Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm lưu trú của Khách sạn Duy Tân Huế (Trang 37)

3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú ở Việt Nam

Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến lý tưởng thu hút khách du khách nội địa và quốc tế. Trong 5 năm từ 2011 đến 2016, du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều biến động kịch tính, đánh dấu những bước ngoặt quan trọng. Năm 2017, đã xuất hiện các tín hiệu đáng mừng cho thấy du lịch đang trên đà trởthành ngành kinh tế mũi nhọn: chính sách miễn visa cho công dân nhiều nước, rút gọn thủ tục nhập cảnh, đa dạng sản phẩm du lịch, hàng loạt các địa danh của Việt Nam được vinh danh tại các giải thưởng lớn mang tầm khu vực và thếgiới,…

Trong thời gian qua, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng cao. Năm 2016, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 10 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2015.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2017, lượng khách nội địa đạt hơn 73 triệu lượt, tăng xấp xỉ 20%, lượng khách quốc tế đạt 12,9 triệu khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016.

Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt xấp xỉ 11,7 triệu lượt (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017); khách du lịch nội địa ước đạt 62,1 triệu lượt (khách lưu trú đạt 30,2 triệu lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt 451,2 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017).

Cùng với đó, số lượng cơ sở lưu trú du lịch không ngừng được đầu tư mở rộng. Năm 2011, cả nước có 13.000 cơ sở lưu trú du lịch với 265.000 buồng, đến năm 2017, con số này là 25.600 cơ sở với 508.000 buồng. Trong đó xếp hạng 5 sao có 120 cơ sở lưu trú với gần 35.000 buồng, 262 cơ sở lưu trú hạng 4 sao với 34.000 buồng, hạng 3 sao có 488 cơ sở. Công suất phòng bình quân ước đạt 57%, trong đó 5 sao đạt 85%, 3 và 4 sao đạt mức 75%, hạng 1 và 2 sao đạt 55%.

Thị trường kinh doanh lưu trú ở Việt Nam trong năm 2018 trở nên đa dạng hơn, bắt kịp các xu hướng thếgiới. Khu bất động sản phức hợp ra đời như khách sạn kết hợp trung tâm thương mại, khách sạn kết hợp căn hộ, khách sạn kết hợp khu vui

chơi giải trí. Đặc biệt, năm 2018 là sựphát triển mạnh mẽcủa các dựán Condotels– căn hộ du lịch được đầu tư nhiềuở Nha Trang, Đà Nẵng.

Trong năm 2018, ngành kinh doanh khách sạnởViệt Nam tiếp tục được phát triển khi có nhiều lợi thế. Nhiều tập đoàn tiếp tục đầu tư dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch như: Vingroup, Sungroup, FLC, Mường Thanh, Empire.

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú ở Thừa Thiên Huế

Năm 2017, nhiều sản phẩm du lịch ởThừa Thiên Huế được đưa vào khai thác, phục vụ du khách, như: tour du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái vùng biển, đầm phá; du lịch cộng đồng, du lịch homestay,…Nổi bật là việc đưa vào khái thác sản phẩm du lịch “Đại nội về đêm” được tổ chức trong 6 tháng năm 2017 đã thu hút trên 28.760 lượt khách và tuyến phố đêm đi bộPhạm Ngũ Lão– Chu Văn An –Võ ThịSáu.

Thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như Vingroup, BRG, Myway, PSH, Kim Long Nam vào nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn về du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf và dịch vụgiải trí, mua sắm.

Kết quả năm 2017, du lịch Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể: lượng khách du lịch đến Huế tăng, năm 2017 đạt 3,8 triệu lượt, trong đó khách lưu trú đạt trên 1,84 triệu lượt (khách quốc tế đạt trên 815 nghìn lượt). Doanh thu du lịch đạt trên 3.500 tỷ đồng...

