3.1.4 Tại sao có và tại sao không
Trong 112 câu trả lời vì sao đã đăng ký đã hoặc có ý định đăng ký là doanh nghiệp xã hội, thông qua việc tính tần suất xuất hiện của các từ khóa, có thể quan sát thấy lý do căn bản nhất cho các doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp xã hội tập trung vào 03 nhóm:
(1) Hình thức doanh nghiệp xã hội phù hợp với định hướng, mong muốn được đóng góp, tạo
giá trị cho xã hội, cho cộng đồng, cho môi trường của người sáng lập, hoặc của doanh nghiệp nói chung;
(2) Ghi nhận chính thức bởi khung pháp lý: Luật ra đời tạo điều kiện cho việc ghi nhận loại hình
này một cách chính thức, được ghi nhận “một cách chính danh”. Tuy nhiên, cũng có 2 doanh nghiệp đưa ra lý do khác với các quan điểm trên, doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp xã hội vì dễ dàng hơn nhiều so với việc đăng ký là tổ chức phi lơi nhuận “Nhanh nhất để có giấy phép hoạt động có tư cách pháp nhân” hay “Chúng tôi muốn thành lập riêng 1 NGO, sau đó, cảm thấy chuyển thành DNXH có nhiều thuận lợi hơn và phù hợp với cả tiêu chí đáp ứng kinh tế cho các cổ đông”.
(3) Đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp là một cơ hội để khởi nghiệp, về chính sách, về vốn,
tài trợ, ưu đãi. Tuy nhiên, nhóm lý do này tần suất thấp hơn rất nhiều so với nhóm 1 và 2 nêu trên.
Điều này có thể một phần nào kết luận rằng việc đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp hoặc theo đuổi mô hình này chủ yếu bắt nguồn từ động cơ bên trong của người sáng lập hơn là yếu tố cơ hội bên ngoài. Yếu tố pháp luật là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc chính thể hóa ý tưởng đóng góp xã hội thành dưới một pháp nhân cụ thể là hình thức doanh nghiệp.
286 ý kiến trả lời lý do tại sao không đăng ký doanh nghiệp xã hội. Các lý do được nêu ra tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính, theo thứ tự ưu tiên giảm dần:
(1) Luật: các doanh nghiệp có thể không biết Luật Doanh nghiệp 2015 có điều chỉnh doanh
nghiệp xã hội, có thể không thực sự hiểu khái niệm và mô hình này;
(2) Mô hình doanh nghiệp: tổ chức không đăng ký là doanh nghiệp xã hội vì đang là trường học,
là tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, hợp tác xã, doanh nghiệp hoàn toàn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp không hoặc chưa đăng ký vì hiện tại mới thành lập, quy mô quá nhỏ, hoặc đang mới là dự án khởi nghiệp. Về mặt năng lực, doanh nghiệp chưa có đủ nguồn nhân lực để chuyển đổi mô hình, hoặc muốn tập trung vào phát triển hoạt động với mô hình hiện tại.
(3) Nghĩa vụ nhiều hơn lợi ích: có 24 ý kiến cho rằng lợi ích, ưu đãi không có, trong khi đó nghĩa vụ nhiều hơn bao gồm cam kết tái đầu tư, giải quyết vấn đề xã hội, đồng thời phải báo cáo nhiều hơn.
3.1.5 Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với số lượng không nhỏ có hoạt động kinh doanh quốc tế
Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội có trụ sở chính tập trung ở khu vực các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng. Số lượng doanh nghiệp tạo tác động tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông hồng. Toàn bộ miền Bắc chiếm 57,7%, miền Nam chiếm 30% và miền Trung chiếm 12.3%.
Nhận định này cũng khá đúng ở Malaysia – một quốc gia đang nổi về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vì xã hội. Có đến 43% số lượng doanh nghiệp TTĐXH của Malaysia nằm ở thủ đô và 33% nằm ở thành phố lớn thứ hai38. 66% doanh nghiệp TTDXH ở Scotland nằm ở khu vực thành thị39. Con số này là 35% ở Hà Nội và 23% ở thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính tổng 4 tỉnh lớn là 66% nằm ở khu vực thành thị.
Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở Hà Nội hơn các tỉnh thành khác vì phần lớn các tổ chức trung gian, hỗ trợ, thúc đẩy, các tổ chức quốc tế đều nằm ở thủ đô. Hoạt động nâng cao nhận thức cũng như các nguồn hỗ trợ về nâng cao năng lực, tài chính, mạng lưới, đào tạo, ươm tạo đều sẵn có hơn ở Hà Nội so với các thành phố khác ngay cả với thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 4. Các tỉnh thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp tạo tác động xã hội
Hình 5. Phạm vi địa lý hoạt động