Trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27 - 30)

Sự tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường tài chính toàn cầu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn đầu năm 2020 khi những thông tin mới về đại dịch gây ra sự bất ổn trong tâm lý các nhà đầu tư và sự không chắc chắn trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra sự phân hóa lớn về khả năng sinh lời, mức độ biến động giá cũng như biện pháp ứng phó đối với đại dịch của các cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.

Trong một nghiên cứu về sự sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 3 năm 2020 do đại dịch COVID-19, các

nhà nghiên cứu đã xem xét các mã cổ phiếu thuộc nhóm chỉ số S&P1500 (Dang và cộng sự 2021). Các nhànghiên cứu nhận thấy các cổ phiếu ngành khí, thực phẩm, y tế và phần mềm đều có tỷ suất sinh lời cao vượt trội, trong khi các cổ phiếu thuộc nhóm xăng dầu, bất động sản, giải trí và dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng lại sụt giảm nghiêm trọng, mất đến 70% giá trị vốn hóa trên thị trường (Dang và cộng sự 2021). Bên cạnh đó, sự biến động giá của các cổ phiếu có mức sụt giảm mạnh nhất trong ngày được đánh giá là rất lớn, và có mối quan hệ ngược chiều với lợi suất của cổ phiếu trong tháng (Dang và cộng sự 2021). Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra sự khác biệt trong biện pháp ứng phó với đại dịch giữa các cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trong ngày (Dang và cộng sự 2021).

Một nghiên cứu khác xem xét đến mối quan hệ giữa niềm tin và sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường lại chỉ ra những kết quả thú vị. Bằng việc sử dụng mẫu dữ liệu 47 thị trường chứng khoán của các quốc gia trên toàn thế giới, các tác giả nhận định mức độ biến động giá trên thị trường chứng khoán có mối tương quan lớn đối với niềm tin của người dân vào chính phủ (Engelhardt và cộng sự 2021). Cụ thể, các tác giả đã chỉ ra mức độ biến động của giá cổ phiếu ở các quốc gia mà các nhà đầu tư có niềm tin lớn vào người dân và chính phủ của đất nước mình thì thị trường chứng khoán sẽ có phản ứng đối với các thông báo số ca mắc của đại dịch COVID-19 yếu hơn đáng kể so với các quốc gia còn lại (Engelhardt và cộng sự 2021).

Bên cạnh các bài nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch đến thị trường chứng khoán, nhiều tác giả cũng quan tâm đến hậu quả của nó đến hoạt động kinh doanh của nhóm ngành ngân hàng, cũng như tác động của các

yếu tố vĩ mô đến nhóm này trong thời kỳ diễn ra đại dịch. Chang và cộng sự (2021) cho rằng đại dịch COVID-19 có tác động mạnh đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) nhóm ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển ở châu Á (Chang và cộng sự 2021). Bên cạnh đó, trong thời điểm diễn ra đại dịch, các yếu tố như GDP và quy mô ngân hàng có mối tương quan yếu hơn đến chỉ số ROA, so với trước khi đại dịch xảy ra (Chang và cộng sự 2021).

Nghiên cứu sâu hơn về hậu quả của việc rút vốn theo hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng trong đại dịch COVID-19, nhóm tác giả Acharya và cộng sự (2021) cho rằng các ngân hàng cung cấp các hạn mức tín dụng lớn sẽ có giá cổ phiếu giảm mạnh hơn (Acharya và cộng sự 2021). Các tác giả nhận định khi đại dịch bắt đầu diễn ra, các doanhnghiệp bắt đầu rút vốn hết hạn mức, tạo nên sự thiếu vốn trầm trọng tại các ngân hàng này (Acharya và cộng sự 2021). Điều này, cùng với rủi ro tín dụng tăng cao, đã dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu các ngân hàng nghiêm trọng hơn so với các nhóm ngành phi tài chính trên thị trường (Acharya và cộng sự 2021).

Viết về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến cổ phiếu ngành ngân hàng trên thế giới, đã có khá nhiều bài nghiên cứu. Một trong số đó là nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch đến giá cổ phiếu của 896 NHTM trên 53 quốc gia, và phản ứng của các cổ phiếu đó đối với các chính sách tài chính tiền tệ của các nhà chức trách (Demirguc- Kunt và cộng sự 2020). Trong bài viết này, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cổ phiếu ngành ngân hàng phản ứng tệ hơn thị trường tại thời điểm bắt đầu đại dịch, giữa tháng 3 và tháng 4 năm 2020 (Demirguc-Kunt và cộng sự 2020). Do vậy,

mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành ngân hàng được nhận định nghiêm trọng và lâu dài hơn so với các doanh nghiệp cũng như các định chế tài chính phi ngân hàng khác (Demirguc- Kunt và cộng sự 2020). Bên cạnh đó, bằng việc nghiên cứu khoảng 400 thông tin chính sách giữa tháng 2 và tháng 4 năm 2020, bài viết này cũng chỉ ra rằng các chính sách hỗ trợ thanh khoản và hỗ trợ người đi vay có ảnh hưởng tích cực nhất đến lợi suất bất thường của cổ phiếu ngân hàng (Demirguc-Kunt và cộng sự 2020).

Nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch đến giá cổ phiếu ngân hàng, các nhà khoa học cho rằng số ca mắc mới và số ca tử vong do dịch có tác động tiêu cực đến lợi suất của nhóm cổ phiếu này (Albaity và cộng sự 2022, Demir và Danisman 2021). Các nhà khoa học cũng chỉ ra các cổ phiếu ngân hàng có tỷ trọng vốn hóa và vốn huy động lớn, đa dạng sản phẩm dịch vụ và ít nợ xấu hơn sẽ có tỷ suất sinh lời ít bị tác động bởi đại dịch hơn (Demir và Danisman 2021). Bên cạnh đó, sự sụt giảm giá cổ phiếu ngân hàng do dịch được cho là có thể cải thiện nhờ việc thắt chặt các chính sách ứng phó của chính phủ, chủ yếu qua các chính sách ứng phó về kinh tế như hỗ trợ thu nhập, giãn hoãn nợ và các chính sách tài khóa (Demir và Danisman 2021).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w