Lượng du khách đến Thừa Thiên Huế trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 1,02 triệu lượt, tăng 67,5% so với cùng kỳ; khách nội địa đạt 1,31 triệu lượt, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 1,109 triệu lượt, tăng 16,2%, trong đó khách quốc tế ướcđạt 521,875, tăng 26,1%. Doanh thu du lịch 6 tháng ước đạt 2,215 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 575 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 10.501 phòng, 17.264 giường, trong đó có 199 khách sạn, 7.367 phòng, 12.787 giường; khách sạn 1-5 sao hiện có 155 cơ sở, 6344 phòng và 11.048 giường.

Các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng đầu tư nâng cấp, chỉnh sửa và duy trì đồng bộ cơ sở vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, đầu tư và thay mới

các trang thiết bị xuống cấp, luôn quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên lao động; tạo điều kiện tham gia các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy...

Tuy nhiên, tại một số cơ sở lưu trú, đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụcòn hạn chếvề nghiệp vụ do quy mô kinh doanh nhỏ, hiệu quả không cao nên công tác đào tạo chưa được giám đốc chú ý, chủ yếu là tuyển ngườichưa có kinh nghiệm vào làm việc từ đó chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN DUY TÂN HUẾ THỜI GIAN QUA

2.1. Tổng quan về khách sạn Duy Tân Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn

Khách sạn Duy Tân trước kia có tên giao dịch là Nhà khách Quân Khu 4 với tiền thân là một bộ phận của Đoàn an điều dưỡng 40B, có nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các quân nhân, sỹ quan, bộ đội, công nhân viên quốc phòng về an điều dưỡng tại địa phương.

Khách sạn Duy Tân được xây dựng và mởrộng vào năm 1995, trên diện tích 6600m2 với tổng sốvốn ban đầu là 8,3 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng là 1500m2. Được sự cho phép của UBND và Sở Du Lịch Thừa Thiên Huế, khách sạn Duy Tân đãđi vào hoạt động vào tháng 3/1995.

Tháng 5/1997, khách sạn Duy Tân tách ra khỏi Đoàn an điều dưỡng 40B và trực thuộc Công ty Hợp tác kinh tế Quân Khu 4. Kể từ đây, khách sạn Duy Tân đã trởthành một đơn vị kinh doanh độc lập trong cơ chếthị trường.

Tháng 12/2002, khách sạn Duy Tân tách ra khỏi Công ty Hợp tác kinh tế Quân Khu 4, chuyển sạn trực thuộc Văn phòng Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4. Đây là bước ngoặt chứng tỏ sự lớn mạnh về mọi mặt và tính độc lập của khách sạn Duy Tân. Vừa sản xuất vừa kinh doanh có hiệu quả, đồng thời vừa xây dựng thương hiệu cho khách sạn nên năm 2002, Duy Tân chính thức được Sở Du Lịch Thừa Thiên Huếcông nhận là khách sạn 2 sao.

Năm 2003, để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và vị thế của khách sạn trên thị trường, Ban lãnh đạo Quân Khu 4 đầu tư thêm cơ sởvật chất khu nhà 6 tầng tương đương 40 phòng, nâng tổng số phòng của khách sạn lên thành 100 phòng. Công trình được khởi công tháng 5/2004. Là một trong 5 khách sạn đạt chất lượng 3 sao của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Tổng cục Du lịch cấp hạng vào tháng 11/2005. Sau gần một năm đi vào hoạt động, nhận thấy kết quả đầu tư là đúng hướng, chất lượng dịch vụcủa khách sạn đã kịp nâng công suất lên 140 phòng, kịp thời phục vụ

nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/05/2006 và lễ hội Festival Huế2006.

Đầu năm 2009 Khách sạn đầu tư xây thêm cơ sở mới tại 46A Trần Quang Khải với quy mô hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đến Huế.

