Xuất phát từ thực tiễn, năm 2013, Ủy ban MTTQ huyện Cát Hải đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cát Bà và Đồn biên phòng Cát Hải vận động ngư dân thành lập các Tổ tàu thuyền đoàn kết và Cụm tàu an toàn. Tham gia các Tổ tàu thuyền
đoàn kết và Cụm tàu an toàn, ngư dân sẽđược chính quyền địa phương phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp một số
trang thiết bị phục vụ nghề. Đối với ngư dân họ có thể hỗ trợ nhau tốt hơn trong quá trình hành nghề, đặc biệt có thể
cung cấp thông tin cho lực lượng BĐBP đảm bảo an ninh trật tự trên biển. Việc làm này đã được ngưdân địa phương hưởng ứng tích cực.
Tính đến nay, toàn huyện Cát Hải đã thành lập trên 28 Tổ tàu thuyền đoàn kết với 426 phương tiện và hàng trăm lao động tham gia. Mỗi Tổ tàu thuyền đoàn kết tập hợp từ5 đến 10 tàu, thuyền khi tham gia đều tuân thủ theo quy chế hoạt
động đã được đặt ra. Đó là các thuyền viên phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình khai thác, tiêu thụ sản phẩm,
đặc biệt là chia sẻ những rủi ro, hoạn nạn gặp phải...
Theo ngưdân Hoàng Văn Toàn, Tổ tàu thuyền đoàn kết số 1, thị trấn Cát Hải: “Trước đây, ngưdân địa phương thường
đánh bắt riêng lẻ theo kiểu mạnh ai người đó làm. Chính vì vậy, khi có tình huống hay sự cố, tai nạn bất ngờ trên biển thì thường không nhận được sự hỗ trợ từ bạn nghề. Nhiều ngư dân không kịp trở tay trước các tình huống bất ngờ nên phải gánh chịu tổn thất lớn về người và tài sản. Nhưng từ khi chúng tôi tham gia vào các Tổ tàu thuyền đoàn kết thì hỗ
trợđược nhau rất nhiều trong nghềcũng như cuộc sống hàng ngày”.
Ngưdân Toàn cũng kể về trường hợp bạn nghề của mình được các thành viên tổđoàn kết hỗ trợ trong quá trình gặp sự
cố trên biển. Năm 2017, trong quá trình đánh bắt cá trên biển, tàu của ông Nguyễn Văn Đông, Tổ tàu thuyền đoàn kết 4, thị trấn Cát Hải có va chạm với một tàu cá khác ngoài địa phương. Hai bên xảy ra tranh cãi, dẫn đến việc ông Đông bị các ngưdân khác đánh trọng thương. Ngay lập tức, ông Đông đã liên lạc với các phương tiện bạn nghề trong tổ khai thác gần
đó đến giữ phương tiện gây tai nạn lại, đồng thời báo cáo Đồn Biên phòng Cát Hải cử lực lượng ra giải quyết vụ việc. Thành viên các Tổ tàu thuyền đoàn kết tại Cát Hải cung cấp cho lực lượng BĐBP nhiều thông tin về việc ngưdân địa phương đánh bắt bằng các hình thức tận diệt; phát hiện thông báo cho BĐBP kịp thời xua đuổi nhiều tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta.
Hiện nay, các Tổ tàu thuyền đoàn kết trên địa bàn huyện Cát Hải đều duy trì sinh hoạt và hoạt động nề nếp, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Để tiếp thêm động lực cho ngưdân địa phương các Đồn Biên phòng Cát Bà và Cát Hải thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo để ngư dân nắm vững luật và xác định rõ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Tổ tàu thuyền đoàn kết
đang thực sựlà điểm tựa giúp bà con ngư dân Cát Hải tự tin bám biển, nâng cao mức thu nhập từ nghề khái thác thủy, hải sản; đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. (Biên Phòng 4/11, Viết Lam) đầu trang
Khánh Hòa: Lao đao vì sản lượng cá ngừ đại dương èo uột, mất mùa kéo dài
Thời gian gần đây, nghề đánh bắt cá ngừ đại dương truyền thống bị mất mùa kéo dài, sản lượng èo uột khiến ngư dân TP Nha Trang (Khánh Hòa) lâm cảnh khốn đốn.
31
Hoạt động mua bán cá ngừ đại dương ở cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang, Khánh Hòa
Theo bà con ngư dân, cá ngừđại dương mất mùa đã kéo dài nhiều tháng nay khiến nhiều tàu thuyền nằm bờ, không dám vươn khơi đánh bắt. Chuyến biển cập bờ gần đây nhất cách đây hơn một tuần cũng rất ảm đạm khi nhiều tàu cá hành nghề này tiếp tục thua lỗ.
Theo ông Mai Thành Phúc, ngưđội trưởng ngưđội Trường Sa Lớn, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng (TP Nha Trang), trong chuyến biển vừa qua, lượng tàu cá đánh bắt cá ngừđại dương bị thua lỗ chiếm 80-90% và rất ít tàu cá có lãi.
