Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển

Một phần của tài liệu KLTN phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần TopCV việt nam (Trang 47 - 55)

5 Quan hệ với báo chí và phương tiện truyền thông.

10.2.2.Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển

truyền thông thương hiệu TopCV

2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Môi trường dân số

Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ dân số trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, rất cần có việc làm và tạo dựng được thành công của mình. Đây là cơ hội cho rất nhiều công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam đề tận dụng nguồn nhân lực trẻ này, và nhiều người lao động Việt Nam có thể tìm được nhiều cơ hội

việc làm cho mình. TopCV chính là cầu nối giúp gắn kết giữa những người lao đông và người sử dụng lao động. Hơn nữa, ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư, tập trung chủ yêu ở các đô thị lớn, và với vị trí của công ty thì nó là cơ hội kinh doanh của công ty.

Hình 2.11: Biểu đồ dân số Việt Nam 1950 – 2017

Hình 2.12: Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Việt Nam 1951 - 2017

Dân số trung bình của Việt Nam năm 2017 của cả nước ước tính là 93,7 triệu người, tăng 987,3 nghìn người tương đương tăng 1,07% so với năm 2016, bao gồm dân số thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1%; dân số nông thôn 60,8 triệu người, chiếm 64,9%; dân số nam 46,2 triệu người, chiếm 49,3%; dân số nữ 47,5 triệu người, chiếm 50,7%.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam chiếm 54,1%; lao động nữ chiếm 45,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị chiếm 33,4%; khu vực nông thôn chiếm 66,6%.

Hình 2.13: Tháp dân số Việt Nam năm 2017

Số người có việc làm trong quý I năm 2017 ước tính là 53,4 triệu người, tăng 74,7 nghìn người; quý II là 53,4 triệu người, tăng 164,3 nghìn người; quý III là 53,8 triệu người, tăng 496,9 nghìn người; quý IV là 54,1 triệu người, tăng 671,8 nghìn người so với cùng kì năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là

1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là 5,87%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%, trong đó khu vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,07%.

Xét riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, hai nơi tập trung chủ yếu lực lượng lao động trên cả nước cũng có những đặc điểm đáng chú ý.

Tại Hà Nội, trong năm 2017, dân số trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, tăng 1,8% so năm trước. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%. Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn Thành phố. Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội tương đối cân bằng, số nữ nhiều hơn số nam không đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 97 nam. Hiện nay, lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2017 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó, khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nông thôn là 75,3%. Số người có việc làm trong năm 2017 ước đạt trên 3,7 triệu

người, chiếm 97,4% so với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo năm 2017 ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2017 có 8.611,1 nghìn người, tăng 2% so với năm 2016. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số người thường xuyên sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố thì lên đến 13 triệu người.

Nhìn chung, dân số ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất đông và ngày càng tăng cao. Đặc biệt là đặt trong thực trạng công nghiệp hóa, dân cư ở vùng nông thôn và các tỉnh lẻ có xu hướng di cư ra các thành phố lớn để làm ăn, sinh sống. Điều này tạo ra một nguồn lao động dồi dào và chất lượng cho các doanh nghiệp có trụ sở tại hai thành phố này. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra sức ép không nhỏ về hạ tầng, giao thông và nhà ở,… cho phần lớn dân cư di dân này.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế

Kinh tế ngày càng phát triển gây áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP và GNP hằng năm cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người từ đó dự báo nhu cầu của ngành kinh doanh. Các yếu tố lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát… ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, xu thế tiêu dùng của khách hàng và hoạt động mở rộng thị trường của công ty. Chính sách kiểm soát giá cả và lương bổng của nhà nước cũng tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.

sách tuyển dụng chi tiêu cho quảng cáo việc làm và các công ty dịch vụ nhân sự. Khoảng 17% ngân sách được phân bổ cho công nghệ giúp bộ phận nhân sự tự động hóa các quy trình công việc của họ.

