Chỉ tiêu đánh giá của các hội viên về chương trình vay vốn ủy thác

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác cho đoàn thanh niên của ngân hành chính sách xã hội xã sơn phú huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 30)

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng; + Mức cho vay;

+ Thời hạn cho vay;

+ Khả năng tiếp cận nguồn vốn; + Quá trình sử dụng vốn;

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. vị trí địa lý

- Sơn Phú là xã nằm ở phía nam của huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 15 km.

Tiếp giáp: + Phía đông: Giáp với xã Bộc Nhiêu + Phía Tây: Giáp với xã Điềm Mặc

+ Phía Nam: Giáp với xã Bình Thành

+Phía Bắc: Giáp xã Trung Lương, Bình Yên

-Với tổng diện tích tự nhiên là 1499.284 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1205.285 ha, đất phi nông nghiệp 290.238 ha.

-Về giao thông Sơn Phú có trục đường 264 đi qua là tuyến đường nối giữa hai huyện Định Hóa và Đại Từ tạo điều kiện cho việc sinh hoạt đi lại, lưu thông hàng hóa dễ dàng.

4.1.1.2. Địa Hình

Địa hình ở đây khá phức tạp và tương đối hiểm trở, khó di chuyễn ở dạng núi thấp, đồi cao. Những cánh đồng hẹp xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng.

Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Đa phần các vùng núi này này có các dãy núi cao từ 200 đến khoảng 400m so với mực biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động được tạo ra trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, bắt mắt.

Khu vực núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng lớn, chứa nhiều phì nhiêu màu mỡ.

4.1.1.3. Khí Hậu * Nhiệt độ

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất trong năm thường là tháng 8, nhiệt độ

trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11của năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất thường là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C đến 180C. Vào mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C mang cái nóng khó chịu cho người dân, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 70C cản trở quá trình học tập và nuôi trồng nông nghiệp.

Là huyện có độ ẩm khá cao, ngoại trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều vào khoảng trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 tháng 8 và tháng 9 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên.

* Gió Mùa

Ở đây có hai loại gió chính thổi theo mùa rõ rệt là: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng của gió vào mù lạnh gây ra giá buốt. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột làm cho cơ thể cà cong người và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn mang đến cái tiết trời nóng bức cho người dân.

* Lượng Mưa

Lượng mưa bình quân mỗi năm (trong 5 năm 2016-2020) của Định Hoá rơi vào khoảng 1.855mm. Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa của cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô,ít mưa, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng khan hiếm nước.

4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2020

Đvt:ha

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I.Tổng diện tích đất tự nhiên 1499.284 100

1.1 Đất nông nghiệp 1205.285 80

1.2 Đất phi nông nghiệp 290.238 19

1.3 Đất chưa sử dụng 1.102 0.2

1.4 Đất khu dân cư 2.659 0.8

II. Chỉ tiêu bình quân - -

2.1 Diện tích đất tự nhiên/thôn 115.329 7.69

2.2 Diện tích đất nông nghiệp/thôn 53.545 3.57

2.3 Diện tích đất nông nghiệp/hộ 1.05 0.07

(Nguồn: thống kê UBND xã Sơn Phú)

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1499.284 ha, bao gồm những những nhóm đất chính như sau:

- Đất nông nghiệp có diện tích 1205.285 ha; chiếm 80,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 290.238 ha; chiếm 19.4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất chưa sử dụng có diện tích 3.761 ha; chiếm 0,2 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

Về mặt đất đai thổ nhưỡng của Xã:

Tài nguyên nước

Với 3 con sông thì việc cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp không còn là khó khăn đối với xã.

Tài nguyên rừng

Lâm sản quý có rất nhiều nhưng số lượng thì không được nhiều do tàn phá của thiên nhiên và con người nhưng không kém phần đa dạng như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám…

Tài nguyên nhân văn

Sơn Phú là xã nằm ở phía Nam huyện Định hoá, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 69% toàn xã. Gồm có 6 dân tộc chung sống như Kinh; Tày; Cao Lan; San Chí; Nùng; Dao. Nhiều thành phần dân tộc tạo nên bản sắc văn hóa hết sức độc đáo làm bản sắc riêng của xã.

