Nhóm nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý DNNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)

IV. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

2.Nhóm nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý DNNN

2.1.Quản lý nhà nước đối với DNNN

Những cải tổ cơ chế quản lý DNNN từ năm 1982 đến nay có thể được coi là một bước cách mạng trong mô hình tổ chức kinh tế xã hội của nền kinh tế.chúng ta đã cơ bản chuyển được các DN từ chỗ là một phân xưởng trong xí nghiệp kinh tế quốc dân sang vai trò một pháp nhân có quyền tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập.Tuy nhiên cơ chế thực thi sở hữu nhà nước vẫn tỏ ra chưa có hiệu quả do một mặt chúng ta thừa nhận quyền tự chủ khá rộng rãi của doanh nghiệp nhưng mặt khác, các mảnh của chế độ chủ quan hành chính trước kia ( như duyệt dự án, đầu tư mới ,bổ nhiệm cán bọ chủ chốt, kiểm tra theo chức năng của cơ quan chủ quản) vẫn tồn tại dẫn đến DN vừa làm vừa lo còn cơ quan quản lý nhà vẫn thích can thiệp trực tiếp quá nhiều vào công việc của DN mà không phải chịu trách nhiệm. Ví dụ điển hình cho tình trạng này là công ty dệt Nam Định. Một phần hoạt động sai nguyên tắc tài chính của Dệt Nam Định là đầu tư vào 26 dự án không hiệu quả. Song cả 26 dự án này đều được bộ công nghệp ký duyệt.

Quyền tự chủ về tài chính của các DN còn nhiều hạn chế, nhà nước can thiệp vào quyền tài sản của DN như khi DN cầm cố, thế chấp ,cho thuê, nhượng bán hay thanh lý toành bộ day chuyền sản xuất chính ,phải do cơ quan thành lập Dn quyết định, hoặc nhà nước khống chế mức chi phí quảng cáo, tiếp khách, hoa hồng làm hạn chế tính linh hoạt của DN trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước

chưa thực hiện phương thức quản lý về giá trị mà vẫn can thiệp vào việc sử lý theo hiện vật.

Các cơ quan quản lý nhà nước vừa phân tán vừa chồng chéo nhưng đồng thời không có cơ quan cụ thể nào đứng ra chịu chịu trách nhiệm cho sựu còn mất của tài sản nhà nước.Cuối cùng phó mặc cho DN phải tự bảo toàn vốn. Bên cạnh đó các cơ quan nhà nước chưa kiểm tra giám sát thường xuyên, cụ thể việc huy động và sử dụng vốn vay của DN, chưa kịp thời xử lý các vi phạm nguyên tắc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Qui định hiện hành về chủ sở hữuphần lợi nhuận sau thuế của DNNN chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ làm ảnh hưởng đến việc sử dụng chủ động và có hiệu quả nguồn vốn để lại. Nhà nước qui định nhiều loại quĩ bắt buộc cho DN gây khó khăn cho việc tập trung vốn, hoặc trong trường hợp DN không có nhu cầu bổ xung vốn mà vẫn phải trích lập quĩ theo qui định, hậu quả kéo theo là gây ra sự tranh chấp giữa nhà nước và DN trong vấn đề sử dụng lợi nhuận sau thuế.

chúng ta quên rằng trong kinh tế thị trường, mỗi DN dù là doanh nghiệp nhà nước đi chăng nữa đều đại diện cho một lợi ích độc lập, đó là lợi ích DN. Nếu nhà nước không kiểm soát tốt( thể hiện qua tiêu chuẩn về kế toán, thống kê kiểm toán) thì DN sẽ sẵn sàng biến lợi nhuận thành chi phí hợp pháp dưới dạng lương thưởng cho công nhân viên. Ngoài ra còn có những khó khăn trong việc phân định thua lỗ do rủi ro hay do sự thiếu trách nhiệm của những người có liên quan. Chính vì thế có tình trạng tài chính không rõ ràng và cực kỳ bê bối của DNNN hiện nay thể hiện qua nợ khó đòi trở thành phổ biến, DN không thể phá sản vì chủ nợ không đệ đơn. Là tình trạng thể chế hoá sở hữu nhà nước chưa được thự hiện hợp lý.

2.2. Khả năng quản lý của doanh nghiệp

Đây là yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả sử dụng vốn của các DN. Ở các DNNN vấn đề này còn nhiều bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về chiến lược hoạt động của các DNNN thường được các cơ quan nhà nước vạch ra. Lãnh đạo DN có vai trò cụ thể hoá và lãnh đạo thực hiện. Do vẫn

còn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp nên còn có sự ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm. Các kế hoạch đặt ra có mục tiêu thường không rõ ràng tính khả thi kém.

Do được ưu đãi về vốn vay nên các DN thường lạm dụng gây nên tình trạng nợ quá lớn làm cơ cấu vốn bị mất cân đối. Năm 1996 nợ của các DNNN là 174797 tỷ đồng, năm 1996 là 199060 tỷ đồng. So với tổng số vốn DNNN, nợ phải trả bằng 109% (tương đương 126336 tỷ đồng), nợ phải thu bằng 62% (tương đương 7264 tỷ đồng) trong khi khả năng thanh toán của các DN là rất thấp. Việc sử lý nợ không dứt khoát dẫn đến tình trạng nợ đọng kinh niên làm giảm hiệu quả hoạt động của DN.

Xuất phát từ chế độ hoạch toán kế toán của ta còn nhiều vướng mắc nên việc hạch toán trong các DN còn nhều sai sót gây nên thất thoát vốn của DN. Công tác tự kiểm tra kiểm toán nội bộ, công tác hậu kiểm tại DN còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được chú trọng đúng mức nên chưa thực sự giúp DN tìm ra những hạn chế về quản lý tài chính và chưa trở thành công cụ hữu hiệu để giám sát quá trình sử dụng vốn của DN.Bên cạnh đó trách nhiệm của các bọ phận sử dụng vốn chưa được qui định cụ thể rõ ràng, không ai chịu trách nhiệm với những khoản vốn sử dụng không hiệu quả, tạo cơ họi cho việc tham ô móc ngoặc gây tổn thất tài sản. Gần đây một số DNNN cử người ra nước ngoài mua máy móc công nghệ, những người này đã cố tình mua máy móc cũ để kiếm tiền bỏ túi riêng, khi về báo cáo là “bị lừa”mà không phải chịu trách nhiệm.

Mối liên kết giữa tổng công ty và các công ty thành viên còn nhiều lỏng lẻo trong đó một phần là chưa được gắn bó chặt chẽ bằng cơ chế tài chính. Theo qui chế hiện hành tổng công ty không có quyền xử lý lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên hoặc mặc dù đã qui định tổng công ty giao vốn cho các Dn thành viên song còn nhiều vấn đề tài chính khác như thanh lý nhượng bán tài sản không trình lên tổng công ty mà trình cơ quan thành lập DN xem xét.

Đó là những vấn đề yếu kém cơ bản trong công tác quản lý của DNNN cần phải khắc phục.Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều những vấn đề bất cập

khác như niệc tuyển chọn lao động, lựa chọn công nghệ, quản lý các quỹ không thể đi sâu được vì nó phụ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)