Kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Lê Trực

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Lê Trực” pdf (Trang 43 - 47)

Trực trong những năm gần đây.

Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền sở tại và các doanh nghiệp đối tác, công ty cổ phần may Lê Trực đã tìm được những thị trường tiềm năng mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, từng bước ổn định sản xuất và tình hình sản xuất của công ty đã luôn vượt kế hoạch.

Công ty đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy, công ty đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.

Thước đo cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty cổ phần may Lê Trực, ta có thể đánh giá tình hình sản xuất sản phẩm của công ty qua bảng sau:

Biểu số 2.1: Bảng báo cáo về số lượng sản phẩm sản xuất trong một số năm gần đây:

Đơn vị tính : Sản phẩm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004

1. Áo Jacket các loại 385.540 430.985 480.570 854.830 2. Áo sơmi các loại 304.645 411.180 565.780 753.000 3. Áo mũ bơi 10.780 11.290 12.000 24.500 4. Váy bầu 930 1.370 1.420 1.875 5. Quần soóc 9.270 2.780 8.890 7.434 6. Quần bò 17.540 16.320 20.716 29.390 7. Quần Âu 2.100 1.840 2.205 2.470 8. Áo thể thao 6.250 6.540 6.980 7.000 9. Quần thể thao 8.515 8.740 9.150 11.567 10. Áo gió 8.740 8.975 9.064 9.470

(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Lê Trực)

Qua bảng báo cáo trên ta thấy sản lượng của công ty tăng dần qua các năm. Sản lượng tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng mở rộng hơn. Đặc biệt là mặt hàng Jacket và sơ mi, số liệu trên cho thấy áo Jacket và sơ mi của công ty đã và đang được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, sản phẩm các chủng loại khác cũng dần gây được uy tín với khách hàng. Điều này có nghĩa là sản

phẩm của công ty với chất lượng cao đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đang ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy mà lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn. Trong những năm qua và mục tiêu trong những năm tới công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm tiêu thụ sát với số lượng thực tế sản xuất ra và tìm các biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng trên cơ sở rất chú ý đến việc áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh việc tăng số lượng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng phát triển không ngừng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nâng cao thu nhập người lao động.

Qua bảng này, chúng ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể sự phát triển của công ty cổ phần may Lê Trực trong những năm gần đây.

Biểu số 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Lê Trực. STT Chỉ tiêu Đơn Vị Tính 2001 2002 2003 2004 1 Tổng doanh thu - Doanh thu XK - Doanh thu NĐ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 36.003 34.179 1.824 38.554 36.574 1.980 41.546 39.156 2.390 54.090 51.140 2.950 2 Giá trị SXCN Triệu đồng 18.134 20.992 23.264 34.885 3 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 224 302 361 624 4 Kim ngạch XK USD 1.224.973 1.475.600 1.934.220 2.305.008 5 Kim ngạch NK USD 5.969.474 6.813.343 6.586.700 7.934.740

6 Lợi nhuận Triệu đồng 1.035 1396 1.670 2.890

7 Thu nhậpbình quân Nghìn/tháng 850 965 1.094 1.438

(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Lê Trực)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển là do công ty không ngừng tăng sản lượng, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước. Để đánh giá được sự phát triển mạnh mẽ này của công ty ta có bảng tính sau:

Biểu đồ 2.4:Biểu đồ so sánh.

Tổng doanh thu – Doanh thu xuất khẩu – Doanh thu nội địa – Nộp ngân sách.

Qua bảng trên ta thấy tốc độ phát triển doanh thu và thị trường của công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể tốc độ phát triển doanh thu năm 2002 so với 2001 là 107% và đến năm 2004 thì tốc độ phát triển so với năm 2001 đã tăng lên 150%. Điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, quan tâm đến hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể tạo đà tăng trưởng cho công ty trong những năm tiếp theo. Công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và việc làm ổn định cho hơn 800 cán bộ công nhân viên trong công ty. Thu nhập của họ cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2002/2001 tốc độ tăng là 114% nhưng cho đến năm 2004 thì tốc độ này đã đạt được 169% so với năm 2001. Riêng nộp ngân sách các năm từ 2001 đến 2004 có xu

hướng ổn định. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả và không ngừng tăng doanh thu qua các năm.

Việc tăng doanh thu và sản lượng sản phẩm đã đưa đến kết quả là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Đối với công ty, lợi nhuận chính là một trong những thước đo hiệu quả việc sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng ta có thể xem tình hình biến động lợi nhuận của công ty trong một số năm gần đây được thể hiện ở sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.5:Sơ đồ lợi nhuận của công ty.

Nhìn chung về cơ bản công ty đã thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường cạnh tranh khá quyết liệt về ngành may mặc hiện nay đặc biệt là may mặc xuất khẩu. Khách hàng của công ty không chỉ giới hạn ở một lứa tuổi mà ngay từ khi thành lập công ty đã đặt ra mục tiêu là phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Với từng thị trường riêng biệt mà công ty có những mặt hàng riêng biệt để tăng sức cạnh tranh. Mặt khác, công ty tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao uy tín vốn có của công ty trên thị trường may mặc nói chung và thị trường may xuất khẩu nói riêng. Trong những năm qua, công ty đã xây dựng được một mạng lưới thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc có qui mô lớn, tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài cho công ty.

Những phân tích khái quát trên cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời còn khá mới mẻ song công ty cổ phần may Lê Trực đã từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đi vào ổn định và phát triển. Sự tăng lên của các chỉ tiêu trong những năm gần đây đã phần nào

phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định những nỗ lực rất đáng khuyến khích của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Lê Trực” pdf (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w