Trong đó, tàu cá thua lỗ nhiều cũng từ 40-50 triệu đồng/chiếc, ít cũng không dưới 10 triệu đồng/chiếc.
“Ngư trường mỗi ngày mỗi cạn kiệt, lao động đi biển lại thiếu, tìm không ra nên bà con rất chán nản. Hiện nay rất nhiều tàu câu cá ngừđại dương nằm bờ”, ông Mai Thành Phúc cho hay.
Đa phần các tàu cá câu cá ngừđại dương đều cập cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang) để bán hải sản. Ông Nguyễn Trung Hiếu, trưởng ban quản lý cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang) cho biết, trong những chuyến biển vừa qua sản lượng đánh
bắt cá ngừđại dương nhìn chung giảm.
Theo đó, mỗi tàu chỉđạt từ 4-5 tạ, cho đến khoảng 1 tấn, hầu như rất hiếm tàu đạt sản lượng trên 2 tấn. “Bức tranh nghề
câu cá ngừcàng ngày càng khó khăn cho ngư dân. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ngư dân bày tỏ mong muốn được nhà nước hỗ trợ tiền dầu nhiều hơn và giải ngân sớm cho bà con”, ông Nguyễn Trung Hiếu cho hay.
Theo các doanh nghiệp thu mua, hiện nay giá cá ngừ đại dương loại 1 được thu mua dao động từ 120.000-130.000
32
Cá ngừ đại dương mất mùa đã kéo dài nhiều tháng nay khiến ngư dân khốn đốn
Bà Nguyễn ThịThu Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Bền Vững, một doanh nghiệp chuyên thu mua cá ngừđại dương ở Nam Trung Bộ cho biết, so với các tháng trong năm thì thời điểm này việc đánh bắt cá ngừđại dương khó khăn
hơn, ảnh hưởng đến việc thu mua do đã bắt đầu mùa mưa bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 450 tàu cá chuyên đánh bắt ở vùng biển xa, bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, sốtàu cá đánh bắt cá ngừđại dương chiếm hơn 200 tàu, đánh bắt ở ngoài khơi. Tuy nhiên, các ngư dân cho biết, do đánh bắt khó khăn, lượng tàu đánh bắt cá ngừđại dương đang có chiều hướng giảm
đi. (Dân Trí/ Năng Lượng Mới 3/11) đầu trang
Thanh Hóa: Kết quả bước đầu trong tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng tập trung phát triển bền vững trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan.
33
Ngư dân phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) trang bị tàu cá công suất lớn vươn khơi xa khai thác hải sản. Ảnh: Lê Hợi
Từ năm 2015 đến nay, giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân 2,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển đổi theo hướng tích cực. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt 159.142 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác 109.039 tấn, sản lượng nuôi trồng 50.103 tấn. Đẩy mạnh áp dụng nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGap, phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển dịch các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu, như: Tôm chân trắng 260 ha, ngao 1.500 ha, cá rô phi 30 ha. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước đạt 183 triệu đồng/ha/năm. Chủ động nhân giống và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, như: Cua xanh, cá Lăng chấm, hầu Thái Bình Dương,... xây dựng các mô hình nuôi trồng, khai thác thủy sản mới (nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê). Cơ cấu khai thác thủy sản chuyển dịch tích cực, chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ; cơ cấu và năng lực tàu thuyền chuyển theo hướng giảm số tàu có công suất dưới 30CV, tăng tàu có công suất từ 90CV trở lên. Tổng số tàu cá 7.447 chiếc, tổng công suất 567.000CV, công suất bình quân 84,8CV/tàu. Để giảm tổn thất sau thu hoạch, ngư dân đã ứng dụng bảo quản sản phẩm bằng công nghệ bảo quản lạnh mới (hầm bảo quản bằng bọt xốp polyurethane, lót hầm tàu cá bằng inox...). Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào khai thác, thiết bị dò cá Sona, ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác, máy thu lưới vây, máy thu thả câu... Toàn tỉnh đã hỗ trợ 191 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS lắp đặt cho các tàu cá thuộc tổ đoàn kết trên biển và lắp đặt 1 trạm bờ. Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, các ngân hàng thương mại ký hợp đồng cho các chủ tàu vay 653,3 tỷ đồng, đã giải ngân 652 tỷ đồng và 58 tàu đã được hạ thủy, khai thác có hiệu quả (35 tàu vỏ gỗ và 23 tàu vỏ thép); 1.676 tàu cá mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ và 12.823 thuyền viên tàu cá mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng kinh phí 34.576 tỷ đồng; hỗ trợ 237 chuyến biển vận chuyển hàng hóa cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ với tổng số tiền 10,54 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn thuyền viên.
