DN thủy sản bứt phá những tháng cuối năm

Một phần của tài liệu 5_11_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 28 - 29)

Ngư dân Nguyễn Sỹ

Thiết ở xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc cho biết, tàu 67 của ông nằm bờ nhiều tháng nay. Ảnh: Xuân Hoàng

Được biết, Thị xã Cửa Lò có 4 ngư dân được các ngân hàng thương mại giải ngân vốn vay để đóng tàu theo Nghị định 67/CP. Tuy nhiên, sau thời gian đưa vào khai thác, có 3/4 tàu khai thác không hiệu quả. Báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT cho thấy, trong tổng số 104 tàu cá được đóng theo chính sách vay vốn của Nghị định 67/CP tham gia hoạt động khai thác thì có 57 tàu làm ăn có lãi, 17 tàu hòa vốn và 30 tàu làm ăn kém hiệu quả, tập trung chủ yếu ở địa bàn Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu.

Theo ông Trần Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, hàng chục tàu hoạt động không hiệu quả, nguồn lợi có sự suy giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước, ngoài ra, các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất như dầu, giá nhân công… tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế của các chủ tàu cá nói chung, chủ tàu đóng theo Nghị định 67/2104/NĐ-CP nói riêng đạt thấp. (Báo

Nghệ An 4/11, Xuân Hoàng) đầu trang

Bình Thuận: Ngăn chặn và chấm dứt tàu cá hành nghề cào nhám trên địa bàn tỉnh

heo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2017 đến nay, tại một số địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện và có xu hướng phát triển tàu cá làm nghề cào Nhám (còn gọi là Chem chép). Thực chất nghề cào nhám là nghề giã cào (lưới kéo) ven bờ, trong đó miệng lưới là khung sắt định hình để có thể cào sâu vào nền đáy biển, đụt lưới có kích thước mắt lưới rất nhỏ nên đối tượng khai thác chủ yếu là các loại hải sản non. Vì vậy, nghề cào nhám là nghề khai thác có tính chất tận diệt nguồn lợi thủy sản và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài hải sản ven bờ. Mặt khác, do tàu cá làm nghề cào nhám chỉ hoạt động ven bờ nên thường gây mất mát, hư hỏng ngư lưới cụ, làm thiệt hại sản xuất cho ngư dân hành nghề ven bờ khác, tạo mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng ngư dân, nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại các địa phương ven biển. Mặc dù trong thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã tích cực phối hợp với các lực lượng Biên phòng tăng cường tuần tra, bắt giữ và xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm nhưng tình hình tàu cá cào nhám vẫn không suy giảm.

Một phần của tài liệu 5_11_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)