Để xác định được vấn đề ưu tiên, Các chị nhân viên cùng với NVCTXH tiến hành lập cây vấn đề của Thân chủ. Sau khi xử lý lại thông tin thu thập được, NVCTXH xây dựng cây vấn đề như sau:
Hình 1: Cây vấn đề của bà Tr
Qua phân tích và đánh giá từ những thông tin thu thập được có thể thấy vấn đề của bà Tr nổi lên hai vấn đề chính.
-Thứ nhất: Buồn, nhớ nhà, muốn về thăm gia đình, gặp người thân, muốn được gặp người thân trong gia đình. Tự ti, sợ sức khỏe yếu sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người. Rất muốn về nhà thăm gia đình, gặp người thân đặc biệt là các con.
-Thứ hai: Thường xuyên bỏ bữa, sức khỏe giảm sút.
-Thứ ba: Thường xuyên cáu gắt, nóng tính, không kiểm soát được hành vi, lúc mất kiểm soát có thể có hành vi dùng gậy đánh người khác làm cho mối quan hệ bạn bè của bà Tr bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ở đây, qua tiếp xúc với bà Tr có thể xác định được vấn dề về sức khỏe thể chất cũng có liên quan đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, bà Tr sức khỏe yếu thường xuyên đau ốm cộng với bản thân bị khuyết tật có ảnh hưởng đến suy nghĩ của bà. Bà kể: “lúc đau ốm, tôi có tâm trạng rất buồn, rất sợ làm phiền mọi người xung quanh”.
Khi ở Trung tâm, bà thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, của cán bộ Trung tâm, của những người có cùng hoàn cảnh như bà và sự chia sẻ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân. Tuy nhiên, bà Tr vẫn cảm thấy buồn, nhớ
Buồn, ít nói, tự ti Sức khỏe giảm sút Thường xuyên cáu gắt Trầm cảm Thường xuyên bỏ bữa Xa rời con cháu Nghỉ hưu Chồng mất Sợ tuổi già
nhà vì rất ít cơ hội gặp người thân. Lúc mới vào Trung tâm, người em trai của bà thường xuyên vào thăm bà nhưng hiện nay ông tuổi cũng đã cao, sức khỏe yếu, nên không đến thăm bà được. Còn người chị gái của bà cũng vậy rất ít khi đến thăm bà.
Từ những thông tin khai thác từ thân chủ và những thông tin khác nhau, tôi đã tìm ra được khá nhiều vấn đề từ thân chủ. Nhưng các vấn đề này chính là cơ sở dẫn đến tình trạng trầm cảm của thân chủ. Nếu giải quyết cũng như đáp ứng được những nhu cầu này thì sẽ tác động tích cực giúp thân chủ quên dần đi những buồn đau trong quá khứ, xóa tan mặc cảm, trở lại với cuộc sống bình thường. Chỉ trong gần 2 tháng thực hiện thì 3 nhu cầu cơ bản cần được giải quyết đó là:
-Nhu cầu 1: Niềm vui, nhu cầu được giao tiếp, gặp gỡ người thân trong gia đình: Niềm vui của người già đôi khi chỉ là một cái gì đó rất nhỏ, như sự chăm sóc, quan tâm tới con cái, đặc biệt là cháu chắt. Qua vấn đàm cụ cũng có tấm sự về điều này: Nhiều lúc muốn vui chơi với bọn trẻ, nhìn nó đùa nghịch cũng là điều mà tôi cảm thấy vui nhưng cháu biết đấy, bọn trẻ nó đi học cả ngày, tối nó về, ăn cơm xong lại lên học bài. Thỉnh thoảng thì mới có thời gian chỉ bài khi chúng hỏi, thắc mắc.
-Nhu cầu 2: Tư vấn tâm lý, hòa nhập vào cộng đồng: NCT thích sống trong cộng đồng làng xóm, bạn bè, đồng môn, đồng đội. Và đó cũng là nhu cầu của cụ. Cụ mong được đi hội họp, trao đổi, trò chuyện với các chiến hữu năm xưa, được hoà nhập vào cộng đồng. Với một nhiệt huyết của một nhà giáo, bà không muốn bị lạc lõng, đứng ngoài lề xã hội, chỉ ở nhà quanh quẩn vào ra. Giúp cụ bình ổn lại tâm lý, tránh cáu gắt bằng hình thức tổ chức trò chơi sinh động.
Nhu cầu 3
Nhu cầu 2
Nhu cầu 1
Sơ đồ 1: Thứ tự ưu tiên các nhu cầu cần giải quyết
Qua việc phân tích các vấn đề cốt lõi và xác định nhu cầu ưu tiên, NVCTXH nhận thấy nhu cầu số 1 là nhu cầu cần thiết nhất, giải quyết được vấn đề số 1 sẽ là cơ sở tiền đề để giải quyết các nhu cầu tiếp theo. Tiếp đến là nhu cầu số 2 và cuối cùng là nhu cầu giải quyết tình trạng bỏ bữa.