Với mục tiêu đến năm 2020 phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, ổn định để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Để đạt được mục tiêu trên, tập trung phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Đồng thời, gắn phát triển thủy sản với tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung huy động, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
34 khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất và di ương giống thủy sản để chủ động được giống, các đối tượng chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Khuyến khích nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường; từng bước hiện đại hóa nghề cá; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong khai thác biển, khai thác xa bờ tăng từ 58,3% lên 85%, khai thác gần bờ giảm từ 38,3% xuống 13,2%. Phát triển nghề khai thác có hiệu quả kinh tế, như: Nghề lưới vây, nghề câu, lưới rê, mành chụp; giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, nhất là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. (Báo Thanh Hóa 4/11, Lê Hợi) đầu trang
Quảng Bình: Nhiều ngư dân khó trả nợ vốn vay Nghị định 67
Thiếu bạn thuyền, nhiều bộ phận tàu hư hỏng… là một trong nhiều lý do khiến không ít chủ tàu cá 67 ở Quảng Bình gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Tại Quảng Bình, thời gian qua, nhiều tàu cá nằm bờ, trong đó có những tàu được đóng bằng nguồn vốn Nghị định 67.
Với những ngư dân đang gánh những khoản nợ tiền tỷ đã vay để đóng tàu cá, cứ mỗi ngày tàu cá nằm bờ là thêm một ngày họ như “ngồi trên đống lửa”.
Theo nhiều ngư dân, sắp đến kỳ trả lãi ngân hàng nhưng họ bị rơi vào cảnh không biết lấy gì để trả.
Tàu cá mang số hiệu QB 91568 TS của anh Trương Ngọc Tú, ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới có giá 16 tỷ đồng và được vay vốn theo Nghị định 67 của Chính Phủ.
Hơn 1 năm đưa vào sử dụng, gia đình anh Tú gặp nhiều trở ngại trong hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản khiến điều kiện trả nợ ngân hàng khó khăn.
Anh Tú tâm sự, nhiều bộ phận trên tàu bị hư hỏng phải thay thế. Có những chuyến ra khơi một số lưới cụ bị cắt mất nên tiền đầu tư lại rất tốn kém. Chưa kể, có lúc không thuê được bạn thuyền tàu phải nằm bờ nhiều ngày.
Vì vậy, sắp tới kỳ hạn trả nợ ngân hàng, nhưng gia đình ngư dân này chưa biết cách gì xoay sở để có nguồn tiền trả.
“Mùa vụ chúng tôi chỉ có làm được 4 tháng thôi mà phải trang trải cho cả năm. Trong khi đó phát sinh rất nhiều chi phí khiến điều kiện trả nợ gặp khó khăn. Nếu điều kiện ngân hàng cho phép quy định trong 1 năm trả 200 triệu thì chúng tôi sẽ dễ thở hơn”, anh Tú nói.
Anh Tú cũng cho rằng, nhiều ngư dân làm chưa đủ trả nợ thì làm sao mà có tiền bảo dưỡng tàu để đi biển lâu năm được.
Không chỉ anh Tú mà nhiều ngư dân khác ở Quảng Bình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự.
35
Nhiều chủ tàu cá 67 gặp khó trong việc trả nợ ngân hàng.
Theo thống kê, đến đầu tháng 10/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt cho 117 chủ tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67.
Các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng cho 87/117 tàu vay vốn gần 989 tỷ đồng/1.265 tỷ đồng tổng mức đầu tư.
Tuy nhiên hiện chỉ có 18/87 tàu trả nợ ngân hàng đúng thời hạn, 25 tàu cá vẫn trả được nợ nhưng có nguy cơ chuyển qua nợ quá hạn, 23 tàu thường xuyên quá hạn nợ ngân hàng cả lãi và gốc và 21 tàu không trả được nợ gốc lẫn lãi.
Điều này làm tăng nguy cơ nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Theo ông Đinh Quang Hiếu, Giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Quảng Bình, để thực hiện có hiệu quả hơn trong vấn đề cho vay thực hiện nghị đinh 67 của Chính phủ, đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc quyết liệt để đôn đốc các chủ tàu trả nợ cho ngân hàng, trong đó, ngân hàng nhà nước có đề xuất với Trung ương về gia hạn nợ vay, kéo dài thời hạn trả nợ từ 11 năm lên 20 năm để các ngư dân có điều kiện trả nợ tốt hơn.
Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Quảng Bình cũng đã yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho các chủ tàu cá trong việc trả nợ ngân hàng; đồng thời tiếp tục thực hiện hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các tàu cá khai thác vùng biển xa để tăng hiệu quả sản xuất. (Giáo Dục Việt Nam 4/11, Thủy Phan) đầu trang
Phú Yên: Ngư dân nỗ lực vươn khơi làm giàu từ biển
Từ nhiều năm qua, những chủ trương của Đảng về chiến lược biển Việt Nam và chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Chính phủ đã tạo nên điểm tựa vững chắc và mở ra cơ hội thuận lợi để ngư dân nói chung, ngư dân Phú Yên nói riêng đầu tư, nâng cấp tàu cá công suất lớn
36
cùng với thiết bị công nghệ hiện đại, có đủ năng lực vươn ra khơi xa để làm giàu từ biển và