I. GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
10.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây:
Đơn vị tính: đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng tài sản 776.665.223.939 747.567.923.907 757.922.483.337*
2 Vốn chủ sở hữu 431.644.032.064 437.312.046.822 444.015.391.539*
3 Doanh thu thuần 285.342.339.296 402.341.664.093 421.843.402.807
4 Lợi nhuận trước thuế 29.723.772.951 33.561.616.889 31.316.626.116
5 Lợi nhuận sau thuế 22.769.153.369 25.939.042.667 24.474.679.587
6 Tổng số lao động 1.120 1.116 1.124
7 Thu nhập bình quân người
lao động (triệu/ người/tháng) 6,5 7,1 7,5
(-Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất đãđược kiểm toán năm 2012- 2013 của Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng và Biên bản Thẩm tra Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng
- Chỉ tiêu có dấu sao(*): Số liệu lấy theo Biên bản Thẩm tra Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty theo đó chỉ tiêu này tăng tương ứng 1.752.937.975 đồng do xử lý hoàn nhập các khoản đã trích lập dự phòng theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011)
10.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm
2012
Năm
2013 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn: Lần 1,53 1,71 1,44
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh: Lần 0,13 0,09 0,09
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản Lần 0,44 0,42 0,41 Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Lần 0,80 0,71 0,71 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho: Vòng 11,39 12,26 11,66
Doanh thu thuần/Tổng tài sản Lần 0,37 0,54 0,56
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 7,98 6,45 5,80
+ Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 5,78 6,54 5,52
+ Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 2,93 3,47 3,23
+ Tỷ suất Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh
thu thuần % 9,67 7,68 7,06
Các hệ số Nợ phải trả/ Tổng Tài sản và Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu thấp, dưới 1 chứng tỏ công ty tự chủ được nguồn vốn, ít phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Đây là một điểm mạnh của công ty vì sẽ hạn chế được các chi phí lãi vay phát sinh cũng như có nhiều khả năng huy động thêm các nguồn vốn vay để phục vụ cho công tác đầu tư khi cần.
10.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
* Thuận lợi:
- Công ty được sự quan tâm, tạo điều kiện của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, các sở, ban ngành của thành phố và chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của Công ty.
- Lãnhđạo Công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, tâm huyết, trách nhiệm với công việc.
- Đội ngũ CBCNV Công ty có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm công tác, luôn đoàn kết nhất trí, gắn bó với nghề nghiệp, với Công ty.
- Nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ chuyên ngành, các sản phẩm hoạt động mang tính công ích ngày càng được nâng cao, cải thiện. Do vậy, Công ty ngày càng nhận được sự tin tưởng của các cấp lãnhđạo thành phố, sự hài lòng,ủng hộ của khách hàng.
- Hệ thống quản lý hóa đơn và các tài khoản phải thu đảm bảo quản lý tốt khách hàng và các khoản thu của Công ty.
- Mô hình quản lý cấp nước theo địa bàn phường là một trong những mô hình tiên tiến đã được Công ty áp dụng trong nhiều năm qua mang lại hiệu quả cao.
- Quan hệ hợp tác quốc tế với Phần Lan, Nhật bản, Úc và các tổ chức, hiệp hội khác từ những năm qua đã giúp Công ty tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đã phát huy tốt trong lĩnh vực quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.
* Khó khăn:
- Việc bảo vệ nguồn nước gặp nhiều khó khăn do thói quen sinh hoạt của người dân, năng lực tài chính của các công ty quản lý nguồn sông; cơ sở cung cấp nguồn nước hạn chế và ý thức bảo vệ nguồn nước và chấp hành pháp luật của cộng đồng chưa cao với thói quen xả thải bừa bãi của một bộ phận dân cư và doanh nghiệp vào nguồn nước, tạo nguy cơ ô nhiễm. Điều nàyảnh hưởng tới công tác xử lý và tốn kém nhiều hoá chất.
- Sự phát triển của thành phố là đô thị loại 1 cấp quốc gia, hình thành nhiều khu đô thị và công nghiệp mới đòi hỏi hệ thống cấp nước phải phát triển cần nhiều vốn đầu tư.
- Vốn phát triển để mở rộng sản xuất ngày càng bị thu hẹp do phải trả nợ vốn vay cho các Dự án. Tình trạng kinh tế suy thoái, các chi phí vật tư nguyên nhiên liệu và các chi phí đầu vào khác đều tăng, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.