Tập hợp chi phí các loại rau trong mô hình rau sạch giai đoạn 2018

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 57)

1: Tính cấp thiết

3.2.1. Tập hợp chi phí các loại rau trong mô hình rau sạch giai đoạn 2018

2020

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp chi phí giống của các loại rau qua các năm.

STT

1

2

3

4

Bảng 3.2 cho thấy chi phí giống để sản xuất rau của hợp tác xã qua các năm. Có thể thấy với diện tích năm 2018 với tổng diện tích 94.000m2 tổng diện tích trồng của HTX, bắp cải thực hiện trồng 2 vụ một năm với tổng diện tích 32.000m2 mà mỗi vụ dùng 0,5 kg với giá bán giống Bắp cải xanh Nhật Bản có giá 1.200.000 nghìn đồng/kg chi phí giống của bắp cải chiếm 2,32% [1] tổng chi phí giống năm 2018. Bí xanh năm 2018 HTX trồng 10.000 cây với giá 5,000 nghìn đồng/cây chiếm 96,63% tổng chi phí giống của năm 2018. Xu hào trồng với diện tích 10,000m2/vụ và mỗi vụ hết 0,2 kg giống và giá giống xu hào năm 2018 là 1.100.000 nghìn đồng/kg, vì vậy chi phí của xu hào chiếm 0,85% tổng chi phí giống năm 2018. Xúp lơ là cây rau trồng ít nhất và chỉ trồng một vụ/ năm với diện tích chỉ 4.000m2. Mỗi năm chỉ hết 0,1kg giống với giá 1.000.000 đồng/kg nên chi phí giống của xúp lơ chỉ chiếm 0,19% tổng tỷ suất phần trăm chi phí giống rau năm 2018 của HTX.

Năm 2019 tuy diện tích của bắp cải có tăng từ 32.000m2 lên đến 40.000m2 nhưng số lượng giống trồng của HTX không thay đổi do các thành viên thay đổi khoảng cách trồng giữa các cây bởi giống bắp cải Nhật khá to, đối với xu hào và xúp lơ không thay đổi gì so với năm 2018. Bí xanh năm 2019 có tăng về cả diện tích lẫn số lượng giống cây trồng, diện tích của bí xanh tăng từ 48.000 năm 2018 lên 58.000m2 năm 2019 từ đó giống cây cũng tăng từ 10,000 cây lên 12,000 cây năm 2019 vì vậy tỷ suất phần trăm tăng từ 96,63% năm 2018 lên 97,18% trong năm 2019, vậy nên tỷ suất phần trăm của các loại rau khác cũng có thay đổi nhưng không thay đổi nhiều.

Năm 2020 có nhiều biến động, diện tích bắp cải giảm từ 40.000m2 giảm xuống còn 38.000m2 số lượng giống tăng thêm 0,1 kg mỗi vụ, nhưng chỉ chiếm 1,95% trong tổng tỷ số phần trăm chi phí năm 2020. Diện tích bí xanh năm 2020 giảm xuống còn 48.000m2 bằng với diện tích năm 2018, nhưng số lượng giống để trồng tăng lên 15.000 nghìn cây chiếm 97,2% tỷ số chi phí năm 2019.

34

Xu hào năm 2020 diện tích tăng từ 10.000m2 năm 2018 và 2019 lên 14.000m2 năm 2020 số lượng giống cũng tăng thêm 0,1kg năm 2020 chiếm 0,71% trong tổng tỷ số chi phí năm 2020.

Chú thích [1]: cột Thành tiền = Số vụ * Số lượng *Đơn

giá Tỷ suất phần trăm chi phí giống theo các năm.

ℎ ℎí ủ ừ ạ ă

ỷ ấ % ℎ ℎí =

∗ 100 ổ ℎ ℎí ừ ạ ă đó

- Tổng chi phí giống các loại rau năm 2018: 51.740.000 đồng.

Chi phí bắp cải năm 2018: 1.200.000 => tỷ suất phần trăm chi phí của bắp cải

1,200,000

51,740,000∗ 100 = 2,32%

Tương tự: tổng chi phí bí xanh năm 2018: 50,000,000 đồng => tỷ suất phần trăm chi phí của Bí xanh

50,000,000

51,740,000 ∗ 100 = 96,64%

Tỷ suất phần trăm chi phí của xu hào năm 2018: 440,000 đồng

440,000

51,740,000 ∗ 100 = 0,85%

Tỷ suất phần trăm chi phí của xúp lơ năm 2018: =100- (2,32+96,6+0,85) = 0,19%

- Tổng chi phí các loại rau năm 2019: 61,740,000

đồng Tỷ suất phần trăm chi phí của bắp cải năm 2019

1,200,000

Tỷ suất phần trăm chi phí của bí xanh năm 2019:

60,000,000

61,740,000 ∗ 100 = 97,18%

Tỷ suất phần trăm chi phí của xu hào năm 2019:

440,000

61,740,000 ∗ 100 = 0,71%

Tỷ suất phần trăm chi phí của xúp lơ năm 2019:

100,000 61,740,000∗ 100 = 0,16%

- Tổng chi phí các loại rau năm 2020: 62,200,000 đồng

Tỷ suất phần trăm chi phí bắp cải năm 2020:

1,440,000 62,200,000∗ 100 = 1,93%

Tỷ suất phần trăm chi phí bí xanh năm 2020:

60,000,000

62,200,000 ∗ 100 = 96,46%

Tỷ suất phần trăm chi phí xu hào năm 2020:

660,000

36

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chi phí phân bón của các loại rau giai đoạn 2018 – 2020 Loại rau Bắp cải Bí xanh Xu hào Xúp lơ

Trong bảng 3.3 về chi phí phân bón ta có thể thấy:

Năm 2018 bắp cải dùng phân vô cơ, chủ yếu là đạm với số lượng 100kg/ vụ và phân hữu cơ từ phân chuồng ủ với số lượng là 500kg/vụ, chi phí của bắp cải chiếm 42,4% tổng chi phí phân bón năm 2018. Bí xanh là loại cây rau dễ trồng và chăm sóc nên chỉ cần sử dụng phân hữu cơ ở giai đoạn trồng vì vậy chi phí phân bón của nó không cao, chỉ chiếm 20% tổng chi phí phân bón năm 2018. Xu hào cũng giống bắp cải, tuy nhiên do diện tích và số lượng trồng ít hơn nên lượng phân bón cũng ít hơn bắp cải và chỉ chiếm 30,4% tổng chi phí phân bón. Xúp lơ là loại rau có diện tích trồng ít nhất tuy nhiên vấn sử dụng 2 loại phân bón như bắp cải và xu hào, chi phí phân bón của xúp lơ chỉ chiếm 7,2% trong tổng chi phí phân bón năm 2018.

Đến năm 2019 tuy diện tích có tăng lên một chút (bắp cải tăng 2.000m2. Bí xanh tăng 10.000m2) nhưng số lượng phân bón không thay đổi.

Năm 2020, khi diện tích thay đổi (bắp cải 38.000m2, bí xanh 48.000m2, xu hào 14.000m2) khi thay đổi diện tích HTX cũng thay đổi lượng cây trồng vì vậy thay đổi lượng phân bón, từ bảng trên cho thấy có sự tăng lên tuy không nhiều về số lượng phân bón của bắp cải, xu hào và bí xanh, riêng xúp lơ không thay đổi do cả diện tích và số lượng cây trồng không thay đổi. Cụ thể: chi phí phân bón của bắp cải tăng 0,2% so với năm 2018 và 2019 chiếm 42,6% tổng phần trăm chi phí phân bón năm 2019. Tỷ số Chi phí phân bón của Bí xanh lại thấp hơn năm 2019 và 2018 0,2% còn 19,8% năm 2020. Tỷ số phần trăm chi phí phân bón của xúp lơ cũng giảm so với năm 2019 và 2018 từ 7,2 % xuống còn 6,9% năm 2020.

Chú thích [2]:

Cột Thành tiền = Số vụ* Số lượng* Đơn giá

38

ℎ ℎí ừ ạ ℎ ă

= ∗ 100

Bảng 3.3. Bảng tổng chi phí phân bón các loại rau giai đoạn 2018 – 2020

Nguồn: Theo kết quả tính của tác giả

Tổng chi phí phân bón các loại rau năm 2018: 75 triệu đồng Tỷ suất phần trăm chi phí năm 2018 của các loại rau:

Tỷ suất % chi phí phân bón của bắp cải:

31,8

75 ∗ 100 = 42,4%

- Tỷ suất chi phí phân bón của bí xanh:

15

- Tỷ suất chi phí phân bón của xu hào:

22,8

75 ∗ 100 = 30,4%

- Tỷ suất phân bón của xúp lơ:

5,4

75 ∗ 100 = 7,2%

Tổng chi phí phân bón của tất cả các loại rau năm 2019 bằng năm 2018 không thay đổi.

Tổng chi phí phân bón các loại rau năm 2020: 78,15 triệu đồng

- Tỷ suất chi phí phân bón của Bắp cải năm 2020

33,3

78,15 ∗ 100 = 42,61%

- Tỷ suất phần trăm phân bón của bí xanh năm 2020

15

78,15 ∗ 100 = 19,77%

- Tỷ suất phần trăm phân bón của xu hào năm 2020

24

78,15 ∗ 100 = 30,71%

- Tỷ suất phần trăm phân bón của xúp lơ năm 2020:

5,4

40 Bảng 3.5. Chi phí thuốc BVTV Diện Loại STT Năm tích rau (m2) 2018 32,000 Bắp 2019 40,000 1 cải 2020 38,000 2018 48,000 Bí 2019 58,000 2 xanh 2020 48,000 2018 10,000 Xu 2019 10,000 3 hào 2020 14,000 2018 4,000 2019 4,000 4 Xúp lơ 2020 4,000 Tổng N/A N/A

Bảng 3.6. Bảng phần trăm chi phí thuốc BVTV các loại rau giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018 2019 2020

(Nguồn: Theo kết quả tính của tác giả)

Từ bảng 3.5 và 3.6 ta thấy thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng chỉ có thuốc nấm, thuốc kháng nấm giống, đối kháng nấm. Được biết thuốc nấm là thuốc để phun chống nấm cho cây sau khi trồng được ba tuần tuổi, kháng nấm giống (KNG) là thuốc phun kháng nấm cho giống khi ươm cây giống bắp cải, xu hào và xúp lơ còn bí xanh không dùng kháng nấm mà chỉ dùng đối kháng nấm (ĐKN). Nhìn vào bảng 3.5, kết hợp với bảng 3.6 ta có thể thấy Bí xanh mỗi năm dùng hết 1 gói đối kháng nấm với giá 650.000 nghìn đồng, thuốc nấm năm 2018 và 2018 dùng mỗi năm một gói với giá 65.000 nghìn đồng, đến năm 2020 tăng thêm một gói, tổng chi phí của bí xanh năm 2018 và 2019 chiếm

42

60,6% trong tổng chi phí thuốc BVTV của năm 2018 và 2019. Năm 2020 chi phí bí xanh chiếm 62,7% tăng 2,1% so với 2 năm trước đó. Với bắp cải năm số lượng sử dụng thuốc BVTV không thay đổi trong 3 năm chiếm 19,1% trong tổng chi phí năm 2018 và 2019, và 18,1% trong tổng chi phí thuốc BVTV năm 2020. Xu hào cũng không có sự thay đổi về số lượng thuốc BVTV sử dụng trong ba năm chiếm 13,6% trong tổng số phần trăm chi phí thuốc BVTV năm 2018, 2019 và 12,9% năm 2020. Xúp lơ cũng không có thay đổi gì về số lượng thuốc BVTV trong ba năm, là loại rau được trồng ít nhất nên chi phí thuốc BVTV của xúp lơ chỉ chiếm 6,8% năm 2018 và 2019, đến năm 2020 giảm xuống còn 6,4%, giảm 0,4% so với hai năm trước đó.

Bảng 3.7. Bảng chi phí bao bì các loại rau giai đoạn 2018 – 2020 S T T 1 2 3 4

Về bao bì số lượng thay đổi qua các năm dựa vào mức độ tiêu thụ của sản phẩm:

Năm 2018: Bắp cải dùng hết 7kg bao bì với giá 320.000 nghìn đồng/kg chiếm 35,9% tổng chi phí bao bì năm 2018. Bí xanh do trọng lượng lớn hơn nên cũng sử dụng nhiều bao bì hơn, chi phí bao bì của bí xanh năm 2018 chiếm 51,3%. Xu hào chiếm 10,3% thấp hơn bắp cải 25,6%, riêng xúp lơ là cây rau tốn ít chi phí bao bì nhất vì số lượng trồng và sản lượng bán ra cũng không nhiều nên chỉ chiếm 2,6% trong tổng chi phí bao bì năm 2018.

