Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt lưu vực sông Cầu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước lưu vực SÔNG cầu (Trang 26 - 30)

3. Hiện trạng môi trường nước và yếu tố tác động đến môi trường nước lưu vực

3.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt lưu vực sông Cầu

Hoạt động phát triển KT-XH trên lưu vực sông(LVS) Cầu đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sông. Cơ cấu kinh tế LVS Cầu có sự khác biệt giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng bằng trong lưu vực. Ở tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các vùng thuần nông khác trên LVS Cầu, tác nhân làm suy giảm chất lượng nước sông Cầu chủ yếu do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, ở các huyện giáp sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh), tác

nhân chính do hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và đô thị chiếm ưu thế hơn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tỉnh trên LVS Cầu đã và đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nguồn nước với xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là khu vực trung lưu và hạ lưu. Các nguồn thải chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu được phát sinh từ các hoạt động sau:

a. Hoạt động công nghiệp

Theo thống kê đến năm 2004, LVS Cầu có hơn 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, với các ngành sản xuất: luyện kim, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, VLXD, v.v. Các KCN và nhà máy lớn tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên (27 KCN), Bắc Ninh (4 KCN, 23 CCN làng nghề vừa và nhỏ).

Công nghiệp khai thác và tuyển quặng: tập trung phát triển ở hai tỉnh thượng lưu là Bắc Kạn và Thái Nguyên, bao gồm các hoạt động khai thác vàng, sắt, chì, kẽm, than, sét và các loại khoáng sản khác. Trên LVS Cầu có 125 mỏ, cụm mỏ đang được khai thác trong tổng số 183 mỏ. Riêng Thái Nguyên hiện có 176 mỏ và điểm quặng với 34 loại khoáng sản. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ sắt khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc là 800.000 tấn/năm. Ví dụ, nước thải của mỏ than Phấn Mễ tăng từ 335.000mP3P (năm 2001) lên 937.000mP3P (năm 2004), của mỏ sắt Trại Cau tăng tương ứng từ 8,12 triệu mP3P lên 15,971 triệu mP3P. Nước thải của các hoạt động này chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng chất lơ lửng cao, có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Ước tính tải lượng trung bình một năm các chất ô nhiễm thải vào sông Cầu do hoạt động khai thác khoáng sản trong lưu vực là: 55.595 kg BOD5, 67.532 kg COD, 107.557 kg NO3-, 9.127 kg Zn, 32.801 kg Mn, v.v

Bảng 5. Ước tính nước thải từ hoạt động công nghiệp của các tỉnh LVS Cầu năm 2005

STT Tỉnh Lượng nước thải

(m3/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên 39,422 72 2 Bắc Ninh 8,185 15 3 Bắc Giang 474 1 4 Vĩnh Phúc 2,249 4 5 Bắc Kạn 675 1 Tổng 54,798 100

- Mật độ dân số trung bình trong lưu vực là 427 người/km2. Dân số trong các tỉnh thuộc LVS Cầu ngày càng tăng nhất là dân số đô thị. Tốc độ gia tăng dân số nhanh (3,5%/năm), trong khi cơ sở hạ tầng đô thị không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông, hồ trong lưu vực. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ rất cao, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong LVS Cầu, các đô thị thường nằm sát ngay cạnh sông, nước thải sinh hoạt thường đổ trực tiếp vào sông gây tác động trực tiếp đến chất lượng nước sông và gây khó khăn trong công tác quản lý nguồn thải. Theo ước tính, trong các tỉnh có liên quan của LVS Cầu, Vĩnh Phúc là tỉnh đóng góp lượng nước thải lớn nhất (27%), sau đó là Bắc Ninh (21%) và Bắc Kạn (20%) ( bảng 2) .

Bảng 6. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt của các tỉnh LVS Cầu năm 2004

STT Tỉnh Lượng nước thải

(m3/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên 10,677 5 2 Bắc Ninh 45,577 21 3 Bắc Giang 35,964 17 4 Vĩnh Phúc 55,948 27 5 Bắc Kạn 43,342 20 6 Hải Dương 4,975 2 Tổng 214,658 100 c. Hoạt động y tế

Theo số liệu thống kê 2005, các tỉnh thuộc LVS Cầu có 74 bệnh viện với khoảng 15,400 giường bệnh, với lượng nước thải y tế ước tính 5,400mP3P/ngày.

- Nước thải y tế ước tính theo số giường bệnh cao nhất là Hải Dương (24%), thấp nhất: Bắc Kạn (7%). Trong đó, một số bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống này không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả nên hầu hết nước thải được thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo nhiều hóa chất độc hại, chất hữu cơ và mầm bệnh.

Hình 16: Lượng rác thải y tế tại một số tỉnh LVS Cầu năm 2004 d. Hoạt động làng nghề

Trên LVS Cầu có hơn 200 làng nghề: làng nghề sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm, v.v tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và một số nằm rải rác ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Lượng nước thải của các làng nghề lớn, mức độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt.

Bắc Ninh là tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất (hơn 60 làng nghề, chiếm 30%). Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề đều có hệ thống thiết bị lạc hậu, quy mô mang tính gia đình, khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế. Hầu hết nước thải ở các làng nghề đều được xả trực tiếp xuống sông Ngũ Huyện Khê mà không qua bất kỳ một hệ thống xử lý nào.

Hình 17: Tỷ lệ làng nghề thuộc các tỉnh LVS Cầu

e. Hoạt động nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh LVS Cầu. Để tăng năng suất cây trồng, lượng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật ( HCBVTV ) được sử dụng ngày càng nhiều.

Lượng HCBVTV được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực trung bình là 3kg/ha/năm, trong đó, thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ lớn nhất (67%). Hiện tại, tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều sử dụng rộng rãi các loại phân hóa học (khoảng 500,000 tấn/năm) và thuốc diệt trừ sâu bệnh (khoảng 4,000 tấn/năm). Lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính lên đến 33%.

Hình 18: Tỷ lệ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp tại LVS Cầu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước lưu vực SÔNG cầu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w