4.1.3. Đặc điệm tình hình kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Tình hình sản xuất kinh tế

Trồng trọt:

* Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Năm Lúa Ngô Sắn Rau các loại

Diện tích (ha) 2018 438 24 17 13 2019 447 25 15 12 2020 451 26 12 11,7 Năng suất (tạ/ha) 2018 53,40 3,80 15,70 14,10 2019 54,00 4,40 14,50 15,50 2020 55,00 4,87 13,94 16,30 Sản lượng (tấn) 2018 2.237,00 114,00 221,00 188,00 2019 2.408,00 110,00 218,00 186,00 2020 2.501,00 104,00 216,00 181,00

Qua số liệu bảng cho ta thấy: diện tích các cây trồng chính của xã Sơn Phú qua 3 năm có biến động. Chiếm diện tích lớn là cây lúa và cây ngô.

Về cây lúa diện tích gieo được tăng lên đáng kể sau 3 năm từ 438 ha năm 2018 lên đến 451 ha năm 2020. Năng suất tương đối ổn định từ 53 tạ/ha lên 55 tạ/ha, bảo đảm cung cấp nguồn lương thực cho toàn xã.

Cây ngô là cây trồng có vị trí quan trọng sau cây lúa, sản lượng và năng suất của cây ngô thay đổi qua các năm và có xu hướng tăng chậm.Cụ thể, từ năm 2018 năng suốt của cả xã là 3,8 tạ/ha đến năm 2020 thì tăng 4,87 tạ/ha. Tuy nhiên sản lượng tăng nhưng diện tích trồng ngô có sự giảm nhẹ, năm 2020 sản lượng còn 104 tấn.

Sắn và các loại rạu các loại đều có xu hướng tăng qua các năm về năng xuất, tuy nhiên diện tích trồng qua các năm không ổn định, có xu hướng giảm mạnh để chuyển sang các cây trồng khác có giá trị và năng xuất cao hơn.

* Tình hình sản xuất lâm nghiệp:

Trong năm 2020 ban lâm nghiệp xã đã tham mưu cho UBND xã xây dựng phương án số 17/PA-UBND ngày 14/02/2020 phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2020 và kế hoạch tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết kế trồng quế được 5.9 ha/3 ha đạt 196% chỉ tiêu huyện giao. Nhân dân tự trồng keo được 53.82/20ha đạt 269 %. Đã thực hiện cấp cây giống cho các hộ tham gia dự án trồng quế 3ha đạt 100% chỉ tiêu huyện giao.

*Tình hình Chăn nuôi:

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Con Năm Vật nuôi 2018 2019 2020 Trâu 180 193 210 Bò 150 153 160 Lợn 1020 1050 1500 Dê 230 250 300 Gia cầm 30.600 31.000 33.000

Tại địa phương chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Địa bàn xã không có trang trại chăn nuôi lớn, chăn nuôi theo phương thức thủ công không sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật nên rất khó đối phó với dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Vì thế nên số lượng vật nuôi biến động thất thường, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2018 – 2020 số lượng trâu tăng nhẹ. Số con trâu nuôi từ 180 con năm 2018 xuống 210 con năm 2020 con, do diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, một số hộ dân bán trâu đi để chuyển đổi hướng sản xuất theo nhu cầu.

Số lượng bò có sự thay đổi qua các năm, năm 2018 tăng từ 150 con lên 153 con, đến năm 2020 hiện có 160 con.

Lợn, gà và dê là những vật nuôi chính của nông dân trên địa bàn xã. Số lượng các vật nuôi này luôn tăng qua các năm. Do đây là những thực phẩm chính hàng ngày của người nông dân và qua kinh nghiệm nuôi lâu năm nên được người nông dân ưa chuộng lựa chọn hướng chăn nuôi nhiều.

* Tốc độ phát triển kinh tế

Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế của xã trong giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 (Tỷ đồng) 2019 (Tỷ đồng) 2020 (Tỷ đồng) So sánh(%) 2019/2018 2020/2019 Tổng giá trị sản xuất 20,8 24.4 25 117.3 102,4

Nông lâm - ngư nghiệp,

thủy sản 11,7 13,4 12,3 114,5 102,5

Công nghiệp xây dựng 3,1 3,5 3,7 112,9 105,7

Thương mại, dịch vụ 6 7,5 8 125 106,6

(Nguồn: UBND xã Sơn Phú)

Tổng giá trị sản xuất của xã Sơn Phú tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2018 - 2019 và có dấu hiệu trùng xuống trong giai đoạn 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giảm hiệu quả của sản xuất.

giai đoạn 2018 -2019 cao hơn giai đoạn 2019 – 2020 cụ thể là 12%.

Khối ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2019 cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 7,2%.

