Trường MN Đại Tự có tổng số 19 phòng đủ cho 19 nhóm, lớp nhà trẻ và mẫu giáo theo độ tuổi [H3-3.2-01]; [3.2-02].
Nhà trường có 19 phòng sinh hoạt chung vừa làm phòng ngủ cho trẻ. Có 1 phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, 1 phòng tổ chức hoạt động giáo dục nghệ thuật và 1 phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [3.2-02].
Nhà trường có đủ hệ thống đèn điện, quạt đảm bảo đủ ánh sáng, ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè; có đủ tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học cho các phòng chức năng và các nhóm lớp [3.2-02].
Mức 2:
Phòng sinh hoạt chung vừa làm phòng ngủ có diện tích trung bình 2.2m2/trẻ. Phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 60m2, Phòng giáo dục thể chất, phòng đa chức năng có diện tích là 90m2, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [3.1-02].
Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu có số lượng là 90 chiếc, đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [3.2-02].
Mức 3:
Trường có 1 phòng riêng để tổ chức giáo dục âm nhạc với diện tích 60m2. Chưa có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học. Các hoạt động làm quen với ngoại ngữ và tin học được tỏ chức tại các nhóm lớp [3.2-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ phòng sinh hoạt chung cho các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Có phòng đa chức năng, phòng giáo dục âm nhạc theo quy định. Có đầy đủ hệ thống đèn, quạt tủ, kệ, giá đựng đồ chơi và học liệu.
3. Điểm yếu:
Chưa có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học
Chưa có phòng ngủ riêng cho trẻ
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 nhà trường mua bổ sung và huy động phụ huynh học sinh ủng hộ thêm đồ dùng thiết bị cho phòng giáo dục âm nhạc như: tủ, trang phục biểu diễn...và thiết bị hiện đại cho phòng đa chức năng.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương xây thêm phòng ngủ và một số phòng chức năng như phòng tin học, ngoại ngữ cho trẻ vào năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2:
a) Đảm bảo diện tích theo quy định.
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3:
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường có văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính – quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng nhân viên. có khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên [3.2-02]. Tuy nhiên, phòng hành chính quản trị còn bố trí gần lớp học nên còn ảnh hưởng đến chế độ và hiệu quả làm việc của cán bộ, giáo viên.
Các phòng có trang thiết bị tối thiểu để làm việc: Có bàn làm việc, máy vi tính, hệ thống chiếu sáng và quạt điện để làm việc [H1-1.4-07]; [3.2-02].
Cả 3 khu trường đều có khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên nhân viên với tổng diện tích khoảng 170m2, được bố trí riêng biệt, lợp mái tôn, đảm bảo an toàn, trật tự [3.3-01].
Mức 2:
Văn phòng trường có diện tích 54m2. Phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng có diện tích 18m2. phòng hành chính quản trị, phòng y tế mỗi phòng có diện tích 15m2. Phòng bảo vệ có diện tích 10m2, phòng dành cho nhân viên có diện tích 18m2. Đảm bảo đủ diện tích theo quy định tại Điều lệ trường mầm non
[3.1-02]; [3.2-02].
Mỗi điểm trường có 1khu vực để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che bằng tôn đảm bảo an toàn, tiện lợi [3.3-01].
Mức 3:
Các phòng đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Cụ thể:
+ Văn phòng trường có diện tích 54m2.
+ Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích 18m2. + Hành chính quản trị, y tế học đường, có diện tích là 15m2. + Phòng nhân viên có diện tích 18m2.
+ Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên có diện tích 15m2 + Phòng bảo vệ: 10m2 .
+ Khu để xe cho cán bộ giáo viên nhân viên có diện tích 170m2. Đảm bảo đủ cho 100% xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên [3.1-02]; [3.2-02].
