Xử lý đối với số cồ phần không bán hết (nếu có)

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦUCÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 60 - 65)

IV. THÔNG TIN VỀ ĐỢT CHÀO BÁN CỔ PHẦN

4. Xử lý đối với số cồ phần không bán hết (nếu có)

- Số cổ phần không bán hết (nếu có) sẽ được bán cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP

- Trường hợp chào bán công khai theo phương thức thỏa thuận mà vẫn không bán hết thì báo cáo UBND thành phố Hải Phòng thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bổ sung vào dự thảo Điều lệ để thông qua Đại hội đồng cổ đông lần đầu về quyền bán tiếp phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng sau khi Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòngđã chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo phương án cổ phần hóa đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt điều chỉnh.

5.1. Dự kiến số tiền thu đựợc từ đợt phát hành cổ phần hóa :

Số tiền thu từ cổ phần hoá được xử lý như quy định tại khoản 1, điều 42 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011.

5.2. Kế hoạch sử dụng số tiền thu đựợc từ đợt phát hành

Số tiền thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí cổ phần hóa hợp lý theo quy định sẽ được chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp

Bảng dự kiến số tiền thu được từ cổ phần hóa

STT Nội dung Cổ phần Giá trị ( đồng) Giá dự

kiến

1 Vốn điều lệ Công ty cổ phần 74,206,940 742,069,400,000

2 Vốn Nhà nước thực tế tại DN sau khi đánh giá lại 742,069,400,000 3 Vốn Nhà nước tại CTCP sau khi cổ phần hóa 47,863,476 478,634,760,000

4 Giá trlao động, đối tác chiến lược và bán đấu giá công khaiị tính theo mệnh giá của cổ phân bán cho người

26,343,464 263,434,640,000

5 Tiền thu được từ cổ phần hóa 270,104,772,000

5.1 Bán đấu giá công khai 16,832,117 176,737,228,500 10,500 5.2 Bán CP ưu đcông thấp nhấtãi cho CBCNV bằng 60% giá đấu thành

1,548,000 9,752,400,000 6,300

5.3 Bán CP cho CBCNV theo năm cam kết làm việc 4,253,000 44,656,500,000 10,500 5.4 Bán cổ phần cho đối tác chiến lược 3,710,347 38,958,643,500 10,500

6 Chi phí cổ phần hóa 500,000,000 7 Chi phí giải quyết lao động dôi dư 0

8 Snghiố tiền nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp vệp khi cổ phần hóa (8)= {(2)-(3)+(5)-(6)-(7)-(4)}à phát triển doanh

269,604,772,000

*Ghi chú: Tính toán trên dựa trên các giả định là:

- Các đối tượng được chào mua cổ phần mua hết số lượng cổ phần được chào mua. - Giá đấu thành công thấp nhất tạm thời tính bằng giá khởi điểm dự kiến là 10.500 đồng/cổ phần.

Số tiền thực tế thu được từ cổ phần hóa sẽ căn cứ theo kết quả bán cổ phần thực tế theo đúng các quy định của pháp luật .

V. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

1. Rủi ro từ nền kinh tế

Thông thường, những diễn biến chung của nền kinh tế luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần kinh tế. Khi nền kinh tế trong chu kỳ tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô được kiểm soát tốt, sức cầu tăng mạnh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, ngược lại khi kinh tế suy thoái, lãi suất, lạm phát sẽ tăng cao… là lực cản không nhỏ tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong năm 2014, Việt Nam áp dụng quyết liệt các biện pháp đồng bộ trong điều hành kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho, tình hình kinh tế- xã hội đã có bước chuyển biến tích cực khi lãi suất huy cơ bản liên tục giảm và ở mức thấp, tốc độ tăng CPI chậm lại, tỷ giá được duy trì ổn định, xăng dầu có xu hướng... Tuy nhiên, khi chỉ tiêu lạm phát được kiểm soát, mức gia tăng sản phẩm và dịch vụ không cao, làm chậm lại kỳ vọng tăng trưởng công nghiệp, thương mại.Mặc dù vậy, Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt, là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt nên ít chịu ảnh hưởng từ rủi ro kinh tế.