Trong giai đoạn 2018 – 2019, khối ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 18,4%

4.1.3.2. Tình hình xã hội

a, Dân số, tôn giáo

- Về tình hình nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn xã

Tổng toàn xã có 13 xóm với tổng số hộ là 1.511 hộ năm 2020. Tổng số nhân khẩu toàn xã là 5.841 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 69% toàn xã. Gồm có 6 dân tộc chung sống như Kinh; Tày; Cao Lan; San Chí; Nùng và Dao.

- Tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn ổn định: Đa số người dân theo đạo Thiên chúa, công tác quản lý về dân tộc và tôn giáo được UBND xã quan tâm và chỉ đạo.

b, Công tác giáo dục - đào tạo

-Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học với tổng nguồn vốn trên 11, 345 tỷ đồng, trong đó: xây mới 06 phòng học Trường Mầm non, xây mới nhà hai tầng 08 phòng học bộ môn Trường THCS và các công trình phụ trợ của các trường; xã có 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn trong đó có 85,5% trên chuẩn; tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đạt 97%; Trường Mầm non huy động các cháu ra lớp đạt 75,5%; tỉ lệ tốt nghiệp THCS trung bình hằng năm đạt: 98,5%, hoàn thành chương trình tiểu học 100%.

- Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, khuyến khích xây dựng phong trào “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,Cộng đồng học tập”,“Đơn vị học tập”, đến nay toàn xã có 70% số gia đình đạt “Gia đình học tập”, 60% số xóm đạt “Cộng đồng học tập”, trong 5 năm có hơn 6 nghìn lượt người tham gia học tập tại TTHTCĐ, xã đạt 15/15 tiêu chí của

Bộ tiêu chí xây dựng chuẩn xã hội học tập; 5 năm toàn xã có 32 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

-Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học. chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

c, Công tác chính sách xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo

- Công tác giảm nghèo theo chuẩn đa chiều, thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện có kết quả. Thông qua các đoàn thể tín chấp để hội viên vay vốn, đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, với tổng vốn vay dư nợ đến năm 2020 là 30.457.279.480 tỷ đồng.

- Tỷ lệ hộ nghèo từ 31.32% năm 2016 xuống còn 4.26% năm 2020; hộ cận nghèo từ 5.57% năm 2016 xuống còn 3.92% năm 2020. Trong 5 năm, giải quyết việc làm cho 1026 lao động. Khuyến khích xuất khẩu lao động, từ năm 2016-2020 xuất khẩu lao là 10 người /năm, nguồn thu từ xuất khẩu lao động 5 năm ước đạt 31 tỷ đồng.

- Chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng; hoạt động từ thiện, nhân đạo, tổng số tiền nhân dân đóng góp các quỹ 5 năm qua hơn 400 triệu đồng, các tổ chức trao tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. 1,212 tỷ đồng.

- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. đến năm 2020, trên địa bàn xã không còn người nghiện ma túy.

d, Công tác ý tế, kế hoạch hóa gia đình

Công tác khám và chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được đảm bảo, phòng chống dịch được duy trì thường xuyên, không để xảy ra dịch bệnh, tiêm chủng cho trẻ em đạt 100%, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 13.19% năm 2016 xuống còn 10.7% năm 2020. Cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh được đầu tư, chất lượng khám và chữa bệnh ngày càng được nâng cao, các chương trình mục tiêu quốc gia về y

tế đều được thực hiện có hiệu quả. 100% người đân được cấp thẻ BHYT. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm là 1,6%.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khở nhân dân có nhiều chuyển biến tiến bộ. Hiện nay, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao.

e, Về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội

- Công tác quốc phòng, quân sự địa phương

Cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, triển khai thực hiện chế độ chính sách hậu phương quân đội. Chế độ trực sẵn sàng chiến đầu được duy trì nghiêm túc. Công tác tuyển quân và huấn luyện dân quân, dự bị động viên và tổ chức diễn tập hằng năm đều thực hiện tốt, các phương án phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai được xây dựng và thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.

- Công tác an ninh

Lực lượng công an xã được tăng cường củng cố, kiện toàn. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, xây dựng các kế hoạch, chương trình công tác hàng năm. Trong 5 năm qua, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tòan xã hội ổn định. Công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc và phòng chống tội phạm; triệt phá thành công 07 vụ đánh bạc; 08 vụ tàng trữ và sử

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác cho đoàn thanh niên của ngân hành chính sách xã hội xã sơn phú huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)