- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
- Kinh tế thị trường được hình thành từ quá trình sản xuất hàng hóa. Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng . Sản xuất như thế nào và cho ai đều thông việc mua bán. Thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định.
- Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở, trong đó có sự giao lưu rộng rãi không chỉ trong thị trường một nước mà giữa các thị trường với nhau.
- Mỗi chủ thể kinh tế là một thành phần của nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau. => Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao.
- Các chủ thể kinh tế đều tự quyết định hoạt động của mình. => Bất cứ hàng hóa nào có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất. => Tính phong phú của hàng hóa.
- Hàng hoá nào có nhu cầu lớn thì sẽ có nhiều người sản xuất. Khi có quá nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng => Sự cạnh tranh là tất yếu.
- Giá cả hình thành ngay trên thị trường bởi cung và cầu của thị trường. Không một chủ thể kinh tế nào quyết định được giá cả.