Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đã có và khám phá kĩ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƠ HAIKU và VAI TRÒ của MATSUO BASHO (Trang 35 - 53)

kĩ thuật (1673 – 1680)

Lúc này Basho đang 30 – 17 tuổi.

Thời kì thứ hai này là thời kì sau khi Basho đặt chân đến Edo (Tokyo hiện nay). Vào năm 1974 ông được Kitamura Kigin - một nhà thơ vào đầu thời kì Edo thuộc phái Danrin truyền cho tác phẩm Haikai bị chôn vùi, tác phẩm được xem là bí quyết của Renku và Haiku.

Nếu ở giai đoạn trước Basho chịu ảnh hưởng của thi pháp Teimon quan tâm nhiều đến phần kĩ thuật thì giai đoạn thứ hai này Basho chịu ảnh hưởng của thi phái Danrin1 - một trường phái được sinh ra như một phản ứng chống lại Teimon. Trường phái Danrin hướng đến việc tiếp xúc nhiều hơn với những con người bình dân và truyền một tinh thần tự do vào các bài thơ thuộc trường phái này vì vậy trường phái Danrin nới rộng khuổn khổ thơ haikai ra cả về mặt chủ đề cũng như cách diễn đạt. Trường Darin ưu tiên sử dụng những từ ngữ đơn giản và cái cười cơ trí. Những chủ đề thanh tao, rời xa cuộc sống tâm tình của quần chúng nhân dân và cách diễn đạt cầu kì, bay bướm của các thi sĩ cổ cung đình đều bị những thi nhân thuộc trường phái

1 Trường phái Danrin là trường phái thơ Haiku được sáng lập bởi nhà thơ Nishiyama Soin và bắt đầu chi phối làng thơ từ năm 1975.

Danrin giễu nhại. Những điều đó đều có phần ảnh hưởng đến cách sáng tác của Basho trong giai đoạn này.

Lấy tư liệu trong quyển Matsuo Basho - Bậc đại sư Haiku, nguyên tác của Ueda Makoto được biên dịch và bình chú bởi Nguyễn Nam Trân, chúng tôi xin được trích dẫn bài thơ sau:

“Haritate ya Kata ni tsuchi utsu Karagoromo (Hori 53, thu)

Cái ông thầy châm cứu Đâm mũi kim lên vai Người mặc manh áo rách”

Những sáng tác của Basho sau khi tham gia vào trường phán Danrin đều đi theo những qui tắc cũng như nội dung chung của trường phái. Và bài thơ trên là tác phẩm thể hiện được những đặc điểm trong sáng tác của Basho khi tham gia vào phái Danrin. Bài thơ trên được Basho lấy cảm hứng từ chủ đề: người đàn bà đập áo trong cảnh chiều thu, đây là một đề tài cổ điển được các nhà thơ cung đình ưa chuộng. Xét cho cùng tuy đây là đề tài cổ nhưng không được bắt nguồn từ các nhà thơ Nhật mà cũng được gợi cảm hứng từ cổ thi Trung Quốc khi nói về những chinh phu đợi chồng chinh chiến trong cảnh chiều thu2. Thời xưa, trên con đường từ kinh đô về các địa phương, các quí tộc Nhật Bản thường thấy cảnh những người đàn bà ngồi giặt áo, nhưng họ không đập áo trên chày mà là trên một hòn đá tảng, nhìn cảnh đó trong lòng họ lại bồi hồi và nhân đó viết nên nỗi lòng của những con người đang lang bạt.

