Thu hút và giữ người tà

Một phần của tài liệu 1_2019_CSIP-CIEM___Bao_cao_DN_tao_tac_dong_XH (Trang 64 - 65)

5 Các thách thức quản trị và chiến lược đề xuất

5.4 Thu hút và giữ người tà

5.4.1 Chiến lược 1: tình nguyện viên trong nước và quốc tế

• Vì tính chất lai ghép của mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội, nên nguồn nhân lực của mô hình kinh doanh này cũng sử dụng mô hình lai ghép. Các doanh nghiệp của khu vưc này có thể phát triển nguồn nhân lực toàn thời gian, hoặc có thể dựa thêm vào nguồn lực tình nguyện viên trong nước và quốc tế.

• Các cán bộ điều hành của KOTO trong nhiều năm liền đều là các tình nguyện viên quốc tế, bên cạnh đó mỗi năm KOTO đón nhiều đoàn giảng viên, cao học viên, sinh viên đến từ các trường đại học của Úc làm các dự án tư vấn, hoặc nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Cam Vinh Kỳ Yến cũng đón các chuyên gia quốc tế là tình nguyện viên được trả tiền bởi các đối tác quốc tế đến phát triển sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất cho doanh nghiệp. Mekong + sử dụng tình nguyện viên là các nhà thiết kế nổi tiếng cho phát triển các sản phẩm mới của mình. Blind Link đã phát triển sản phẩm chủ đạo của mình là Office Spa nhờ vào sự hỗ trợ của tình nguyện viên quốc tế. Kym Việt sử dụng các bạn thực tập sinh đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để làm các dự án về marketing, lập báo cáo tài chính…

5.4.2 Chiến lược 2: Nhân lực là đối tác chứ không phải nhân viên

• Kinh doanh tạo tác động về cơ bản là kinh doanh có đạo đức, tôn trọng quyền con người. trong các doanh nghiệp này nhân viên có thể làm công cho doanh nghiệp, cũng có thể là chủ sở hữu hoặc người hưởng lợi. Cách thức để giữ người tài trong doanh nghiệp tạo tác động, ngoài việc lương và các khoản lợi tức hợp lý so với ngưỡng của thị trường, thì còn là các cơ chế phi tài chính đặc biệt là vấn đề dân chủ trong ra quyết định, trao quyền cho nhân viên được thực hiện những dự án quan trọng, tôn trọng quyền con người về tính riêng tư, phát ngôn, hành động, không gian… để ở đó nhân viên nhận thấy mình thực sự được tôn trọng. Ngoài ra, trong nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, cách gọi nhân viên là đồng đội, là đối tác, là

đồng chí cũng thể hiện một phần nào giá trị cốt lõi của teamwork và trao quyền của những tổ chức này.

5.4.3 Chiến lược 3: Văn hóa doanh nghiệp

Tò he là doanh nghiệp tiêu biểu của việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên đạo

đức và hồn nhiên. Văn hóa này thấm nhuần trong các nhà sáng lập viên và điều hành của doanh nghiệp, cách thức gọi tên như là “cán bộ”, “đại sứ”, cách đặt tên cho các dự án, cách bài trí văn phòng thân thiện, dịch vụ chăm sóc khách hàng cẩn thận mà không cầu cạnh, cách thực hành thiền, ăn trưa, đi chơi dã ngoại, thực hiện các dự án cộng đồng cùng nhau đã là các yếu tố văn hóa mạnh của Tò he thu hút được nhân viên toàn thời gian, nhân viên bán thời gian và các tình nguyện viên cho các dự án của Tò he.

Một phần của tài liệu 1_2019_CSIP-CIEM___Bao_cao_DN_tao_tac_dong_XH (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)