Khái quát về các nguồnthu từ dịch vụ phi tíndụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) (Trang 35 - 37)

Ngân hàng thương mại

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng: Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng là tổng thu nhập mà các NHTM có được từ việc cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng. Đây được xem là một nguồn thu có tính ổn định cao, ít rủi ro của các NHTM đồng thời giúp các ngân hàng đa dạng hóa SPDV của mình.

Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng được phân loại chủ yếu dựa trên loại hình dịch vụ phi tín dụng cung cấp cho khách hàng bao gồm:

+ Thu từ dịch vụ thanh toán: Là khoản phí mà khách hàng phải trả cho các NHTM khi sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước do NHTM cung cấp, bao gồm:

- Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước: các khoản phí mà khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong phạm vị lãnh thổ của một quốc gia như: phí chuyển khoản thanh toán; phí nộp tiền mặt vào TKTT; phí rút tiền mặt từ TKTT, phí phát hành séc; phí thanh toán hóa đơn…

- Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế: các khoản phí khác hàng phải trả cho ngân hàng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch thanh toán trên phạm vị toàn thế giới như: phí chuyển tiền

đi; phí báo có chuyển tiền đến; phí phát hành L/C, phí tra soát lệnh chuyển tiền; phí dịch vụ nhờ thu; phí dịch vụ ký hậu vận đơn, các khoản điện phí,…

+ Thu từ dịch vụ ngân quỹ: là các khoản phí khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ ngân quỹ của ngân hàng bao gồm một số khoản phí sau: phí kiểm đếm hộ tiền mặt khi có yêu cầu của khách hàng; phí giữ hộ tài sản; phí cho thuê tủ két sắt, phí đối tiền mặt, tiền không đủ điều kiện lưu thông…

+ Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Là các khoản thu từ việc kinh doanh ngoại tệ, vàng, các giao dịch tài chính phát sinh bao gồm: thu từ chênh lệch tỷ giá bán ra mua vào ngoại tệ, phí mua bán vàng và ngoại tệ, các loại phí liên quan đến các giao dịch tài chính như giao dịch giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, tương lai...

+ Thu từ dịch vụ thẻ: Là khoản thu phí khi khách hàng sử dụng các dịch vụ liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa (ATM), thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card, JCB,…), thẻ đồng thương hiệu, thẻ đa năng… Đó là các khoản thu từ phí phát hành thẻ, phí ứng/rút tiền mặt, phí chuyển tiền qua thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế; phí thường niên, phí kích hoạt thẻ, phí cấp lại mã PIN, phí thay đổi tài khoản liên kết, phí đóng thẻ, phí xử lý khiếu nại, phí in sao kê, phí kiểm tra số dư, phí gia hạn thẻ, phí nâng hạn mức giao dịch, phí thanh toán trễ hạn …

+ Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) đó là khoản phí mà khách hàng phải nộp cho các NHTM khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: phí sử dụng dịch vụ E-banking, phí truy

vấn thông tin, phí tra soát khiếu nại, phí thông báo biến động số dư tài khoản…

+ Thu từ dịch vụ ủy thác: là các khoản thu phí trong hoạt động nhận ủy thác của ngân hàng, bao gồm nhận ủy thác để cho vay, nhận ủy thác để đầu tư, ủy thác quản lý tiền vay, quản lý tài sản, tài khoản chứng khoán, ủy thác phát hành trái phiếu, cổ phiếu…

+ Thu từ dịch vụ ngân hàng đại lý: Là khoản thu từ hoa hồng đại lý cung cấp dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chi trả kiều hối của ngân hàng với các đối tác trong và ngoài nước cho khách hàng. Ngân hàng kết hợp với các đối tác của mình để làm trung gian cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, kiều hối cùng với đó là các sản phẩm của chính ngân hàng đến khách hàng. Đây là nguồn thu có lợi cho cả ngân hàng và đối tác khi vừa giúp tăng số lượng khách hàng tiếp cận vừa giúp tăng doanh thu cho đôi bên.

+ Thu từ dịch vụ tư vấn: là khoản thu phí của ngân hàng từ việc cung cấp các dịch vụ tư vấn như tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn dự án đầu tư, tư vấn đầu tư trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…

+ Thu từ các dịch vụ phi tín dụng khác: là khoản thu từ các dịch vụ phi tín dụng khác những dịch vụ kể trên như: phí sao lục chứng từ; phí dịch vụ giao dịch qua fax; phí fax hộ chứng từ; phí trung gian thanh toán tiền chuyển nhượng bất động sản…

1.3. Kinh nghiệm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng củamột số ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w