Ở bài thơ trên Basho đã sử dụng những từ đồng âm cụ thể là “karagoromo”

nghĩa là mảnh áo cũ sờn rách hay là một manh áo tầm thường, không đắt giá của

người lao động lại đồng âm với “karagoromo” ý chỉ những bộ quần áo của nước ngoài mà các quan đại lục vẫn hay mặc hay như chữ “hari” trong “haritate” có nghĩa là cây kim lại và chữ châm trong châm cứu đều đọc gần giống với châm nghĩa là đập áo. Thông qua cách sử dụng từ ngữ đồng âm dị nghĩa Basho đã mang đến một bài thơ hết sức thú vị, thoạt đọc thì ta chỉ nghĩ nó là một bài thơ bình thường lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đặp áo trong buổi chiều thu mà thôi nhưng đọc và ngẫm nghĩ kĩ thì đây lại là một bài thơ giễu nhại các thi sĩ cổ.

Việc giễu nhại các chủ đề cổ ta còn có thể bắt gặp ở những bài thơ khác của Basho:

“Neko no tsuma Hetsui no kuzure yori Kayoi keri

(Hori 69, xuân)

Chị mèo cái kia

Trèo qua gian bếp sập Để đến thăm anh chồng.”

Đây là bài thơ được lấy điển tích từ Truyện Ise (Ise Monogatari). Điển tích nói về chàng Don Juan (825-880) là một vị quan trong triều Heian đã nuôi mối tình dành cho người chàng thương. Chàng vì không muốn ai biết nên đợi đến đêm mà trèo tường lẻn vào nhà công nương. Nhắc đến đây lại làm ta nhớ tới một phân đoạn trong truyện Romeo và Juliet của tác giả Shakespear, cái khung cảnh ấy thật lãng mạn. Nhưng ở đây, Basho lại đem việc ấy ra mà giễu cợt. Đi theo trường phái Danrin nên việc ông lấy các đề tài cổ ra mà giễu nhại cũng không quá bất ngờ. Nhưng điểm đặc sắc ở bài thơ này là hình ảnh “chị mèo cái đến thăm chồng”, Basho đã dùng lối nói ngược thay vì giới nam chủ động thì nay trong thơ ông, ông lại để cho giới nữ chủ động mà điều đặc biệt hơn là cái ông viết tưởng chừng như ngược nhưng lại chẳng ngược chút gì vì trong thế giới loài mèo con cái chủ động đi tìm con đực. Quả là cái cười mang tính cơ trí đúng theo lối đi của trường phái Danrin.

Việc giễu nhại các thi sĩ cung đình cổ với các chủ đề cổ điển là điều ta thường bắt gặp trong thơ ông bên cạnh đó Basho vẫn có những bài thơ mang cái cười hài hước với những chủ đề cuộc sống đời thường, cụ thể như bài thơ sau:

“Sôkai no

Nami sake-kusashi Kyô no tsuki (Hori 105, thu)

Kìa trên mặt biển xanh, Sóng cũng nồng men rượu. Giống vầng trăng đêm nay.”

Đọc bài thơ ta nhận ra ngay đây là một bài thơ thấm đượm tình ý, nhẹ nhàng, sâu lắng. Bài thơ viết về khung cảnh uống rượu trên những con thuyền trôi hờ hững trên sông vào một đêm trăng sáng. Nhân cái cảnh lãng mạn ấy nhà thơ ngẫu hứng mà viết nên bài này, đây là một bài thơ ông chẳng hề có chủ đích giễu cợt gì cả nhưng nó vẫn bật lên cái cười cơ trí. Ở đây ông đã so sánh hai cặp sự vật không có mối liên quan cụ thể gì là chén rượu và vầng trăng; bồn (dùng để tráng chén trước khi uống rượu) và biển xanh rộng lớn. Cái cười cơ trí bật lên thông qua thủ pháp so sánh đột ngột - so sánh những cái vốn không có mối liên hệ trực tiếp, chính cái đột ngột ấy làm ta bất ngờ và đó là cái nền tảng của cái cười cơ trí trong bài thơ này.

Sau những năm tháng rèn giũa, phong cách của Basho có phần thay đổi, ông trở nên nghiêm trang hơn. Và ở những năm cuối của giai đoạn thứ hai này (tức trước năm 1980 không lâu) những sáng tác của ông cũng dần thoát khỏi khuynh hướng hài hước cơ trí của phái Danrin.

