TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 2. (13.9.2021) Dự thảo BC Thuyết minh CTQG BVNL (1) (Trang 54 - 70)

5.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cụ thể hằng năm tại địa phương, phù hợp với nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình.

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án ưu tiên về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của phát luật.

d) Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hằng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm; kịp thời để xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, điều chỉnh Chương trình, bổ sung các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên phù hợp với thực tiễn.

5.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì hướng dẫn chi ngân sách nguồn vốn đầu tư và phát triển, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và các quy định khác có

liên quan.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình.

c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình.

5.3. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác và địa phương để thực hiện Chương trình và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5.4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo.

c) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm tại các thủy vực tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

5.5. Bộ Công an

Chỉ đạo lực lượng Công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; đặc biệt là hành vi sử dụng các ngư cụ cấm, chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên.

5.6. Bộ Quốc phòng

biển) tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo thẩm quyền; giám sát chặt chẽ việc triển khai chương trình, dự án điều tra đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.

5.7. Bộ Thông tin và Truyền thông

Tăng cường chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về các điển hình gương người tốt, việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân; phản ánh trung thực, tạo nhận thức và hành động thống nhất trong đấu tranh, phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm.

5.8. Các Bộ, ngành có liên quan

Căn cứ nội dung Chương trình, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình.

5.9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan.

b) Căn cứ nội dung, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia, điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.

c) Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thủy sản, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn.

d) Bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn lực do Trung ương cấp để thực hiện Chương trình.

đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

duyệt thành lập và tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển theo phân cấp.

g) Triển khai thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chương trình, kế hoạch bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.

h) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các nhà tài trợ thu hút nguồn vốn và hỗ trợ kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình.

i) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định và theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.10. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Theo chức năng và năng lực của mình, chủ động tham gia, giám sát các hoạt động liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện, kiểm tra, giám sát; phối hợp thực hiện các hoạt tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng./.

PHỤ LỤC 1.

CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐÊN NĂM 2030

STT Tên đề án/ dự án Mục tiêu Nội dung Cơ quanchủ trì phối hợpCơ quan

Dự trù kinh phí (tỷ đồng) Thời gian thực hiện dự kiến 1

Dự án điều tra, đánh giá xác định mức độ xâm hại nguồn lợi của các nghề, ngư cụ khai thác thủy sản làm cơ sở khoa học cho việc ban hành danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Có được cơ sở khoa học để giảm thiểu tổn thất nguồn lợi; cập nhật danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản và quy định kích thước mắt lưới cho phép của các loại nghề khai thác; đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý và phát triển nghề cá biển bền vững.

- Tổng quan đặc điểm nguồn lợi, nguồn giống hải sản, khai thác hải sản và công tác bảo vệ nguồn lợi ở Việt Nam.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác của các loại nghề khai thác ở các vùng biển. Nghiên cứu chuẩn hóa danh mục nghề, ngư cụ khai thác hải sản.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ xâm hại và tổn thất nguồn lợi của các nghề khai thác hải sản ở vùng biển Việt Nam.

- Nghiên cứu xác định giá trị kinh tế tổn thất của một số đối tượng hải sản kinh tế chủ đạo ở các vùng biển.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản theo hướng bền vững.

Bộ NN và PTNT Bộ TNMT; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 10 2022-2025

STT Tên đề án/ dự án Mục tiêu Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Dự trù kinh phí (tỷ đồng) Thời gian thực hiện dự kiến

nhận thức cho người dân và đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tập trung vào các đối tượng chính gồm: công đồng ngư dân; cư dân sống ở các khu vực ven biển; khu vực các thủy vực nội địa; học sinh sinh viên tại khu vực ven biển, khu vực các thủy vực nội địa.

tuyên truyền và đào tạo của các nhóm đối tượng khác nhau. - Xây dựng các tài liệu, chương trình, kế hoạch tập huấn, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, tập huấn.

- Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn.

và PTNT; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tin truyền thông; Các tổ chức khác 3 Dự án thành lập các khu bảo tồn biển theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển thuộc Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

- Điều tra bổ sung số liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái, môi trường tại khu vực thành lập khu bảo tồn biển.

- Điều tra bổ sung số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội tại các khu vực thành lập khu bảo tồn biển.

- Xây dựng bản đồ tổng thể, phân khu chức năng của khu bảo tồn biển. - Thành lập ban quản lý. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bộ NN và PTNT 100 2022-2030

STT Tên đề án/ dự án Mục tiêu Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Dự trù kinh phí (tỷ đồng) Thời gian thực hiện dự kiến 4

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ban quản lý các khu bảo tồn biển; đầu tư xây dựng trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển tại một số khu bảo tồn biển.

Tăng cường năng lực nghiên cứu, thực thi pháp luật… cho ban quản lý các khu bảo tồn biển.

Xây dựng được trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển tại một số khu bảo tồn biển

- Đánh giá hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các khu bảo tồn biển và nhu cầu xây dựng trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển tại các khu bảo tồn biển.

- Thiết kế mô hình trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển. - Xây dựng trung tâm, trạm cứu hộ động vật biển tại một số khu bảo tồn biển. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các Bộ: NN và PTNT; TNMT; KHĐT, TC; Ban quản lý các khu bảo tồn biển; Các tổ chức khác 750 2022-2030 5

Dự án phục hồi hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn bị suy thoái

Phục hồi hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn bị suy thoái trong các khu bảo tồn biển và tại các vùng biển đã được điều tra, đánh giá

- Điều tra bổ sung thông tin, số liệu tại các khu vực dự kiến phục hồi.

- Xây dựng phương án phục hồi.

- Chuẩn bị giá thể, vườn ươm. - Triển khai tách, nhân giống, nuôi cấy san hô, trồng cỏ biển, rừng ngập mặn.

- Triển khai nuôi, trồng và theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

- Báo cáo kết quả.

Bộ NN và PTNT UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 50 2023-2030

STT Tên đề án/ dự án Mục tiêu Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Dự trù kinh phí (tỷ đồng) Thời gian thực hiện dự kiến 6 Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu

Phục hồi, tái tạo nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản, duy trì tài nguyên sinh vật và góp phần phát triển du lịch sinh thái ở một số địa điểm thả rạn nhân tạo

- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, địa mạo các khu vực thả rạn nhân tạo theo Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Thiết kế, xây dựng và tiến hành thả rạn nhân tạo.

- Thiết lập mô hình và tổ chức quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực thả rạn nhân tạo.

- Khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học và nguồn lợi trước và sau khi thả rạn; đánh giá khả năng phục hồi sinh thái, tái tạo nguồn lợi hải sản.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các Bộ: NN và PTNT; TNMT; KHĐT, TC; Các tổ chức khác 350 2022-2030

7 Dự án tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản tại các thủy vực sông, hồ, ven biển chính thuộc các vùng sinh thái trên cả nước.

Từng bước tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản tại các thủy vực sông, hồ, ven biển chính thuộc các vùng sinh thái trên cả nước.

- Nghiên cứu sinh sản nhân tạo; thả tái tạo, bổ sung một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài có giá trị kinh tế, khoa học, loài bản địa, đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.

- Lập kế hoạch và lựa chọn phương án triển khai tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản tại các thủy vực sông,

Bộ NN và PTNT; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các tổ chức khác 150 2022-2030

STT Tên đề án/ dự án Mục tiêu Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Dự trù kinh phí (tỷ đồng) Thời gian thực hiện dự kiến hồ, ven biển.

- Phối hợp với địa phương thực hiện các mô hình tái tạo, phục

Một phần của tài liệu 2. (13.9.2021) Dự thảo BC Thuyết minh CTQG BVNL (1) (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w