VỀ CÁCH VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ ÂM KHÁC

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ tiếng việt lời nói trong báo phát thanh việt nam hiện nay” (khảo sát các chương trình trên hệ vov1, vov2, vovgt (Trang 26 - 28)

3.3.1. Chất giọng và âm sắc giọng

Trên Đài TNVN, chất giọng miền Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 83,2%. Giọng miền Trung chiếm 1,5%, giọng miền Nam chiếm 15,3%. Các giọng đọc trên Đài cho dù ở vùng miền nào, đều cố gắng phát âm thiên theo chuẩn giọng phổ thông.

3.3.2. Sắc thái giọng đọc, giọng nói

Vùng sắc thái giọng đọc, giọng nói nói chung được định hình bởi thể loại báo chí, đối tượng giao tiếp, nội dung thông tin. Tuy nhiên, trên sóng, vẫn còn nhiều giọng đọc hời hợt, vô cảm, vẫn còn hiện tượng “lạc sắc giọng”, không biểu lộ đúng sắc thái thông tin.

3.3.3. Cách phát âm

Trên sóng, tỉ lệ các tiếng bị phát âm không rõ chỉ chiếm 2,3%. Hạn chế trong phát âm của nhà báo là: Phát âm không rõ dấu thanh; Đọc sin sít; Đọc, nói “nuốt” âm, “nuốt” tiếng hoặc không rõ tiếng; Tiếng nọ dính tiếng kia; Lỗi phát âm tiếng nước ngoài; Đọc lỗi ở các con số; Đọc, nói bị vấp hoặc nhịu.

Để phòng chống thất thoát thông tin, hoặc để “ghim” thông tin vào tâm trí thính giả, nhà báo thường dùng biện pháp nhắc lại những thông tin chính vừa phát. Tuy nhiên, ở Đài TNVN, trong rất nhiều chương trình, biện pháp nhắc lại thường xuyên bị quên.

3.3.5. Cách kết hợp giọng trong chương trình và hệ chương trình

Trong phát thanh hiện nay, kết hợp nhiều giọng là hiện tượng phổ biến trong chương trình. Trên sóng, giọng nữ xuất hiện nhiều hơn giọng nam, với tỉ lệ 55% và 45%. Ở góc độ chủ thể lời nói, giọng của BTV chiếm tỉ lệ cao nhất, 56,5%, giọng của PV là 34,4%, thấp nhất là giọng PTV, 9,1%.

Trên Đài, trong nhiều chương trình, kết hợp giọng nam và nữ còn chưa cân đối. Tình trạng bị nhòa danh tính vẫn diễn ra.

Tiểu kết chương 3

Trong 3 phương thức đọc, đọc kết hợp với nói và nói (ứng khẩu, đọc là phương thức phổ biến nhất, sau đó đến đọc kết hợp với nói và cuối cùng là nói. Trong khi đọc, nói, nhà báo phải vận dụng các yếu tố tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vận dụng tốt các yếu tố ngữ điệu là cơ sở của một giọng đọc, nói tốt.

Liên quan đến việc đọc, nói trên sóng, nhà báo còn phải đặc biệt chú ý đến cách vận dụng các yếu tố ngữ âm khác như: chất giọng- âm sắc, sắc thái giọng đọc, nói, cách phát âm, biện pháp nhắc lại; cách kết hợp giọng trong chương trình và hệ chương trình.

Chương 4

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỜI NÓI TRONG BÁO PHÁT THANH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ tiếng việt lời nói trong báo phát thanh việt nam hiện nay” (khảo sát các chương trình trên hệ vov1, vov2, vovgt (Trang 26 - 28)