Quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường trong hơn 30 năm qua đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình nhất và hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương. Chính vì vậy, khái niệm kinh tế thị trường hoặc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề đã và đang rất được quan tâm bởi toàn xã hội nhưng ta vẫn chưa thực sự có khả năng hiểu hết về những định nghĩa đó. Do sự hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít những ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng không vì thế mà sức chống chịu bị giảm đi. Tuy nhiên, bên cạnh sự kiên cường vốn có của nước nhà, đâu đó vẫn xuất hiện nhưng mặt hạn chế đang được Đảng và nhà nước đưa ra chiến lược và kế hoạch khắc phục. Em lựa chọn đề bài này để trình bày những hiểu biết của mình đồng thời củng cố thêm kiến thức về nền kinh tế nước ta hiện nay.
Đây là một vấn đề mang tầm vóc vĩ mô, có mối quan hệ mật thiết với thực tiễn đời sống xung quanh song bao hàm rất nhiều phạm vi kiến thức. Vì vậy, trong bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin lần đầu tiên của em, thiếu xót là điều không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô để em có thể làm tốt hơn ở những bài tập sau và điều quan trọng nhất là hiểu biết của em về bộ môn này sẽ được mở rộng thêm.