Hình 2.14: Tỷ lệ nguồn tuyển dụng chính của các doanh nghiệp hiện nay

2.2.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật

Về pháp luật: Hoàn cảnh chính trị: sự ổn định của chính trị có ý nghĩa quan trọng trong việc kinh doanh, doanh nghiệp dễ dàng phát triển trong môi trường chính trị ổn định. Trong những năm gần đây các chính sách của Đảng và nhà nước, cũng như môi trường chính trị - pháp luật đã có nhiều đổi mới, luôn mở ra cho những doanh nghiệp trong nước phát triển, đặc biệt phong trào “Khởi nghiệp” năm 2016 là nền tảng vững cho những start- up trẻ như TopCV có cơ hội phát triển và tiến xa hơn nữa. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn đọng những khó khăn trong công tác cấp các thủ tục hành chính, quan liêu, tham nhũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

2.2.1.4. Môi trường công nghệ

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và cách mạng công nghệ 4.0 đang là một xu thế trong thời đại ngày nay. Công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối

ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot… Đặc trưng lớn nhất của công nghiệp 4.0 là tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và Internet, mà đỉnh cao là mạng lưới vạn vật kết nối. Tính kết nối này đang tạo ra một xu hướng mới thường được gọi với khái niệm “kinh tế chia sẻ”. Các ứng dụng luôn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp bởi tính nhanh chóng và hiệu quả. Internet là một ví dụ điển hình của công nghệ để thực hiện các chiến lược liên quan đến truyền thông nói chung và truyền thông thương hiệu nói riêng. Nhờ có internet, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể kết nối với nhau dễ dàng và chặt chẽ hơn thông qua website của doanh nghiệp hoặc thông qua các mạng xã hội, các trang liên kết...Xu hướng tìm việc làm trên internet, đặc biệt là mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, thế nhưng hơn 90% sinh viên vẫn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết khi đi xin việc, đặc biệt là kỹ năng làm hồ sơ xin việc (Curriculum Vitae - CV) đủ để cạnh tranh với các ứng viên khác và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng...Chính vì thế, TopCV Việt Nam là Công ty Start-up với sản phẩm là nền tảng hỗ trợ tạo CV Online một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Ứng dụng sẽ kết nối với nhà tuyển dụng để gián tiếp trao cho ứng viên cơ hội nghề nghiệp.

Hiểu rõ những mặt tích cực và tiêu cực do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại sẽ giúp cho công ty Cổ phần TopCV Việt Nam có những hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường lao động Việt Nam.

2.2.2. Các yếu tố môi trường ngành

2.2.2.1. Khách hàng

Danh sách khách hàng của công ty đều là những công ty lớn và uy tín trên thị trường cả nước. Cả hai bên thực hiện cam kết dịch vụ, chăm sóc khách hàng và thời gian thanh

toán. Vì vậy uy tín của công ty đối với khách hàng cần được đề cao, tạo dựng được thương hiệu tốt để khách hàng gắn bó lâu dài.

2.2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh

Kinh tế phát triển, ngành dịch vụ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, tuyển dụng và đào tạo được những cán bộ phù hợp và tài năng cho công ty là một bài toàn khó, giữ chân họ còn khó hơn. Ngày nay, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về doanh thu trên thị trường mà còn cạnh tranh nguồn nguồn nhân lực cấp cao của nhau. Về tuyển dụng, hiện tại các doanh nghiệp hầu hết tuyển dụng cán bộ qua kênh website của chính công ty. Điểm mạnh của kênh này là ứng viên đã biết đến công ty và chủ động mong muốn làm việc với công ty, những ứng viên ứng tuyển phần nào đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thường doanh nghiệp thuộc lĩnh vực B2C và có một vị thế nhất định trên thị trường thì kênh tuyển dụng này mới đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân sự cho công ty.

Trên thị trường, có rất nhiều kênh tuyển dụng lớn và lâu lời như Vietnamwork, Vieclam24h, Timviecnhanh, Jobstreet…thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng dịch vụ thì TopCV cần quan tâm đến đầu tư truyền thông, quảng bá thương hiệu đến khách hàng mục tiêu của mình, nhất là với những doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu KLTN phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần TopCV việt nam (Trang 47 - 55)