2. Điểm mạnh:
Trường có các phòng đảm bảo diện tích theo quy định, mỗi phòng đều có trang thiết bị để làm việc. Trường có khu để xe cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đảm bảo an toàn và tiện lợi.
3. Điểm yếu:
Các phòng chức năng như: phòng hành chính quản trị còn đan xen với lớp học, chưa tách riêng một khu vực nên còn ảnh hưởng đến chế độ và hiệu quả làm việc của cán bộ, giáo viên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Ban giám hiệu nhà trường tham mưu lãnh đạo địa phương đầu tư kinh phí xây khu nhà điều hành riêng vào năm 2020-2021 và các năm tiếp theo.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1:
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2:
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
Mỗi điểm trường có 1 bếp ăn được xây dựng kiên cố và bán kiên cố
[3.4-01].
Nhà bếp có kho chứa thực phẩm với các loại giá đỡ, tủ nhôm kính... để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
[3.4-01]; [H3-3.4-02].
Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hàng ngày của trẻ; [H3-3.4-03]; [3.4-01].
Mức 2:
Bếp ăn có tổng diện tích là 250m2 (đạt trung bình 0,46m2/trẻ). Bếp ăn được thiết kế và tổ chức theo quy trình 1 chiều gồm có: Khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Nhà bếp có đầy đủ các đồ dùng và thiết bị để phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn của trẻ. Có đủ nước để sử dụng cho sinh hoạt trong ngày. Các chất thải được phân loại, thu gom và xử
lý theo đúng quy định; Có hệ thống phòng chống cháy nổ như bảng hướng dẫn những quy định về phòng cháy, cách chữa cháy, bình cứu hỏa [3.1-02]; [3.4-01].
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non (Quy định tại khoản 1, 2 Mục VI Phần II của Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT), cụ thể:
Bếp ăn luôn thông thoáng, có đủ ánh sáng tự nhiên cũng như ánh sáng đèn điện; cửa sổ bằng kính giúp chống chuột, ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác. Tường, trần nhà và sàn bếp được ốp lát gạch men, đảm bảo bằng phẳng và thuận tiện cho việc làm vệ sinh khử trùng . Bàn ghế nhà bếp, dụng cụ, phương tiện nhà bếp 100% được làm bằng Inox giúp dễ cọ rửa và không bị thôi nhiễm chất độc hại. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng như xà phòng, nước khử trùng tay.... Bếp có tủ lạnh, tủ bảo quản thực phẩm, tủ xấy bát, xấy khăn cho trẻ... Sử dụng nguồn nước nấu ăn và sinh hoạt do nhà máy nước sạch Đại Tự cung cấp. Có chậu rửa tay với xà phòng cho nhân viên nhà bếp. Có thùng đựng rác có nắp đậy để thu gom rác hữu cơ và rác vô cơ riêng biệt. Thùng đựng rác bằng nhựa cứng, đảm bảo dễ vệ sinh và cọ rửa . Rác được thu gom, vận chuyển và xử lý theo ngày [3.4-01]; [H3-3.4-04].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có bếp ăn được xây dựng kiên cố. Có đầy đủ đồ dùng phục vụ công tác bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Điểm yếu:
Khu vực nấu của bếp ăn 1 khu lẻ thiếu hệ thống thông gió và hút mùi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, Ban giám hiệu tham mưu với Phòng giáo dục hỗ trợ kinh phí mua sắm thêm các thiết bị hiện đại cho nhà bếp như: Máy xay sinh tố, lò vi sóng,...
Nhà trường tiết kiệm chi thường xuyên và làm công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ khinh phí lắp đặt hệ thống thông gió hút mùi cho bếp 1 khu lẻ.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1:
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ.
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học.
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định.
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3:
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
Các nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo có các thiết bị, đồ dùng đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non)
[H3-3.5-01]; [ 3.5-02].
Ngoài các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định, nhà trường tổ chức hội thi và huy động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, đồng thời trang bị cho các nhóm lớp các loại đồ dùng, đồ chơi khác đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ [3.5-02].