Đầu tiên, ta nhận thấy Basho không còn tập trung nêu bật sự hài hước trong tác phẩm của mình nữa mà bên cạnh đó là những cảm xúc có phần trầm lắng của thi nhân:

“Kumo nan to Ne wo nani to naku Aki no kaze

(Hori 114, thu)

Nhện ơi, cho biết với Nhện đã thốt lời gì? Trước trận gió mùa thu”

Đọc bài thơ trên, ta cảm nhận rõ một nỗi buồn cô đơn man mác của nhà thơ trước khung cảnh trời thu. Đó là nỗi niềm của một chú nhện cô đơn, lẻ loi đang âm thầm giăng tơ hay đó chính là nỗi niềm của một nhà thơ cô độc đang mong đợi một diều gì đó trong trời thu này. Bài thơ Haiku này mang đậm một nỗi niềm được thể hiện qua hình ảnh và cả quí ngữ: mùa thu - mùa của nỗi buồn.

Sau đó, sự cơ trí hài hước mất dấu hẳn trong thơ ông.

“Izuku shigure Kasa wo te ni sagete Kaeru sô

(Hori 122, đông) Mưa đang rơi đâu nhỉ? Mà nhà sư về chùa

Dù cầm tay buông thõng.”

Nếu ở bài thơ với hình ảnh con nhện, sự tiếng cười cơ trí vẫn còn nhưng đã mờ nhạt thì đến bài thơ này ta thấy mất hẳn dấu vết của cái cười ấy. Giờ đây, chỉ còn tâm trạng trong thơ ông. Quí ngữ của bài thơ là mùa đông, chỉ bấy nhiều thôi đã gợi nên trong lòng người đọc một cảm giác lạnh lẽo. Mà đây còn là mùa đông vơi cơn mưa rào đang rơi, khung cảnh này càng thêm trống vắng. Sự xuất hiện của nhà sư không

làm cho khung cảnh thêm ấm áp mà ngược lại còn làm ta thêm chạnh lòng bởi duy chỉ có một mình nhà sư tay cầm dù buông thõng.

Sau đó, Basho lại thử nghiệm một phong cách mà ông đã tìm được trong thơ cổ Trung Quốc. Một trong những bản thử nghiệm thành công nhất phải kể đến bài thơ sau:

“Kareeda ni

Karasu no tomarikeri Aki no kure

(Hori 118, thu)

Chiếc quạ về đậu lại Trên cành cây khô trụi Chiều thu, ôi, chiều thu!”

Bài thơ như vẽ ra một bức tranh mùa thu xơ xác với hình ảnh một con quạ và điều đó đúng với tính “thi trung hữu họa” của Trung Quốc. Vẫn dùng quí ngữ mùa thu nhưng bài thơ này lại bớt đi cái nỗi ảm đảm, sầu tủi mà thay vào đó là sự mở rộng về cảnh vật. Xét về phương thức làm thơ thì ta thấy bài thơ trên cũng tự do hơn. Trong bài thơ ông dùng 19 âm tiết (câu thứ nhất 5 âm, câu thứ hai 9 âm và câu thứ ba 5 âm) đã rộng hơn hai âm so với cách dùng truyền thống 17 âm. Bài thơ này đã thể hiện được tính khách quan, giảm bớt đi sự cố tình đưa nỗi buồn hay hình ảnh phong cảnh vào thơ. Vì vậy có thể nói bài thơ này vừa góp phần định hình phong cách thơ Basho vừa cho thấy được tính khách quan trong thơ.

2.2.3. Giai đoạn thứ ba: Basho đi tìm cho mình một phong cách sáng tác riêng (từ năm 1981 – 1985)

Giai đoạn này Basho bắt đầu viết quyển Dọc đường mưa gió (hay còn gọi là

Quyển ghi chép xương trắng dọc đường). Đây dược xem như một dấu mốc

này ông không đi theo những cấu trúc thơ có sẵn nữa mà đi tìm cho mình một phong cách riêng, có thể chia giai đoạn này làm ba cột mốc.