2. Rủi ro luật pháp

Là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh củaCông ty sẽ không cònđược điều chỉnh bởi các quy định liên quan về tổ chức, quản lý tài chính áp dụng cho công ty Nhà nước. Công ty sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, sau khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, Công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi trở thành Công ty đại chúng.Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên nước...

Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, một số quy định chưa rõ ràng và còn lệ thuộc nhiều vào các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như một số vấn đề pháp lý phát sinh khác vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Rủi ro đặc thù

3.1. Rủi ro từ nguồn nước tự nhiên khai thác

Nguồn nước thô nguyên liệu đầu vào để sản xuất nước sạch được khai thác từ các sông Rế, Đa Độ, Luộc là hạ lưu của sông Thái Bình, sông Hồng. Nguồn nước sông phụ thuộc vào thượng nguồn,

nước Hải Phòng có thể gặp các rủi ro từ điều kiện tự nhiên của nguồn nước bị thay đổi. Sự thay đổi về chất lượng và lưu lượng nước thô ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp phát triển nhanh chóng cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cao. Các nhà máy sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải phù hợp, hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Những năm gần đây, thời tiết thay đổi khá thất thường, mùa khô kéo dài, nguồn nước sạch bị nhiễm mặn, nhiễm cứng do đó ảnh hưởng đến nguồn nước thô cung cấp như đã từng xảy ra tại đảo Cát Bà.

Để ngăn ngừa các rủi ro trên, Công ty đãđầu tư các thiết bị hiện đại để xử lý nước như dùng bể lọc sinh học (UBCF) công nghệ Nhật Bản để khử chất hữu cơ tại Vĩnh Bảo, bể làm mềm nước tại Cát Bà, cũng như triển khai quy trình vận hành xử lý nước để đảm bảo được chất lượng nước sạch cung cấp cho người dân.

3.2. Rủi ro thất thoát nước

Tỷ lệ thất thoát của hệ thống cấp nước hiện tại khoảng 15%. Nước rò rỉ được phân theo 02 loại: loại dễ thấy (nước tràn lên mặt đất) và loại khó thấy (nước chảy ngầm dưới lòng đất, chảy vào hệ thống cống thoát nước..).

Việc sửa chữa các điểm rò rỉ loại dễ thấy được thực hiện trong ngày. Còn đối với điểm rò rỉ khó thấy, cần phải có kế hoạch dò tìm và sửa chữa. Các điểm rò rỉ loại này sẽ tồn tại trong một thời gian dài và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lượng nước rò rỉ. Hơn nữa, nếu chúng ta không dò tìm và sữa chữa các điểm rò rỉ loại này một cách có hệ thống, chúng sẽ gây ra các sự cố lớn hơn và lượng nước rò rỉ do đó cũng tăng lên.

Hiện nay Công ty đang ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong công tác quản lý hệ thống cấp nước nhằm giảm thiểu nước thất thoát như: Hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống Scada, Telemetry - hỗ trợ quản lý, phân tích và đánh giá mạng lưới cấp.

4. Rủi ro của đợt chào bán.

Đợt phát hành ra công chúng lần đầu của Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng nhằm mục đích bán một phần vốn Nhà nước, trở thành Công ty Cổ phần, hoạt động sao cho có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại và trong thời gian sắp tới, thị trường Chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó do việc khan hiếm tiền đồng trong thanh toán nên lãi suất huy động của các Ngân hàng cũng tăng cao. Do vậy việc phát hành lần này của Công ty Cổ phần Cấp nước Hải

Phòng bị ảnh hưởng khá lớn. Giá bán phải ở mức hấp dẫn để thu hút sự tham gia, quan tâm của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó do hoạt động trong lĩnh vực công ích nên sự quan tâm của các nhà đầu tư đến Công ty còn chưa nhiều.

Để hạn chế rủi ro này Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòngđã lựa chọn hình thức cổ phần hóa nhưng vẫn giữ nguyên phần vốn góp chi phối của Nhà nước. Vốn Nhà nước chiếm 64,5% vốn điều lệ của Công ty.

5. Rủi ro khác.

Các rủi ro khác nằm ngoài dự đoán và vượt quá khả năng phòng chống của con người như thiên tai, hỏa hoạn, địch họa,…là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng.

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦUCÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 60 - 65)