Trong năm 2012 được sự tin tưởng của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 Nhà Khách Duy Tân đã được giao nhiệm vụ xây dựng thêm Nhà Khách Duy Tân Vinh, ngay sau khi nhận được nhiệm vụ, nhà khách cùng với các đồng chí thủ trưởng đã khẩn trương lên kế hoạch thiết kế, giải phóng mặt bằng, xây dựng bộ máy, mở rộng thị trường, đốc thúc để Nhà Khách Duy Tân Vinh hoàn thành đúng tiến độvà hoạt động có hiệu quả. Ngày 09 tháng 01 năm 2014 Nhà Khách Duy Tân Vinh địa chỉ đường Phượng Hoàng, Thành phố Vinh chính thức đi vào hoạt động với diện tích 8300m2 bao gồm 69 phòng nghỉ, 2 nhà hàng lớn sức chứa 1800 khách, 6 phòng ăn nhỏ, 1 khu du lịch, 1 nhà bếp đạt tiêu chuẩn 3 sao.

2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của khách sạn

2.1.2.1. Chức năng của khách sạn

Chức năng chính của khách sạn là cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác đặc biệt là dịch vụ đặt tour giúp du khách tham quan, khám phá các địa điểm di tích lịch sửvà danh lam thắng cảnh.

2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của khách sạn

- Hoạt động kinh doanh buồng ngủ: Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh buồng ngủcủa khách sạn chiếm tỷtrọng doanh thu lớn thứ2 trong tổng doanh thu của khách sạn. Hệ thống phòng ngủ của khách sạn bao gồm nhiều loại khác nhau như Standard, Superior, Suite, Deluxe được trang bị các cơ sởvật chất kỹ thuật hiện đại, trang nhã, nhiều lợi ích nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống: Đâyhoạt động kinh doanh mang lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của khách sạn. Khách sạn Duy Tân có hai nhà hàng, một nhà hàng ở khu A và một nhà hàng ở khu B với sức chứa của mỗi nhà hàng từ 300 đến 500 khách. Nhà hàng của khách sạn chuyên cung cấp, phục vụbuffet sáng, cơm du lịch, tiệc cưới…. Ngoài ra ở tầng 6 của khách sạn còn có nhà hàng Cung đình là nơi dành cho những du khách muốn khám phá nét văn hóa truyền thống Việt và

nghệthuật Cung đình Huế-Kinh đô Việt xưa dưới các triều đại nhà Nguyễn. Nhà hàng Cung đình chuyên phục vụ các món ăn truyền thống của 3 miền được các nghệnhân tài hoa chếbiến với sựbiểu diễn trực tiếp của ban ca múa nhạc.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổsung: Hệ thống các dịch vụ bổ sung của khách sạn bao gồm dịch vụgiặt là, tổchức hội nghị- sựkiện, tổchức tiệc cưới, dịch vụ massage, cho thuê xe ô tô, internet miễn phí, phòng tập thể dục và các dịch vụ miễn phí khác. Sự đa dạng của các dịch vụ bổ sung nhằm thu hút khách hàng, kéo dài thời gian lưu trú và đáp ứng đầy đủnhu cầu của khách hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trong khách sạn

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổchức của khách sạn

Sơ đồ 2. Bộ máy quản lý khách sạn Duy Tân Huế

(Nguồn: Phòng Tổchức- Hành chính khách sạn Duy Tân)

Quan hệtrực tuyến Quan hệchức năng Quan hệphối hợp GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH–TỔ CHỨC LỄ TÂN PHÒNG TÀI CHÍNH–KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC–HÀNH CHÍNH TỔ BUỒNG NHÀ HÀNG BẢO VỆ BẢO TRÌ LỮ HÀNH Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.3.2. Nhiệm vụcủa các phòng ban, bộphận trong khách sạn

- Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong hoạt động quản lý khách sạn. Dưới sựlãnh đạo, chỉdẫn của Giám đốc để xây dựng các chiến lược kinh doanh, kế hoạch công tác, các quy định, quy tắc, phương hướng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của khách sạn. Giám đốc là người chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các bộ phận và phối hợp với các bộ phận trong quan hệ và công việc để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định. Giám đốc là người phê duyệt các kế hoạch kinh doanh, đào tạo, tuyển dụng,… trong khách sạn.

