Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận và thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán quản trị Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Trung cấp (Trang 30 - 41)

và thông tin thích hp vi quyết định ngn hn

1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận 1.1. Số dư đảm phí.

Số dư đảm phí (contribution margin - CM) là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến. Nó là chỉ tiêu đo lường khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một số tài liệu còn gọi khái niệm “số dư đảm phí’’ là “giá trị đóng góp” hay “lãi trên biến phí” vì cho rằng nó là chênh lệch giữa giá bán và biến phí để góp phần trang trải định phí và tạo ra lợi nhuận.

Công thức xác định:

Số dư đảm phí = Tổng doanh thu – Tổng biến phí. (3.1) Gọi: g: Đơn giá bán

b: biến phí đơn vị x: sản lượng tiêu thụ A: Tổng định phí

CM: Tổng số dư đảm phí P: Lợi nhuận

Thì công thức (3.1) được viết: CM = g.x – b.x = (g-b).x (3.2) Số dư đảm phí đơn vị được xác định:

CM đ.vị = (g-b).x

x = g-b

Ta có:

Lợi nhuận = Doanh thu – Biến phí – Định phí Lợi nhuận = Số dư đảm phí – Định phí

Hay: P = CM – A = (g-b).x – A.

Do đó có thể lập Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo dạng số dư đảm phí như sau:

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho đơn vị

(sản phẩm) Doanh thu g.x G Biến phí b.x B Số dư đảm phí (g-b).x g-b Định phí A - Lãi thuần P -

Số dư đảm phí là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần doanh thu còn lại để bù đắp định phí hoạt động và hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi số dư đảm phí bằng định phí thì lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không – hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn. Số dư đảm phí là cơ sở để doanh nghiệp xác định mức sản lượng cần thực hiện để đạt hòa vốn.

Ví dụ 3.1:

Công ty ABC chuyên sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm X. Số liệu về doanh thu và chi phí trong tháng 1/N như sau:

Khối lượng bán: 250.000 sản phẩm

Đơn giá bán 10.000đ/sản phẩm

Biến phí đơn vị: 8.000đ/sản phẩm

Tổng định phí hoạt động: 400.000.000

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí công ty ABC

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho đơn vị

(sản phẩm) Doanh thu 2.500.000.000 10.000 Biến phí 2.000.000.000 8.000 Số dư đảm phí 500.000.000 2.000 Định phí 400.000.000 - Lãi thuần 100.000.000 -

Qua báo cáo trên ta nhận thấy:

Số dư đảm phí của công ty là 500.000.000đ. Trong tháng, nếu số dư đảm phí đạt thấp hơn 400.000.000đ thì không đủ bù đắp định phí và công ty sẽ bị lỗ, nếu số dư đảm phí đạt 400.000.000đ thì chỉ bù đắp định phí và đạt điểm hòa vốn, nếu số dư đảm phí đạt trên 400.000.000đ thì không nhữn đủ bù đắp định phí mà công ty còn có lãi.

Định phí là khoản chi phí doanh nghiệp luôn phải gánh chịu, do đó để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng số dư đảm phí. Khi đơn giá bán và biến phí đơn vị không thay đổi, để tăng số dư đảm phí doanh nghiệp phải tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Khái niệm số dư đảm phí chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ khi sản lượng bán biến động sẽ tác động như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giả sử:

Với sản lượng tiêu thụ x1, thu được lợi nhuận P1 = (g-b).x1 – A

Với sản lượng tiêu thụ x2, thu được lợi nhuận P2 = (g-b).x2 – A với (x2>x1). Ta có: ∆P = P2 – P1 = (g-b).(x2-x1) = (g-b). ∆x (CT. 3.3)

Như vậy, trong điều kiện đơn giá bán, biến phí đơn vị và định phí hoạt động không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng (hoặc giảm) thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm đi) được xác định bằng số dư đảm phí đơn vị nhân với phần sản lượng tăng thêm (hoặc giảm đi) đó.