Đầu tiên, ông lấy cảm hứng từ những bài thơ cổ điển Trung Quốc. Điều này ta cũng đã thấy được ở một số bài thơ giai đoạn trước của ông. Ở giai đoạn này, ta có thể xét bài thơ sau:

“Ro no koe nami wo utte Harawata kôru

Yo ya namida (Hori 124, đông)

Tiếng chèo ai khuấy nước Băng giá cả lòng ta Đêm khuya đầm giọt lệ”

Đọc bài thơ trên, đầu tiên ta nhận thấy nó có sự tự do hơn về hình thức, toàn bài gồm tới 22 âm (câu đầu 10 âm, câu thứ hai 7 âm và câu thứ ba 5 âm). Basho đã từng nói ông viết bài thơ này dựa trên hình ảnh “mái chèo” của Đỗ Phủ trong thơ3. Hình ảnh “mái chèo” trong thơ Trung Quốc cổ được ông vay mượn như là một phương tiện truyền đạt cảm xúc. Với quí ngũa mùa đông, bài thơ này được Basho viết ra nhằm thể hiện cái lạnh lẽo của khí trời, không gian và lòng người. Khi trời vào thu đã lạnh không gian xung quanh lại vắng vẻ, hình ảnh con người cũng chỉ xuất hiện gián tiếp thông qua tiếng “mái chèo”. Tất cả các yếu tố của bài thơ đều được hợp nhất để làm nổi bật cái lạnh lẽo ấy.

Sau đó ông chuyển sang sử dụng kĩ thuật đối chiếu đột ngột. Kĩ thuật đối chiếu đột ngột chính là đối chiếu hai sự vật vốn dĩ chẳng có liên hệ với nhau. Nhờ vào kĩ thuật này ông đã có những bài thơ đạt được sự đánh giá nhất định, có thể kể đến:

“Akenobo ya

Shirouo shiroki Kôt isshun (Hori 198, đông)

Trong tia nắng hừng đông Cá ngân ngư vụt trắng, Một tấc màu sáng bạc.”

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng các bài thơ mà Basho sử dụng thể so sánh đột ngột là những bài thơ đẹp nhất, bởi nhờ vào kĩ thuật này Basho thể hiện được sự sáng tạo của mình. Nghệ thuật so sánh đột ngột cũng đã được thể hiện qua bài thơ trên. Bài thơ lấy hình ảnh cá ngân mà cụ thể là màu ánh bạc trên thân cá ngân để làm hình ảnh chính trong thơ. Ánh bạc trên thân cá đã được ông so sánh với “tia nắng

hừng đông”. Cái hình ảnh ấy thật lung linh, giờ đây không phải ta đang đọc một bài

thơ nữa mà như đang ngắm nhìn một bức tranh.

Cuối cùng, ông tập trung miêu tả một cách khách quan sự thật. Điều này, có thể được thấy trong bài thơ sau:

“Yamaji kite Nani yara yukashi Sumiregusa

(Hori 235, xuân)

Đi đến con đường núi Lòng sao thấy vui vui, Kìa một cành lan tím.”

Bài thơ trên không ẩn chứa những yếu tố từ thơ cổ Trung Quốc cũng không dùng lối so sánh đột ngột mà bài thơ trên đi theo hướng giản dị, miêu tả những gì gần nhất, đơn sơ nhất mà cụ thể ở đây là hình ảnh “cành lan tím” trên “con đường núi”.

Cả bài thơ chỉ là một niềm vui nho nhỏ với cành lan tím. Basho chỉ chia sẻ cảm xúc đến đấy mà thôi, ông không nói thêm vì sao mình lại vui. Ông muốn tác giả tự mình hóa thân và cảm nhận vì sao ông lại thấy vui. Ông mở kết bài thơ cho độc giả tự suy tưởng.