- Phòng kếhoạch- kinh doanh: thu hút khách hàng tiềm năng, tìm kiếm khách hàng cho các bộphận trong khách sạn. Tham mưu với giám đốc trong việc đềra các kếhoạch kinh doanh và quản lý các bộphận, nhân viên cấp dưới.

- Phòng tổchức- hành chính: Tham mưu và giúp giám đốc các công việc liên quan đến pháp chế, văn thư hành chính, quản lý cơ sở vật chất, tổ chức quản lý và bố trí nhân lực bao gồm tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển, điều động, lương thưởng, an toàn lao động, nghỉphép, nghỉ ốm,… của nhân viên.

- Phòng tài chính- kế toán: Chịu sự lãnh đạo của Giám đốc, chấp hành nghiêm ngặt chính sách, luật pháp của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược tài chính, tìm nguồn vốn cho khách sạn.Tham mưu và giúp giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công tác tài chính trong khách sạn. Theo dõi, quản lý, báo cáo tình hình thu chi của khách sạn.

- Bộphận lễtân: tiếp nhận khách, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng, xây dựng và tạo lập mối quan hệvới khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Lưu trữ thông tin khách hàng, cơ cấu khách hàng, đưa ra những ý kiến đóng góp về tình hình khách sạn, nhu cầu và thịhiếu của khách hàng.

- Bộphận buồng: phối hợp với bộphận lễ tân để cung cấp và bán buồng ngủ cho khách hàng. Chuẩn bịbuồng ngủtheo quy trình, tiêu chuẩn của khách sạn.

- Bộ phận nhà hàng: phục vụ các món ăn và thức uống tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng.

- Tổ bảo vệ: đảm bảo an ninh trong khu vực khách sạn, đảm bảo an toàn tài sản và con người cho khách hàng và nhân viên khách sạn.

- Tổbảo trì: quản lý, giám sát hệ thống kỹthuật và trang thiết bị trong khách sạn; định kỳ kiểm tra các máy móc, trang thiết bị bảo đảm các trang thiết bị hoạt động tốt; sửa chữa kịp thời các trang thiết bịhỏng.

2.1.4. Tình hình lao động

Theo nguồn số liệu khách sạn Duy Tân cung cấp về tình hình lao động giai đoạn 2015-2017 và đã được tổng hợp ở bảng, ta nhận thấy tổng số lao động năm 2016 giảm 9 người so với năm 2015 tương ứng giảm 4,41%. So với năm 2016, tổng số lao động năm 2017 giảm 5 người tướngứng giảm 2,56%.

Theo giới tính: Cả 3 năm tổng số lao động nữ đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Cụthể năm 2015, số lao động nữchiếm 61,27%, số lao động nam chiếm 38,73%. Năm 2016, số lao động nữ chiếm 61,54%, số lao động nam chiếm 38,46%. Năm 2017, số lao động nữchiếm 63,16%, số lao động nam chiếm 38,84%, điều này cho thấy sự hợp lý trong bố trí cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn chủyếu là sựcung cấp các dịch vụ và những công việc đòi hỏi sựcẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, trẻtrung, khéo léo, giao tiếp tốt,… nên số lao động nữchiếm tỷtrọng lớn trong tổng số lao động của khách sạn là phù hợp với thực tếvà yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Theo trình độ đào tạo: công việc chính trong khách sạn là phục vụ khách lưu trú và ăn uống nên phần lớn là lao động chân tay do đó lao động trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tỷtrọng lớn. Cụthể năm 2017, lao động Trung cấp và Sơ cấp chiếm 61,05%, lao động Đại học và Cao đẳng chỉ chiếm 27,36% và tập trung chủ yếu ở những vị trí, và phòng ban quan trọng trong khách sạn như ban quản trị, phòng kế hoạch- kinh doanh, phòng tổchức- hành chính, phòng tài chính- kếtoán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm lưu trú của Khách sạn Duy Tân Huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)