- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn:
84. Phân tích nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành *Tiêu chuẩn Thẩm phán:
* Tiêu chuẩn Thẩm phán:
Được quy định tài điều 37 luật Tổ chức TAND. Cụ thể như sau:
“ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xó hội chủ nghĩa, cú trỡnh độ cử nhân luật và đó được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thỡ cú thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán”.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TAND:
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TAND TC, Thẩm phán TAQS TW:
+ Chánh án TAND TC- Chủ tịch
+ Đại diện lãnh đạo Bộ QP-Uỷ viên.
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ-Uỷ viên.
+ Uỷ ban TW MTTQ VN – Uỷ viên.
+ Ban chấp hành TW hội Luật gia VN-Uỷ viên.
Danh sách các Uỷ viên do UBTV Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND TC.
Hội đồng tuyển chọn tuyển người có đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán TAND TC, Thẩm phán TAQSự TW theo đề nghị của Chánh án TAND TC và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Thẩm phán TAND cấp huyện:
+ Chủ tịch (Phó CT) HĐND – Chủ tịch
+ Chánh án TAND cấp tỉnh- Uỷ viên.
+ Đại diện Sở Nội vụ-Uỷ viên.
+ Uỷ ban TW MTTQ VN – Uỷ viên.
+ Ban chấp hành TW hội Luật gia cấp tỉnh-Uỷ viên.
Danh sách các Uỷ viên HĐ tuyển chọn Thẩm phán TAND cấp Tỉnh, Thẩm phán TAND cấp huyện do Chánh án TAND TC quyết định theo đề nghị của Chủ tịch HĐND cấp tỉnh
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TAND cấp Tỉnh, cấp Huyện tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán theo đề nghị của chánh án TAND cấp Tỉnh và đề nghị Chánh án TAND TC bổ nhiệm.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TA quân sự cấp quân khu, Thẩm phán TA quân sự khu vực:
+ Chánh án TA quân sự TW- Chủ tịch.
+ Đại diện lãnh đạo Bộ QP-Uỷ viên.
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ-Uỷ viên.
+ Uỷ ban TW MTTQ VN – Uỷ viên.
+ Ban chấp hành TW hội Luật gia VN-Uỷ viên.
Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TA quân sự cấp quân khu, Thẩm phán TA quân sự khu vực do Chánh án TAND TC quyết định theo đề nghị của Chánh án TA quân sự TW.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán TA quân sự cấp quân khu, Thẩm phán TA quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án TA quân sự TW và đề nghị Chánh án TANDTC bổ nhiệm.
85. Phân tích nguyên tắc: "Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"(Điều 130 Hiến pháp 1992) (Điều 130 Hiến pháp 1992)
Nguyên tắc này được quy định từ HP 1946 đến HP 1992 sửa đổi. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế XHCN, nó bảo đảm cho TAND xét xử khách quan, đúng pháp luậtđể bảo vệ trật tự pháp luật XHCN. Nội dung nguyên tắc này cụ thể như sau:
- Khi xét xử tất cả các vụ án ở tất cả các trình tự tố tụng, Thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ căn cứ vào chứng cứ và các quy phạm pháp luật cân áp dụng để giải quyết các vụ việc và ra các bản án, quyết định cụ thể, không phụ thuộc vào bất kỳ sự can thiệp của bất kỳ ai.
- Khi xét xử, các thành viên trong Hội đồng xét xửcũng độc lập với nhảutong việc xác định chứng cứ, lựa chọn các quy phạm pháp luật cân áp dụng để định tội và lượng hình đối với các vụ án hình sự, quyết định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án khác.
- Đối với 1 bản án có thể phải xét xử nhiều lần theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Đối với các bản án xét xử so thẩm thì không phải xin ý kiến chỉ đạo của toà án cấp trên. Ngược lại, khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩmkhông lệ thuộc vào chứng cứ, kết luận và quyết định của TA đã xét xử sơ thẩm mà phải tự mình xác định chứng cứ, quy phạm pháp luật cần được áp dụngđể có quyết định cụ thể.
Nguyên tắc này đòi hỏi các thẩm phán và hội thẩm nhân dânphải luôn luôn đề cao ý thức cá nhân với tư cách là người nhân danh nhà nước thực hiện chức năng xét xử để bảo vệ lợi ích của NN, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Các thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải thật sự chí công vô tư, kiên quyết bảo vệ pháp luật.
86. Phân tích nguyên tắc: "Toà án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định" (Điều 131 Hiếnpháp 1992) pháp 1992)
- Nguyên tắc này được quy định từ HP 1946 đến HP 1992 sửa đổi.
- Mục đích của nguyên tắc này:
+ Thu hút nhân dân tham gia, giám sát hoạt động xét xử của TA.
+ Nâng cao công tác giáo dục ý thức pháp luật trong ND.
+ Thu hút ND tham gia vào ctác chống tội phạm và các VPPL khác.
+ Phán quyết của TA không chỉ nhằm trừng phạt mà con răn đe, phòng ngừa, giáo dục.
- Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các TAND các cấp phải có kế hoạch xét xử các vụ án. Kế hoạch xét xử phải niêm yết tại trụ sở của toá án. Toà án phải thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú và làm việc cuối cùng của bị cáo. Đồng thời toà án phải thông báo cho bị cáo, người bị hại, các đương sự và những người có liên quan đến vụ án biết thời gian, địa điểm xử án. Đối với những vụ án quan trọng toà án phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết. Về nguyên tắc chung, việc xử án phải được tiến hành xử án tại toà án nhưng toà án có thể xét xử lưu động nơi xảy ra vụ án để tăng cường tính giáo dục.
Tại các phiên toà, mọi công dân đủ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự.
Ngoài xét xử công khai, Luật tổ chức toà án ND cũng quy định TA có thể xét xử kín để giữ bí mật của NN, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
Dù xét xử công khai hay xét xử kín nhưng khi tuyên án, toà án đều phải đọc công khai để mọi người được biết.
87. Phân tích nguyên tắc: "Toà án bảo đảm cho công dân nước CHXHCN Việt nam thuộc các dântộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tào án" (Điều 133 Hiến pháp tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tào án" (Điều 133 Hiến pháp 1992)
- Mục đích: Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc vì xuất phát từ thực tế nước ta có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ, các dân tộc cùng nhau chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên toà như bị cáo, người bị hại, đương sự, người làm chứng ... thể hiện một cách đúng đắn và chính xác ý chí của mình khi tham gia tố tụng, đồng thời giúp cho toà án xét xử được chính xác , đúng sự thật khách quan của vụ án, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử.