Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 73)

1: Tính cấp thiết

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

3.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá

Bảng 3.10. Bảng chỉ tiêu phản ánh chi phí và kết quả sản xuất

STT

1

2

3

50

Giá trị sản xuất GO = PxQ hay chính bằng sản lượng nhân với đơn giá Giá trị gia tăng VA = GO – IC hay chính bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

Năm 2018 tổng giá trị gia tăng là 1.541.600.000 nghìn đồng.

Giá trị gia tăng của bắp cải là 622.295.000 nghìn đồng chiếm 40,37% trong tổng phần trăm giá trị gia tăng năm 2018. Giá trị gia tăng của bí xanh là 727.885.000 nghìn đồng chiếm 47,22% cao hơn 6,85% so với bắp cải, giá trị gia tăng của xu hào là 155.320.000 nghìn đồng chiếm 10,08% cùng với xu hào xúp lơ có giá trị gia tăng nhỏ nhất 36.100.000 nghìn đồng chỉ chiếm 2,34% do số lượng trồng và sản lượng bán ra của xu hào và xúp lơ thấp hơn so với bí xanh và bắp cải.

Tổng giá trị gia tăng năm 2019 là 1.458.855.000 nghìn đồng trong đó, giá trị gia tăng của bắp cải chiếm 39,08% giảm 1,29% so với năm 2018. Giá trị gia tăng của bí xanh năm 2019 đạt 717.287.000 nghìn đồng chiếm 49,17%, bí xanh trong 2 năm 2018 và 2019 luôn có giá trị gia tăng cao nhất trong bốn loại rau do được thị trường ưa chuộng và giá bán ổn định. Giá trị gia tăng của xu hào và xúp lơ lần lượt là 8,83% và 2,92%, xu hào giảm 1,25% và xúp lơ tăng 0,58% so với năm 2018.

Tổng giá trị gia tăng năm 2020 là 1,619,555,000 nghìn đồng. Năm nay giá trị gia tăng các loại rau đều giảm duy chỉ có bắp cải có giá trị gia tăng cao nhất với 1.032.135.000 nghìn đồng chiếm 63,73% nguyên nhân do dịch covid – 19 kéo dài Bí xanh không thể tiêu thụ ra thị trường xa ngoài tỉnh được và giá bán của các loại rau cũng không ổn định, bắp cải là rau dễ bán ở khu vực trong và ngoài các xã lân cận nên giá trị gia tăng của bắp cải cao hơn hẳn so với các loại rau khác.

3.2.3.2. Hiệu quả lao động

Đối với mô hình trồng rau của HTX lao động chủ yếu là các thành viên trong HTX thu nhập bình quân một thành viên HTX là 3 triệu đồng/tháng, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã và đang diễn ra như hiện nay khiến cho giá bán rau không được ổn định, thị trường ngày càng khó tính hơn thì thu nhập bình quân của các thành viên cũng như lao động thời vụ thuê ngoài cũng sẽ giảm xuống.

Hiệu quả lao động cho biết một ngày công lao động tạo ra được bao nhiêu giá trị sản xuất và bao nhiêu giá trị gia tăng.

VN Đ 8 7 6 5 4 3 2 1 0

Hiệu quả lao động (GO/L)

7,8 7,8

5,2 5,4

3,2 3

52

Hiệu quả lao động (VA/L)

VN Đ 8 7 6 5 4 3 7,1 7 5 3 2,8 4,6 2 1 0

Hình 3.2. Biểu đồ hiệu quả lao động (VA/L)

Nhìn vào hai biểu đồ phản ánh về hiệu quả lao động cho thấy:

Năm 2018, với bắp cải một ngày lao động sẽ tạo ra 3,2 đơn vị giá trị sản xuất và 3,0 đơn vị giá trị gia tăng. Bí xanh một ngày lao động sẽ tạo ra 7,8 đơn vị sản xuất và 7,1 đơn vị giá trị gia tăng nhiều hơn bắp cải 4,6 đơn vị sản xuất và 4,1 đơn vị giá trị gia tăng. Xu hào với một ngày lao động tạo ra 0,9 đơn vị giá trị sản xuất và 0,8 đơn vị giá trị gia tăng còn xúp lơ với một ngày công lao động tạo ra 0,4 đơn vị giá trị sản xuất và 0,3 đơn vị giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với bắp cải và bí xanh.

Năm 2019 hiệu quả lao động của bắp cải giảm so với năm 2018 0,2 đơn vị giá trị sản xuất và đơn vị giá trị gia tăng. Bí xanh không thay đổi về đơn vị giá trị sản xuất vẫn giữ nguyên mức 7,8 và đơn vị giá trị gia tăng giảm 0,1 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018. Xu hào giảm từ 0,9 đơn vị giá trị sản xuất và 0,8 đơn vị giá trị gia tăng năm 2018 xuống còn 0,7 đơn vị giá trị sản xuất và 0,6 đơn vị giá trị gia tăng năm 2019. Xúp lơ tăng 0,1 đơn vị giá trị sản xuất và đơn vị giá trị gia tăng lên 0,5 đơn vị giá trị sản xuất và 0,4 đơn vị giá trị gia tăng.

Năm 2020 một ngày lao động sẽ tạo ra 5,2 đơn vị giá trị sản xuất và 5,0 đơn vị giá trị gia tăng cho bắp cải, nhiều hơn năm 2019 2,2 đơn vị giá trị sản xuất và đơn vị giá trị gia tăng. Với bí xanh, một ngày lao động tạo ra 5,4 đơn vị giá trị sản xuất và 4,6 đơn vị giá trị gia tăng, giảm 2,4 đơn vị so với năm 2019. Xu hào và xúp lơ năm 2020 lại giảm., đặc biệt là xúp lơ giảm 0,3 đơn vị so với năm 2019, và xu hào giảm 0,1 đơn vị còn 0,6 đơn vị giá trị sản xuất và 0,5 giá trị sản xuất.

Từ bảng trên (bảng 3.8) có thể thấy được doanh thu / lao động của các loại rau giảm theo thời gian và theo từng loại rau cho thấy hiệu quả sửa dụng lao động của HTX bị giảm đi đáng kể. Lao động là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX. Hiện nay lực lượng lao động ở HTX còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế công việc, do đó hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp.

3.2.3.3. Hiệu quả đất đai và hiệu quả vốn sản xuất

Hiệu quả sử dụng đất: Giá trị GO/S cho biết trên một đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

Hiệu quả đất đai (GO/S)

VN Đ 28,2 30 25 20,6 20 15 10 5 0

Giá trị VA/S trong hiệu quả đất đai cho biết trên một đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Hiệu quả đất đai (VA/S)

VN

Đ

Hình 3.4. Biểu đồ Hiệu quả đất đai giá trị VA/S

Nhìn vào hai biểu đổ 3.3 và biểu đồ 3.4 cho thấy:

Năm 2018 với bắp cải trên một đơn vị diện tích tạo ra được 20,6[3] đơn vị giá trị sản xuất và 19,4[3] đơn vị giá trị gia tăng. Trên một đơn vị diện tích tạo ra được 16,7 đơn vị giá trị sản xuất và 15,2 đơn vị giá trị gia tăng cho bí xanh, 18,0 đơn vị giá trị sản xuất, 15,5 đơn vị giá trị gia tăng cho xu hào và 10,5 đơn vị giá trị sản xuất, 9,0 đơn vị giá trị gia tăng cho xúp lơ.

Năm 2019, trên một đơn vị diện tích tạo ra được 15,2 giá trị đơn vị sản xuất, 14,3 đơn vị giá trị gia tăng cho bắp cải giảm 5,4 đơn vị sản xuất và 5,1 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018 mặc dù diện tích năm 2018 có ít hơn diện tích đất canh tác năm 2019. Hiệu quả đất đai của bí xanh năm 2019 giảm so với

2018, cụ thể từ 16,7 đơn vị giá trị sản xuất xuống còn 13,8 giảm 2,9 đơn vị giá trị sản xuất và giảm 2,8 đơn vị giá trị gia tăng xuống còn 12,4 đơn vị giá

trị gia tăng. Xu hào cũng giảm từ 18,0 đơn vị sản xuất năm 2018 xuống còn 15,4 đơn vị sản xuất, và từ 15,5 đơn vị giá trị gia tăng năm 2018 xuống còn 12,9 năm 2019. Trong khi hiệu quả sử dụng đất của các loại rau trong năm 2019 đều giảm nhưng hiệu quả sử dụng đất của xúp lơ lại tăng so với năm trước đó, từ 10,5 đơn vị giá trị sản xuất đã tăng lên 12,3 đơn vị sản xuất, từ 9,0 đơn vị giá trị gia tăng đã lên 10,6 đơn vị giá trị gia tăng năm 2019.

Năm 2020, hiệu quả sử dụng đất của bắp cải tăng lên 28,2 đơn vị giá trị sản xuất và 27,2 đơn vị giá trị gia tăng, tăng 13,0 đơn vị giá trị sản xuất và 12,9 đơn vị giá trị gia tăng , tăng khá nhiều so với năm trước đó, xu hào, bí xanh và xúp lơ có hiệu quả sử dụng đất thấp hơn so với các năm trước đó, đặc biệt xúp lơ giảm từ 12,3 đơn vị sản xuất năm 2019 xuống còn 5,0 và 10,6 đơn vị giá trị gia tăng xuống còn 3,5 dù cho diện tích đất không thay đổi nhưng giá cả giảm mạnh cũng đã ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đất đai.

Hiệu quả vốn: HTXNN Tân Hợp có nguồn vốn chủ yếu là được huy động từ các thành viên tham gia góp vốn. Vì quy mô thị trường không cao, nợ quá hạn và nợ xấu nhiều nên HTX chọn biện pháp an toàn là không vay vốn để tránh trường hợp không thể trả lãi.

[3] Chú thích:

- chỉ tiêu hiệu quả GO/S

=

á ị ủ ừ ạ ℎ ừ ă

1000

ệ í ℎ ủ ừ ạ ℎ ừ ă

Ví dụ giá trị GO/S của Bắp cải năm 2018 =660.000.000 ∶ 32.000 = 20,6 1000

triệu/m2

Tương tự cho các loại rau còn lại.

56

VA/S = á ị ủ ừ ạ ℎ ừ ă ∶ 1000 ệ í ℎ ủ ừ ạ ℎ ừ ă

Ví dụ giá trị VA/S của bắp cải năm 2018 =622.295.000 ∶ 32.000 =

1000

19,4 triệu/m2

Tương tự cho các loại rau khác.

Hiệu quả vốn (GO/IC)

VN Đ 30 25 20 15 10 5 0

Hình 3.5. Biểu đồ Hiệu quả vốn giá trị GO/IC

Giá trị GO/IC cho biết mỗi một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. từ bảng trên có thể thấy:

- Năm 2018:

Với bắp cải, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 17,5 đơn vị giá trị sản xuất.

Với bí xanh thì cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 11,1 đơn vị giá trị sản xuất.

Với xu hào, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 7,3 đơn vị giá trị sản xuất.

Với xúp lơ, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 7.1 đơn vị giá trị sản xuất.

- Năm 2019:

Với bắp cải, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 15,7 đơn vị sản xuất. Thấp hơn 1,8 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2018.

Với bí xanh thì cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 9,7 đơn vị giá trị sản xuất. Thấp hơn 1,4 đơn vị sản xuất so với năm 2018.