Ví dụ: Theo tài liệu của công ty ABC (VD 3.1)

Giả sử trong kỳ kinh doanh tới công ty dự kiến tăng sản lượng tiêu thụ thêm 10%, khi đó mức lợi nhuận tăng thêm được xác định:

∆P = (g-b). ∆x = 2.000 x 250.000 x 10% = 50.000.000. Lợi nhuận thu được ở mức dự kiến (Pdk) là:

P dk = P + ∆P = 100.000.000 + 50.000.000 = 150.000.000.

Các nhà quản trị có thể sử dụng khái niệm này trong việc phân tích để ra quyết định liên quan đến việc thay đổi lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận song phải rất thận trọng bởi khái niệm này còn có những hạn chế nhất định đó là:

- Kết luận về mối quan hệ sản lượng và lợi nhuận ở trên chỉ đúng khi doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn và chỉ được xem xét trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm không thể đại diện cho tất cả được.

- Kết luận này đôi khi dẫn nhà quản trị đến quyết định sai lầm bởi họ lầm tưởng rằng cứ tăng sản lượng của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng cao, nhưng trong một số trường hợp kết quả lại trái ngược.

Để khắc phục những hạn chế trên nhằm đưa ra những quyết định hợp lý, nhà quản trị cần sử dụng chỉ tiêu tương đối về số dư đảm phí (tỷ lệ số dư đảm phí) để phân tích, đánh giá.

1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí.

Tỷ lệ số dư đảm phí (CM%) là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán. Công thức xác định:

Tỷ lệ SDĐP = Tổng số dư đảm phí Tổng doanh thu

X100 (CT. 3.4)

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm thì công thức (3.4) được viết:

CM% = (g-b)x

gx x 100 =

g-b

g X 100

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hoặc có nhiều bộ phận kinh doanh thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân (ký hiệu LB%) được xác định:

Tỷ lệ SDĐP bình quân

= Tổng SDĐP của các loại sản phẩm (bộ phận kinh doanh) Tổng DT của các loại sản phẩm (bộ phận kinh doanh)

Hay: CT 3.5

LB% =

Ví dụ: Theo tài liệu của công ty ABC (Ví dụ 3.1) thì tỷ lệ SDĐP được xác định:

LB% = 500.000.000

2.500.000.000

X 100 = 20%

Tỷ lệ số dư đảm phí của công ty ABC là 20%, điều đó có nghĩa là cứ trong một đồng doanh thu thì có 0,2 đồng số dư đảm phí.

Khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí chỉ cho nhà quản trị biết được khi doanh thu biến động sẽ tác động đến lợi nhuận như thế nào.

Từ CT 3.3: Ta có: ∆P = (g-b).(x2-x1) = (g-b).(x2-x1)g/g

g

= CM% x ∆gx = CM% x ∆DT

Như vậy, trong điều kiện đơn giá bán, biến phí đơn vị và định phí không đổi, khi doanh thu tăng (hoặc giảm) thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm đi) được xác định bằng tỷ lệ số dư đảm phí nhân với phần doanh thu tăng thêm (hoặc giảm đi) đó.

Ví dụ: Theo tài liệu của công ty ABC. Giả sử trong kỳ kinh doanh tới công ty dự kiến tăng doanh thu thêm 10%, khi đó lợi nhuận tăng thêm được xác định:

∆P = CM% x ∆g.x = 20% x 2.500.000.000 x 10% = 50.000.000đ

Và lợi nhuận dự kiến: Pdk = 100.000.000 + 50.000.000 = 150.000.000đ.

Khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định được SDĐP cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp với bất kỳ một số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối lượng tiêu thụ.