Năm 2019 sản lượng bán ra thay đổi nên số lượng bao bì của các loại rau cũng thay đổi và giá bao bì so với năm 2018 cũng tăng 30.000 nghìn đồng. Bắp cải tăng lên 1kg về số lượng so với năm 2018 chiếm 36,8% trong tổng chi phí bao bì năm 2019 tăng 1,1% so với năm 2018. Bí xanh số lượng không thay đổi nhưng phần trăm chi phí bao bì giảm từ 51,3% năm 2018 xuống còn 46% năm 2019. Xu hào tăng 0,5kg về số lượng bao bì sử dụng chiếm 11,5% tăng 1,3% so với tổng chi phí năm 2018. Xúp lơ tăng 1,5kg về số lượng chiếm 5,8% tăng 3,2% so với năm trước.

Năm 2020 tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã khiến cho các loại rau cũng bị ảnh hưởng, nên chi phí bao bì năm 2020 có loại giảm có loại tăng, tổng chi phí bao bì năm 2020 là 10.850.000 nghìn đồng, trong đó bắp cải chiếm 45,2% tăng 8,4% so với năm 2019. Bí xanh chiếm 32,3% thấp hơn năm 2019 14,3%. Xu hào chiếm 19,4% tăng 7,9% so với năm 2019. Xúp lơ giảm từ 5,7% năm 2019 xuống còn 3,2% năm 2020.

45

Bảng 3.8. Bảng tập hợp chi phí các loại rau qua các năm

S T T 1 2 3 4

(Nguồn: Theo kết quả tính của tác giả)

Chi phí trung gian IC là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, IC = Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ

Chi phí trồng rau của HTX bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí vật tư thuốc BVTV, chi phí bao bì. Nhìn vào bảng 3.7 ta có thể thấy

Với bắp cải chi phí trung gian tăng qua từng năm:

Chi phí trung gian của bắp cải năm 2018 là 37,705 triệu đồng chiếm 32,39% năm 2018. Đến năm 2019 phần trăm chi phí tăng thêm 0,97% so với năm 2018, đến năm 2020 IC của bắp cải là 39,865 triệu đồng tăng 2,16 triệu

đồng so với năm 2018, phần trăm chi phí trung gian qua năm 2020 là 34,25% tăng 0,89% so với năm 2019 và tăng 1,86% so với năm 2018.

Với bí xanh có biến động tăng và giảm qua các năm

Chi phí trung gian năm 2018 của bí xanh là 72,225 triệu đồng tương đương 30,74%, đến năm 2019 tăng lên 82,715 triệu đồng chiếm phần trăm chi phí trung gian nhiều nhất trong ba năm với 35,26% tuy nhiên đến năm 2020 lại giảm xuống còn 33,99% tức thấp hơn năm 2019 1,785 triệu đồng nhưng vẫn tăng so với năm 2018 hơn 8 triệu đồng.

Xu hào chi phí cũng tăng theo từng năm tuy nhiên không nhiều, năm 2018

Chi phí trung gian của xu hào là 24,680 triệu đồng chiếm 32,16%, chi phí trung gian năm 2019 là 25,150 triệu đồng tương đương với 32,77% tăng 0,61% so với năm 2018 nhìn từ các phần trước có thể thấy chi phí của xu hào tăng một ít do chi phí bao bì cũng tăng so với năm trước đó. Năm 2020 chi phí trung gian của xu hào tăng thêm 1,770 triệu đồng so với năm 2019, tỷ suất phần trăm chi phí chiếm 35,08% tăng 2,31% so với năm 2019 và 2,92% so với năm 2018

Xúp lơ là rau trồng ít nhất và cũng ít biến động nhất trong các loại rau năm 2018 Chi phí trung gian của xúp lơ là 5,9 triệu đồng chiếm 32,27% năm 2018, đến năm 2019 do giá bao bì tăng nên chi phí trung gian của xúp lơ cũng tăng lên đến 6,455 triệu đồng tăng 555.000 nghìn đồng tương đương 3,03% so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020 chi phí trung gian của xúp lơ lại giảm từ 6,455 triệu đồng năm 2019 xuống còn 5,930 chiếm 32,43% năm 2020 cao hơn năm 2018 0,16% và thấp hơn 2,87% so với năm 2019 vì đến năm 2020 dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện kéo dài công thêm dãn cách xã hội khiến cho xúp lơ vốn là loại rau khó bán nay càng khó hơn, vì vậy chi phí cho khoản bao bì của năm 2020 chỉ bằng năm 2018 về số lượng chỉ hơn là giá bao bì năm 2020 cao hơn giá bao bì năm 2018.

47

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w