Hằng năm, nhà trường có kế hoạch kiểm kê đầu năm và cuối năm học. Việc sửa chữa và thay thế đồ dùng cũ hỏng không đảm bảo an toàn được thực hiện kịp thời. Có bổ sung, nâng cấp thiết bị đồ dùng đồ chơi [H3-3.5-03]; [H3-3.5-04].
Mức 2:
Mỗi nhóm lớp và phòng chức năng đều có 1 máy tính được được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học [H3-3.5-05]; [H3-3.5-06].
Các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi có đủ 100% đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học, đồ dùng cá nhân theo quy định tại Thông tư 01/2015/TT-BGD&ĐT. Các nhóm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi và 3-4 tuổi, nhóm trẻ nhà trẻ đạt khoảng 90%, số lượng đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học theo quy định tại Thông tư 01/2015/TT-BGD&ĐT. Tuy nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [3.5-01]; [3.5-02].
Hằng năm nhà trường kế hoạch để mua bổ sung thêm một số thiết bị dạy học mở rộng như tài liệu hướng dẫn chăm sóc và giáo dục trẻ.. .Đồng thời, tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho 100% giáo viên trong trường để phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tăng số lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học
[H3-3.5-07]; [H3-3.5-08].
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định của nhà trường được khai thác, sử dụng thường xuyên và hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em [3.5-02]. Tuy nhiên, các đồ dùng đồ chơi tự tạo có độ bền và tính thẩm mĩ chưa cao.
2. Điểm mạnh:
Hệ thống máy tính lớp học và các phòng chức năng, 100% được kết nối mạng Internet giúp nâng cao hiệu quả làm việc, dạy và học trong nhà trường.
3. Điểm yếu:
Đồ dùng đồ chơi các nhóm lớp tự tạo có độ bền và tính thẩm mĩ chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, nhà trường cần:
+ Duy trì kết nối Internet cho các máy tính và đảm bảo chất lượng đường truyền mạng.
+ Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu với Phòng giáo dục hỗ trợ mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng đồ chơi theo quy định. Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
+ Tiết kiệm chi thường xuyên để mua đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học theo danh mục quy định.
+ Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đạt hiệu quả và độ bền cao. Tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi trong đội ngũ giáo viên để tăng số lượng đồ dùng thiết bị dạy và học.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1:
a) Có phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật.
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ.
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định.
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng:
Các nhóm lớp có phòng vệ sinh khép kín cho trẻ, nam riêng nữ riêng, được thiết kế phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thuận lợi cho trẻ em khuyết tật. Nhà vệ sinh cho cán bộ, nhân viên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường [3.1-02]; [3.6-01].
Nhà trường có hệ thống cống thoát nước có nắp đậy, được khơi thông định kỳ đảm bảo vệ sinh môi trường; Nước uống cho học sinh sử dụng nước uống tinh khiết đóng bình hợp đồng với công ty TNHH Hoàng Anh tại xã Tam Hồng- huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo chất lượng; Sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước máy do Nhà máy nước sạch Đại Tự cung cấp [3.6-02]; [H3-3.6-03]; [H3-3.6-04].
Các nhóm lớp và các khu vực trong trường đều có thùng đựng và phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ riêng. Các thùng đựng rác được làm bằng nhựa, đều có nắp đậy và dễ làm vệ sinh, khử trùng . Rác được thu gom hằng ngày và vận chuyển tới nơi xử lý tập trung của xã để tiêu hủy bằng cách đốt trong lò theo quy định. Không có rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực trường [3.6-01]; [H3-3.6-05].
Mức 2:
Các phòng vệ sinh cho trẻ em đảm bảo diện tích từ 0,4 - 0,6 m2/ trẻ. Có chỗ vệ sinh riêng cho trẻ trai và trẻ gái. Phòng vệ sinh được xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát trẻ. Trong