Đánh giá của các hội viên về chương trình cho vay ủy thác của Ngân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác cho đoàn thanh niên của ngân hành chính sách xã hội xã sơn phú huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)

hàng qua các yếu tố

Chúng ta vẫn biết rằng có nhiều lí do hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách với các tổ chức tín dụng khác như các ngân hàng thương mại. Những lý do đó được liệt kê như lãi suất cao, chi phí giao dịch lớn, điều kiện để được vay khó khăn…. Thấy dược những điều này, NHCSXH đã ra đời mà tiền thân của nó là ngân hàng người nghèo, nhằm khắc phục những yếu tố đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ các ngân hàng thương mại khác. Sau nhiều năm hoạt động NHCSXH đã góp phần giúp hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo, đem lại niềm hạnh phúc ấm no.

4.2.2.1 Lãi suất cho vay của ngân hàng

Tham gia vay vốn tại NHCSXH ngoài việc định kỳ phải trả gốc và hàng tháng phải trả lãi thì khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. Theo kết quả điều tra ta thấy được rằng 87%/tổng số hộ điều tra họ đều đồng ý với mức lãi suất cho vay này vừa phải phù hợp với khả năng chi trả, còn 13% khách hàng còn lại họ nhận thấy mức lãi suất này còn cao so với khả năng chi trả của họ.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2020)

Hình 4.8: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của lãi suất vay năm 2020 (%/tổng số hộ điều tra)

4.2.2.2 Đánh giá về thời hạn cho vay

Những người nghèo thường muốn vay dài hạn để có thời gian chi trả gốc cho Ngân hàng chính sách. Ngân hàng cũng luôn tạo điều kiện để người nghèo có thể vay vốn trong thời gian mà họ cho là tốt nhất và xem xét thấu đáo, tuy nhiên thời hạn vay mà ngân hàng đưa ra còn dựa vào số tiền vay, mục đích sản suất để tính toán thời gian hợp lí mà khách hàng có thể trả nợ.

Với tình hình vay hiện nay thì đa số các hộ nghèo được vay trong vòng 60 tháng phục vụ mục đích chủ yếu là phát triển chăn nuôi, xây dựng nhà ở, với thời gian này thì họ có thể yên tâm sản xuất, và tiến hành được nhiều chu kỳ kinh doanh, đảm bảo được khả năng trả nợ đúng thời hạn. Kết quả khảo sát cho thấy có 84%/ tổng số hộ điều tra số hộ đồng ý rằng với thời hạn vay là ở mức độ trên là phù hợp với ý muốn của các hộ dân tham gia vay vốn. Còn 16% số còn lại họ cho biết với mức thời hạn cho vay này là chưa phù hợp với nhu cầu và mục dích mà các hộ nông dân đặt ra phải nói điển hình là các hộ vay vốn với mục đích lâm nghiệp vì đặc thù của lâm nghiệp là lâu năm nên hiển nhiên thời hạn vay còn quá ngắn so với điều kiện thực tế.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2020)

Hình 4.9: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của thời hạn vay năm 2020 (%/ tổng số hộ điều tra)

4.2.2.3 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn

Qua khảo sát thực tế 100% cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi vay vốn, các hộ tham gia vay vốn họ rất hài lòng về việc NHCSXH tiến hành giao dịch trực tiếp tại xã đã tiết kiệm được phần lớn thời gian, thủ tục và chi phí đi lại, giờ đây các hộ vay vốn không phải trực tiếp đến tận ngân hàng trả nợ và trả lãi hàng tháng mà trả nợ chỉ cần đến UBND xã để định kỳ 6 tháng trả gốc 1 lần đỡ chi phí đi chuyển của người dân, còn lãi hàng tháng có tổ trưởng đến nhà thu hộ Ngân hàng. Vì vậy đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng điểm giao dịch của ngân hàng là thuận lợi cho bà con.

4.2.2.4 Đánh giá quá trình sử dụng vốn vay.

Theo kết quả khảo sát các hộ điều tra, nhờ có được nguồn vốn mà thu nhập của họ tăng lên, có thêm cơ sở vật chất mới phục vụ cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, sử dụng vốn vay đúng mục đích vay giúp họ dễ dàng sử dụng vốn để đầu tư vào phát triển sản suất, chăn nuôi, từ đó tiếp thêm cho họ niềm tin vào cuộc sống, nỗ lực vươn lên từng bước xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua kết quả đánh giá 100% các hội viên tham gia vay vốn cho

rằng họ không gặp khó khăn gì khi sử dụng vốn.

4.2.2.5 Đánh giá khả năng trả nợ

Qua khảo sát thực tế 62.42% cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi trả nợ vốn vay. Phần còn lại thừa nhận họ gặp khó khăn khi trả nợ, chủ yếu là chưa thể trả nợ do nhiều lý do.

Thứ nhất, qua điều tra ta thấy rằng một phần chủ hộ là trên 40 tuổi, lại xuất thân từ nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hóa còn thấp, đa số họ học vừa đủ để biết chữ, những đối tượng này họ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, không có thu nhập chính và một phần nữa các hội viên thuộc hộ nghèo không thể trả nợ đúng hạn rơi vào những gia đình đông con, lao động ít và hộ già cả neo đơn không đủ sức lao động, hạn chế này là một nguyên nhân dẫn đến việc trả nợ đúng hạn ngân hàng là hơi khó;

Thứ hai, hội viên vay vốn chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo và những hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn việc vay vốn chỉ giúp họ 1 khoản như là đầu tư mua bò, hay là xây dựng nhà ở, xóa nhà tạm;

Thứ ba, sử dụng vốn vào đầu tư phát triển kinh tế nhưng gặp rủi ro, điều kiện khí hậu ở địa phương rất phức tạp, thiên tai, bão lũ gây trở ngại đến việc sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, sâu bệnh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm giảm thu nhập của người dân, thậm chí mất trắng nguồn vốn vay đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

4.2.2.6 Đề xuất của các hộ vay vốn

Có đến 23.33% kiến nghị rằng lãi suất vay nên được hạ thấp hơn nữa để giảm gánh nặng trả lãi vốn vay. Phần còn lại cho rằng mức lãi suất áp dụng là hợp lý. Phần đông những ý kiến đề xuất giảm lãi suất rơi vào những hộ rất khó khăn. Qua quá trình khảo sát từng hộ dân, một phần nhiều là những gia đình đông con, những gia đình già cả neo đơn thuộc hộ nghèo sống ở những thôn có địa hình hiểm trở, đất nông nghiệp canh tác được ít (núi đá nhiều) và không thể sản xuất hay trồng một loại nông sản nào khác ngoài trồng ngô và hơn nữa chỉ

trồng chuyên một vụ nên việc trả lãi ngân hàng hàng tháng trở nên khó khăn hơn vì thế phần đông những ý kiến họ đều mong muốn lãi suất cho vay thấp hơn hoặc là lãi suất sấp sỉ 0%.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác cho đoàn thanh niên của ngân hành chính sách xã hội xã sơn phú huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)