Lớp biểu bì; 2 Lớp bì; 3 Khớp nối linh động; 4 Sắc tố melanin; 5 Xương bì; 6 Vảy

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 8 potx (Trang 39 - 40)

II. Đặc điểm cấu tạo cơ thể 1 Vỏ da

1.Lớp biểu bì; 2 Lớp bì; 3 Khớp nối linh động; 4 Sắc tố melanin; 5 Xương bì; 6 Vảy

melanin; 5. Xương bì; 6. Vảy

5 2 2 3 4 1 6

- Vảy phát sinh từ biểu bì (khác vảy cá là vảy bì). Cá biệt mai và yếm rùa, tấm xương ở lưng và bụng cá sấu là loại vảy bì. Vảy bò sát có 2 loại:

+ Vảy thằn lằn và vảy rắn thường xếp lên nhau như ngói lợp, chỉ có phần gốc vảy dính vào nhau

+ Vảy ghép lại thành một giáp cứng như ở rùa, cá sấu.

Các vảy của bò sát đều rụng và được thay thế. Đối với rùa không có sự thay thế, các vảy cũ không bong ra mà gắn với vảy mới. Càng lâu dài thì vảy càng cũ và nằm ra phía ngoài làm cho mai rùa thêm gồ ghề.

- Ngón tay, chân, vuốt cũng là sản phẩm da bò sát.

3. Hệ xương

3.1 Xương sọ

- Sọ bò sát có một số sai khác cơ bản như nền sọ rộng, đã hóa xương, chỉ có một lồi cầu chẩm, hình thành cung thái dương, các hố thái dương và xương gốc bướm, đặc trưng cho động vật có màng ối.

- Ở bò sát có quá trình tiến hóa theo hướng giảm xương bì của sọ để hình thành hố thái dương. Sự hình thành hố thái dương làm giảm nhẹ sọ giúp đầu cử động linh hoạt hơn để thích nghi với đời sống ở cạn, đồng thời đây là chỗ bám các cơ hàm điều khiển sự hoạt động của hàm dưới liên quan đến sự bắt mồi của bò sát (hình 19.2).

Xương vuông khớp động với sọ, do đó miệng của bò sát có thể mở rộng rất lớn để nuốt mồi (hình 19.3). Ở rắn nhờ cấu tạo linh động của xương hàm dưới các hệ thống cơ và dây chằng, miệng có thể mở ra một góc có độ lớn 1300. Xương hàm dưới có thể mở ra hai bên rất thuận tiện cho việc ăn các loài vật lớn hơn đầu của rắn gấp đến mấy lần. Tại vườn thú Frankfurt (Ðức) người ta quan sát được một con trăn dài 7,5 m đã nuốt một con heo nặng 54,5 kg.

3.2 Cột sống

Cột sống bò sát có cấu tạo chung với động vật có màng ối, gồm có 5 phần là cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.

- Cổ gồm nhiều đốt, thay đổi tuỳ loài (ví dụ thằn lằn có 8 đốt), 2 đốt sống thứ nhất và 2 biến đổi thành đốt chống và đốt trục, khớp với sọ làm cho đầu cử

Hình 19.2 Các kiểu sọ của bò sát (theo Kardong)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 8 potx (Trang 39 - 40)