II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.3. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn:
Các DN cần thực hiện tốt các chế độ quản lý tài chính. Việc hạch toán phải được thực hiện tốt, các báo cáo tài chính năm phải được thực hiện đúng tiến độ để kịp thời nắm bắt phát hiện những sau xót để kịp thời điểu chỉnh. Đối với những bộ phận sử dụng vốn kém hiệu quả gây thất thoát thì cần phải xử lý bắt bồi thường theo đúng phần trách nhiệm.
Đối với tài sản cố định cầnphải đánh giá và đánh giá lại: Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó để có cơ sở tính toán kháu hao thu hồi vốn đầy đủ doanh nghiệp cần phải giảm... sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và gí trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá lại tài sản một cách thườngười xuyên chính xác. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể xác định được giá trị thực của tài sản cố định từ đó xác định mức kháu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản bị mất giá để tránh thất thoát vốn.
Sau mỗi kỳ kế hoạch phải tiến hành đánh giá phan tích tình hình sử dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại qui mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khia thác những tiềm năng sanữ có và khắc phục những tồn tại trong việc quản lý. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động... Trên cơ sở đó phát hiện những sau xót để kịp thời khắc phục , giảm mức tổn thất tài sản lưu động.
Như vậy để giảm tổn thất về vốn doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các công tác kiểm tra. Đồng thời với thực tế hiện nay của DNNN làm tốt công tác kiểm tra có tác dụng phát hiện những sai lệch trong quá trình phát triển, tìm ra con đường đi mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam.