Xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước lưu vực SÔNG cầu (Trang 30 - 34)

Nhìn chung, nước sông ở Việt Nam đang bị ô nhiễm bởi các nguồn điểm và nguồn diện. Ô nhiễm nước sông ở một số vùng đã vượt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước sông qui định trong các Tiêu chuẩn quốc gia, do việc xả nước thải bừa bãi của các ngành sản xuất, khai khoáng và hoạt động nông nghiệp và các hộ gia đình cùng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ…

Trên cơ sở phân loại và đánh giá các loại nguồn thải gây ô nhiễm chính trên lưu vực sông, đề xuất các nhóm giải pháp tổng thể sau:

4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác khoáng sản trên toàn lưu vực, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn (Bắc Kạn và Thái Nguyên), có biện pháp chế tài đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

- Chấn chỉnh công tác cấp phép khai thác, đánh giá tác động môi trường theo đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, các nghị định của chính phủ, các quy định về cấp phép khai thác nước ngầm, nước mặt và xả thải nước thải vào môi trường, các quy định về quản lý và xử lý chất thải rắn. Trong đó, đặc biệt là các KCN, CCN, làng nghề, mỏ khai thác khoáng sản…;

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản phải tiến hành đồng thời các biện pháp bảo vệ và phục hồi môi trường với hoạt động khai thác, đảm bảo đưa mỏ trở về trạng thái an toàn sau khi đóng cửa mỏ.

- Kiểm soát các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến chất lượng nguồn nước. Hạn chế tình trạng sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng các biện pháp nuôi trồng thủy sản tiến tiến, hạn chế ô nhiễm nguồn nước do thức ăn dư thừa.

- Giám sát các hoạt động giao thông thủy và khai thác vật liệu xây dựng trên dòng chính sông Cầu, đảm bảo không làm ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm mất mỹ quan của dòng sông.

- Kiểm soát các hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, triển khai có hiệu quả công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tuyên truyền trong cộng đồng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước.

4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải; áp dụng giải pháp công nghệ sạch; xây dựng hệ thống quan trắc trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ về các mặt chuyển giao các công nghệ xứ lý môi trường, công nghệ sản xuất sạch.

4.3. Quy hoạch các khu xử lý nước thải tập trung

Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề, giám sát các hoạt động xả thải và hệ thống nước thải. Đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt các tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào các nguồn tiếp nhận.

Phương án quy hoạch khu xử lý nước thải giai đoạn 2010-2020 trên lưu vực sông Cầu chủ yếu tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm mang tính chất ô nhiễm theo vùng; ví dụ như khu tập trung nhiều làng nghề, khu dân cư, khu công nghiệp... Giả thiết của Phương án là: các điểm ô nhiễm cục bộ, như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty Gang thép Thái Nguyên, cửa xả Nhà máy Cốc Hoá, Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên… đến giai đoạn này đều phải có quy trình xử lý nước thải riêng để không gây ô nhiễm đến môi trường nước sông Cầu.

4.4. Giải pháp về giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân, cộng đồng dân cư nói chung và dọc hai bờ sông nói riêng, trong các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị hành chính, các cấp chính quyền, đoàn thể về vai trò của nguồn nước sông Cầu đối với người dân sống trong lưu vực và đối với môi trường sinh thái nói chung.

Phổ biến, tuyên truyền kiến thức về Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định khác của địa phương tới người dân. Phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương giáo dục, vận động người dân từ bỏ hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tham gia bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận

• Hệ thống sông ngòi trên lưu vực sông Cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội trong toàn lưu vực. Tuy nhiên, chất lượng nước trên các con sông thuộc lưu vực sông Cầu dần đang bị xuống cấp nghiêm trọng do phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế trên lưu vực. Trước tình hình đó, việc làm báo cáo để đánh giá hiện trạng nước lưu vực sông có ý nghĩa quan trọng và đạt được những kết quả như:

• Đã đánh giá được hiện trạng môi trường chất lượng nước mặt, qua đó cũng khoanh vùng được 2 khu vực ô nhiễm nhất trên lưu vực đó là: khu vực chảy qua thành phố Thái Nguyên và đoạn qua Bắc Ninh. Kết quả này cũng cho thấy sự hợp lý

khi mà 2 vị trí trên đều là những đoạn sông phải chịu sự xả nước thải là lớn nhất. Tuy nhiên, thành phần gây ô nhiễm chủ yếu lại không phải là hữu cơ (COD, BOD) mà yếu tố gây ô nhiễm gia tăng mạnh nhất là NH4+, các kim loại nặng, và là dầu mỡ…

• Đã đánh giá được hiện trạng một số ảnh hưởng do ô nhiễm chất lượng nước trên lưu vực, trong đó: ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của lưu vực, ảnh hưởng tới kinh tế, và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống nói chung;

• Qua đó báo cáo đề xuất được một số giải pháp, trong đó có giải pháp quy hoạch một số khu xử lý nước thải tập trung tại một số vị trí trọng yếu dựa trên cơ sở khoa học dự báo chất lượng nước áp dụng mô hình Mike-11, theo phương án này chất lượng nước mặt trên các con sông đặc biệt là trên sông Cầu sẽ được cải thiện đáng kể và đáp ứng được sức ép môi trường do phát triển kinh tế, cũng như nhu cầu sử dụng nước mặt trên lưu vực.

Kiến nghị

• Dự án quy hoạch cần nghiên cứu kỹ phương án xây dựng các khu xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp tập trung tại 2 vị trí sông chảy qua thành phố Thái Nguyên và Bắc Ninh.

• Để công việc thống kê các loại nguồn thải trên lưu vực sông nói chung và lưu vực sông Cầu nói riêng được hiệu quả, dữ liệu đồng bộ và đầy đủ chúng ta cần xây dựng được một bộ các hệ số phát thải áp dụng cho dự báo sự phát thải của các loại nguồn thải phù hợp với lưu vực sông Cầu nói riêng và các lưu vực sông nói chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1). Dự án “Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện trạng môi trường và những tác động đến môi trường lưu vực sông Cầu” (Tổng cục Môi trường).

(2). Dự án “Kiểm tra, đánh giá và dự báo mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường nước mặt làm căn cứ đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lưu vực sông Cầu” (Tổng cục Môi trường).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước lưu vực SÔNG cầu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w