Mô tả hiện trạng: *Mức

Một phần của tài liệu 2_bao_cao_tdg_2019_-_2020_chuan_303_21420209 (Trang 29 - 33)

*Mức 1

Trường mầm non Đại Tự có 10 nhân viên đảm nhiệm các nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể: 01 kế toán kiêm văn thư, 01 y tế học đường, 5 nhân viên cấp dưỡng, 3 nhân viên bảo vệ [H2-2.2-01]; [H2-2.3-01];

Nhân viên nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế của từng người [H2-2.3-02].

Nhân viên nhà trường luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

[H2-2.3-03].* Mức 2: * Mức 2:

Nhà trường có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định tại khoản 3 Điều 4, khoản 4 Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, cụ thể: 01 kế toán kiêm văn thư, 01 y tế học đường kiêm thủ quỹ, 5 nhân viên cấp dưỡng, 3 nhân viên bảo vệ [H2-2.3-02].

Từ năm 2015 – 2020 trường Mầm non Đại Tự không có nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2.3-03].

*Mức 3:

Nhân viên có trình độ đào tạo đáp ứng được các vị trí việc làm đảng đảm nhiệm; kế toán có bằng cao đẳng kế toán; nhân viên y tế có bằng trung cấp y đa khoa; bảo vệ được tập huấn bồi dưỡng an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; nhân viên cấp dưỡng được bồi dưỡng phương pháp nấu ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ có 1 nhân viên cấp dưỡng có bằng trung cấp nấu ăn, còn lại chỉ có chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm [H2-2.3-01].

Hàng năm nhân viên được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo vị trí được phân công. [H2-2.3-04]; [H1-1.4-05].

2. Điểm mạnh:

Có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định. Nhân viên được phân công công việc phù hợp, được tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo vị trí việc làm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có nhân viên bị kỷ luật.

3. Điểm yếu:

Còn 05 nhân viên cấp dưỡng chưa có bằng trung cấp nấu ăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2020 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục giữ vững vị trí việc làm theo quy định, tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; sắp xếp, bố trí công việc, hỗ trợ kinh phí đi lại, học phí cho nhân viên cấp dưỡng tham gia lớp học trung cấp, sơ cấp nấu ăn để đảm bảo tốt công tác chăm sóc bán trú cho trẻ em.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2. Kết luận về tiêu chuẩn 2:

Ưu điểm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ chuyên môn trên chuẩn; 05 năm học liên tiếp được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường và có đủ sức khỏe.

84,8% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định. Nhân viên được phân công công việc phù hợp, được tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo vị trí việc làm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có nhân viên bị kỷ luật.

Nhược điểm:

Còn có giáo viên bị kỷ luật khiển trách do vi phạm Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3). 5/5 nhân viên cấp dưỡng chưa có bằng trung cấp nấu ăn.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3

Số tiêu chí không đạt yêu cầu:0

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu: Nhà trường có diện tích đủ theo Điều lệ trường mầm non.

Khuân viên trường được ngăn cách với bên ngoài bởi tường bao quanh; Các công trình được xây dựng kiên cố. Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu, có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng sinh hoạt chung; phòng giáo dục nghệ thuật; hiên chơi đảm bảo diện tích theo yêu cầu. Nhà vệ sinh, bếp ăn, khối phòng hành chính quản trị đảm bảo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non. Nhà trường có các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn.

Mức 1:

a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định.

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ.

c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

Mức 2:

a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định.

b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập.

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).

Mức 3:

Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có

bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

Trường mầm non Đại Tự có tổng diện tích là 7.249m2, năm học 2019- 2020, có tổng số trẻ là 513 trẻ, đạt trung bình là 14,1 m2/trẻ, đáp ứng đủ diện tích/ trẻ theo điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017

[H3-3.1-01].

Các điểm trường có cổng trường, có biển tên trường theo quy định. Khuôn viên có tường rào bao quanh xây bằng gạch, sắt P40 và có song sắt trang trí; Khuôn viên có cây xanh, đảm bảo vệ sinh vệ sinh sạch sẽ, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ [3.1-02]; [3.1-03].

Sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung được lát gạch, thiết kế khoa học, hợp lý. Sân trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, bồn hoa, cây cảnh được trồng hợp lý, đẹp mắt và được cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo an toàn và 100% trẻ được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày ở trường

[3.1-03].

Mức 2:

Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011về yêu cầu thiết kế trường mầm non, cụ thể: Trường có diện tích xây dựng công trình là 1500m2, bằng khoảng 21% tổng diện tích toàn trường. Diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập) còn lại khoảng 79% tổng diện tích toàn trường [3.1-02]; [3.1-03].

Khuôn viên nhà trường có tường bao, hàng rào bằng sắt ngăn cách với bên ngoài để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và cơ sở vật chất nhà trường. Sân chơi với nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường. Các loại cây xanh thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đảm bảo tính thẩm mỹ. Mỗi lớp có một góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ, được trồng nhiều loại rau, hoa, quanh năm xanh tốt. Trẻ được chăm sóc, khám phá, theo dõi sự phát triển của các loại cây, rau...trong nhiều hoạt động [3.1-03].

Khu vực sân chơi ngoài trời của trẻ được lát gạch bằng phẳng, an toàn. Mỗi điểm trường có 1 sân chơi, mỗi sân chơi có 5 loại đồ chơi ngoài trời trở lên như: Cầu trượt , xích đu, đồ chơi liên hoàn.... Các đồ chơi này đều được đảm bảo về thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn cho trẻ. Xung quanh trường có hàng rào chắn đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi ngoài trời [3.1-03]; [H3-3.1-04].

Mức 3:

Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động; Có 15 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Thông tư 32/2012/TT-Bộ GD&ĐT, ngày 14/9/2012, Ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non. Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020 đã bổ sung

thêm nhiều thiết bị đồ chơi ngoài danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ em như: khu vực phát triển vận động cho trẻ [3.1-03];

[H3-3.1-04].

2. Điểm mạnh:

Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định. Sân chơi có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập.

3. Điểm yếu:

Một số đồ chơi ngoài trời sử dụng lâu năm đã cũ. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí, đồng thời vận động phụ huynh và giáo viên ủng hộ để tôn tạo, bổ sung bồn hoa, chậu cảnh tạo môi trường xanh- sạch-đẹp cho trẻ hoạt động.

Làm tốt công tác tham mưu vơi Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT trang bị thêm các loại đồ chơi ngoài trời cho trẻ, tu sửa, bảo dường đồ dùng đồ chơi ngoài trời mỗi năm 2 năm.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập.

Mức 1:

a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi.

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

Mức 3:

Có phòng tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.

Một phần của tài liệu 2_bao_cao_tdg_2019_-_2020_chuan_303_21420209 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w