Với xu hào, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 6,1 đơn vị giá trị sản xuất. Thấp hơn 1,2 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2018.

Với xúp lơ, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 7.6 đơn vị giá trị sản xuất. Cao hơn 0,5 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2018.

- Năm 2020:

Với bắp cải, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 26,9 đơn vị giá trị sản xuất. Tăng 11,2 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2019 và 9,4 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2018.

Với bí xanh thì cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 6,9 đơn vị giá trị sản xuất. giảm 2,8 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2019 và 4,2 đơn vị giá trị sản xuất so với năm 2018.

Với xu hào, cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 4,5 đơn vị sản xuất. giảm 2,8 đơn vị sản xuất so với năm 2018 và 1,6 đơn vị sản xuất so với năm 2019.

Với xúp lơ, 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 3,4 đơn vị sản xuất. giảm tới 4,2 đơn vị sản xuất so với năm 2019 và 3,7 đơn vị sản xuất so với năm 2018.

58

Hiệu quả vốn (VA/IC)

VN Đ 30 25 20 15 10 5 0 25,9 16,5 3,52,4

Hình 3.6. Biểu đồ Hiệu quả vốn giá trị VA/IC

Giá trị VA/IC cho biết mỗi một đơn vị chi phí trung gian thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy Năm 2018:

- Với bắp cải mỗi một đơn vị chi phí trung gian thu được 16,5 đơn vị giá trị gia tăng.

- Với bí xanh mỗi một đơn vị chi phí trung gian thu được 10,1 đơn vị giá trị gia tăng.

- Với xu hào, mỗi một đơn vị chi phí trung gian thu được 6,3 đơn vị giá trị gia tăng.

- Với xúp lơ, mỗi một đơn vị chi phí trung gian thu được 6,1 đơn vị giá trị gia tăng.

Năm 2019 là năm mà giá trị gia tăng trên một đơn vị chi phí trung gian của các loại rau giảm so với năm 2018, tuy nhiên với xúp lơ lại tăng 0,5 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018. Bắp cải có 14,7 đơn vị gia tăng giảm 1,8 đơn vị giá trị gia tăng, xu hào giảm 1,2 đơn vị giá trị gia tăng còn lại 5,1 đơn vị giá trị gia tăng và bí xanh có 8,7 đơn vị giá trị gia tăng năm 2019 giảm 1,4 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018.

Năm 2020, bắp cải có giá trị gia tăng trên một đơn vị giá trị chi phí trung gian tăng vọt lên đến 25,9 đơn vị giá trị sản xuất tăng 11,2 đơn vị sản xuất so với năm 2019 và 9,4 đơn vị sản xuất so với năm 2018. Ngược lại giá trị gia tăng trên một đơn vị chi phí trung gian của các loại rau khác thì giảm mạnh so với các năm trước, xúp lơ năm 2019 còn tăng từ 6,1 lên 6,6 đơn vị giá trị gia tăng, đến năm 2020 thì giảm xuống chỉ còn 2,4 đơn vị. Xu hào cũng giảm mạnh từ 5,1 năm 2019 xuống còn 3,5 đơn vị giá trị gia tăng năm 2020 và giảm 2,8 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018. Bí xanh giảm từ 8,7 đơn vị giá trị gia tăng năm 2019 xuống còn 5,9 năm 2020, giảm 4,2 đơn vị giá trị gia tăng so với năm 2018.

Tóm lại với quy mô vốn của HTX còn thấp mặc dù HTX cũng có được UBNN tỉnh và các tổ chức khuyến khích hỗ trợ cho vay vốn với nhiều chính sách ưu đãi nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chưa thực sự hiệu quả vì vậy ngoài các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần phải đòi hỏi ban quản trị HTX cần có tư duy đổi mới trong sản xuất kinh doanh để giúp HTX phát triển ổn định trong thời gian tới.

60

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w