hữu nên gây ô nhiễm, có thể khắc phục bằng biện pháp thu gom thủ công và đẩy mạnh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
5. Môi trường không khí
- Môi trường không khí ở khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi yếu tố con người.
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí hiện nay là do hoạt động sản xuất kinh doanh và chất thải sinh hoạt của những hộ dân quanh khu vực, các loại khí thải từ các phương tiện cơ giới hoạt động trong khu vực không lớn.
6. Hệ sinh thái
- Địa điểm khu vực trong ranh nghiên cứu trực tiếp là khu đất ở đô thị và ngoài ranh nghiên cứu trực tiếp là đất nông nghiệp, hệ sinh thái động vật khu vực quy hoạch hầu như không có gì đặc biệt.
- Hiện trạng chất lượng môi trường môi trường không khí, môi trường tiếng ồn trong khu vực dự án đang ở tình trạng bình thường, tuy nhiên môi trường nước đang bị ô nhiễm.
IV. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU
CỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG; ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỐI ƯU CHO KHU VỰC QUY HOẠCH
1. Tác động tích cực
- Cơ cấu sử dụng đất phù hợp. Tỷ lệ cây xanh đảm bảo đáp ứng.
- Quy hoạch giao thông phù hợp với định hướng phát triển hệ thống giao thông chung của khu vực.
- Hệ thống thu gom nước thải và nước mưa được thiết kế riêng biệt, việc tách hai hệ thống thoát nước riêng biệt sẽ thuận tiện cho vấn đề xử lý nước thải và chống ngập úng cho khu công trình.
- Nâng cao điều kiện tiện ích đời sống của người dân trong khu vực. - Giải quyết nhiều vấn đề cơ bản như: chỗ ở, học tập, việc làm, môi trường sinh thái tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo.
- Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, làm tăng thu hút đầu tư.
2. Tác động tiêu cực khi thực hiện quy hoạch xây dựng
a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Ảnh hưởng của dự án đến môi trường không khí chủ yếu là giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công.
- Hoạt động của các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn, độ rung, bụi và khí thải. Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa bụi (kích thước hạt nhỏ hơn 10µm), SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon (THC) và chì (Pb) có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí. Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất, tác động của chúng đến môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ phương tiện trong khu vực.
- Bụi sinh ra từ quá trình đào, vận chuyển bùn đất và thi công xây dựng các tuyến cống. Lượng bụi sinh ra khá lớn, cộng với nồng độ bụi thứ cấp sinh ra từ hoạt động phương tiện giao thông.
- Hoạt động thi công cũng gây ách tắc giao thông nếu không bố trí thời gian và công việc một cách phù hợp. Hiện tượng ách tắc giao thông càng làm
phát sinh vào môi trường không khí một lượng đáng kể các chất ô nhiễm như: SO2, NOx, CO,...
- Trong quá trình vận chuyển đất cát còn thừa sau khi đào, lắp đặt các tuyến cống, một lượng bụi có thể sinh ra gây ô nhiễm tuyến đường vận chuyển do rơi vãi, gió thổi...
b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
- Nước thải và chất thải của công nhân trong quá trình thi công, nhằm phục vụ cho dự án, một lượng lớn công nhân sẽ tập trung và ở lại trong khu vực dự án sẽ làm cho nguồn nước gây ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên nguồn gây ô nhiễm này không đáng kể, thời gian không kéo dài khi ta tiến hành xây dựng các công trình vệ sinh cho công nhân sử dụng.
- Dầu mỡ thải từ các thiết bị thi công, việc bảo trì, vệ sinh các thiết bị trong quá trình thi công sẽ thải ra lượng dầu mỡ vào môi trường nước. Sự rò rỉ, rơi vãi dầu nhớt từ các phương tiện thi công vào nguồn nước sẽ dẫn đến một số tác động do ô nhiễm nguồn nước bởi màng dầu và các sản phẩm phân giải của chúng.
- Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở đáy khiến nguồn nước bị ô nhiễm bởi các sản phẩm phân giải không hòa tan. Cặn dầu tích lũy ở đáy hồ, ao mương là nguồn ô nhiễm cố định, gây độc hại cho hệ sinh vật đáy.
- Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu phân giải gây chết các loài sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong nước, từ đó làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Có thể ảnh hưởng cục bộ trong chuỗi thức ăn tự nhiên trên quy mô hẹp.
- Sự ô nhiễm dầu còn làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước do nhu cầu sử dụng ôxy để phân hủy các sản phẩm dầu. Ngoài ra váng dầu xuất hiện trên bề mặt nguồn nước gây cản trở cho việc làm thoáng, khuếch tán ôxy từ không khí vào trong nguồn nước. Khi lượng ôxy hòa tan trong nước giảm, nó sẽ gây ảnh