Ở giai đoạn này, thơ Basho mở rộng được nhiều kĩ thuật khác nhau, thoát ra khỏi qui phạm của các thi nhân đương thời. Giờ đây với Basho thơ không phải làm ra để tiêu khiển mà là để truy nguyên cái ý nghĩa chân thật ở đời.

2.2.4. Giai đoạn thứ tư: Basho diễn đạt cái Sabi qua thơ (1686 – 1691)

Giai đoạn này ông đang sống gần guĩ với thiên nhiên và đây cũng là giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác của ông. Lúc này, ông đã tìm được phong cách cho riêng mình. Và đặc điểm quan trọng nhất ở giai đoạn này chính là ông đã sử dụng thuần thục và linh động Sabi trong thơ mình.

Như đã được đề cập đến, chữ Sabi nguyên thủy đến từ tính từ sabishii, có nghĩa là cô đơn, hiu quạnh thường được sử dụng trong các trường hợp mà ta đang chờ đợi một ai đó, cái Sabi gắn liền với hình ảnh con người, dùng hình ảnh con người để thể hiện cái bản chất thật sự của từ cô quạnh, đó là nỗi cô đơn vô tận trong một tâm trạng ngóng trông ai đó.

“Nguyên lí thi ca trung tâm của Basho được xây dựng xung quanh cái đẹp cô

đơn được gọi là sabi” (S. Choichi). Haiku của Basho thấm nhuần nỗi cô đơn huyền

diệu của thiên nhiên, tịch liêu của muôn đời. Đó là niềm cô đơn sâu thẳm của mỗi con người trước bao la vũ trụ, của người nghệ sĩ. Trong niềm lặng lẽ đó, nhà thơ nhìn thấy cõi lòng mình, cảm nhận được vẻ đẹp của sự tĩnh tại, an nhiên, lắng nghe được tâm hồn đang vận động cùng vũ trụ, cùng cuộc sống. Sabi được thể hiện trong tho Basho qua nhiều dạng thức khác nhau:

Đầu tiên, Sabi là những cảm thức xao xuyến rung động trước sinh tử, mất còn của đời người. Đón nhận và cảm nghiệm buồn đau là một cách để đánh thức được

sức mạnh bên trong và thăng hoa, để sống trọn vẹn, vĩnh cửu trong từng khoảnh khắc. Bản chất của Thiền cũng chính là như vậy. Như nỗi niềm trong một mùa hoa nở:

“Samazama no koto Omoidasu Sakura kan Nhiều chuyện nhớ lại hoa anh đào.”

Hoa anh đào là biểu tượng của mùa xuân Nhật Bản, là biểu tượng của hồn nước nên người ta thường gọi đây là “xứ sở hoa anh đào”. Trong bài thơ này, hình ảnh hoa anh đào giản dị là hình ảnh của thời gian, của sự giác ngộ về sự vô thường vô ngã trước cuộc đời. Mọi điều rồi sẽ đi qua, chuyện cũ sẽ là dĩ vãng, chỉ còn hoa anh đào vẫn nở như mùa xuân, như hiện tại, như khoảnh khắc mà ta đang được sống.

Đặc biệt thơ của ông có nhiều bài tập trung vào sự hòa nhập của cái ngắn hạn vào cái trường cửu, của cái biến đổi vào cái bất hoại, của cái nhỏ bé hữu hạn vào cái bao la vô hạn. Thế rồi từ đó sẽ làm toát ra một tình cảm cô quạnh nguyên sơ chia chung bởi mọi sinh vật trên thế gian này.

“Furuike ya Kawadzu tobikomi Mizu no oto (Hori 267, xuân) Từ bờ vũng ao xưa,

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƠ HAIKU và VAI TRÒ của MATSUO BASHO (Trang 35 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)