Từ công thức :

CM% = CM DT Ta có: CM = CM% x DT (CT3.6)

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì:

CM = CM% x ∑gi.xi

=CM% x∑DT

Từ công thức 4.6 nhận thấy, những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao (Tỷ lệ biến phí trong doanh thu thấp) sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải với mọi doanh nghiệp, ở mọi thời điểm khác nhau tỷ lệ biến phí trong doanh thu nhỏ cũng mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh cho doanh nghiệp. Vì vậy, để có được những quyết định kinh doanh sát thực, có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải nghiên cứu để xác định một kết cấu chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

1.3. Kết cấu chi phí.

Kết cấu chi phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa định phí và biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Kết cấu chi phí có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với một số vốn kinh doanh nhất định, nhà quản trị có thể căn cứ vào đặc điểm SXKD, kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp để chủ động xây dựng, điều chỉnh kết cấu chi phí (chuyển đổi giữa các biến phí với định phí như: đầu tư hiện đại hóa nhà xưởng, thiết bị, công nghệ; thay đổi hình thức trả lương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm; sử dụng máy móc thiết bị tự động hóa thay cho lao động trực tiếp…) sao cho có lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Khi cần ra quyết định chuyển đổi chi phí thì lựa chọn kết cấu như thế nào là tốt nhất cho doanh nghiệp? Không có một khuôn mẫu chung nào và cũng không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Mỗi doanh nghiệp sẽ xác lập một kết cấu chi phí riêng phù hợp với đặc điểm SXKD, mục tiêu kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp và thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp đối với rủi ro…

Ví dụ 3.2:

Hai doanh nghiệp A và B có kết cấu chi phí trái ngược nhau, trong năm có tổng doanh thu, lãi thuần bằng nhau theo bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng doanh thu 100.000 100% 100.000 100% Tổng biến phí 70.000 70% 20.000 20% Số dư đảm phí 30.000 30% 80.000 80% Định phí 20.000 - 70.000 - Lãi thuần 10.000 - 10.000 -

Giả sử doanh thu của hai doanh nghiệp cùng biến động một tỷ lệ như nhau, nhận xét sự tác động của doanh thu đến lợi nhuận của doanh nghiệp?

Bảng 3.4: Bảng phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ lệ biến động của doanh thu

Mức biến động của doanh thu

Mức biến động của lợi nhuận

A B

+10% +10.000 +3.000 +8000

+20% +20.000 +6.000 +16.000

+50% +50.000 +15.000 +40.000

-20% -20.000 -6.000 -16.000

-50% -50.000 -15.000 -40.000

(Mức biến động của lợi nhuận = Mức biến động của doanh thu x Tỷ lệ số dư đảm phí)

Nhận xét:

Nếu doanh thu của hai doanh nghiệp đều tăng hoặc đều giảm như nhau và tổng định phí không thay đổi thì:

- Khi doanh thu tăng từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp A tăng từ 3.000.000 lên đến 15.000.000đ, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp B tăng từ 8.000.000đ đến 40.000.000đ.

- Khi doanh thu giảm từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp A giảm từ 3.000.000đ đến 15.000.000đ, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp B giảm từ 8.000.000đ đến 40.000.000đ.

Tốc độ biến động lợi nhuận của doanh nghiệp B nhanh hơn doanh nghiệp A là do doanh nghiệp B có tỷ lệ định phí cao, biến phí nhỏ trong tổng chi phí.

Tóm lại: Ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, biến phí nhỏ trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ cao hơn doanh nghiệp có kết cấu chi phí trái ngược và do vậy ở những doanh nghiệp này lợi nhuận rất nhạy cảm với sự biến động của doanh thu. Khi nền kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi thì lợi nhuận tăng nhanh nhưng khi gặp nền kinh tế suy thoái, điều kiện kinh tế khó khăn thì lợi nhuận cũng giảm rất nhanh và khả năng rủi ro lớn.

Ở các doanh nghiệp có biến phí cao, định phí nhỏ trong tổng chi phí, khi nền kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi thì lợi nhuận tăng chậm. Nhưng khi nền kinh tế suy thoái, điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn thì lợi nhuận giảm chậm, rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí này mà doanh thu ngày càng tăng thì sẽ bị thất thu lợi nhuận. Như vậy, không có một kết cấu chi phí nào được coi là chuẩn cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu hoạt động, đặc điểm kinh doanh và quan điểm của nhà quản trị về rủi ro để đưa ra một kết cấu chi phí phù hợp.

1.4. Đòn bẩy kinh doanh.

Kết cấu chi phí đem lại cơ hội lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng cũng đi liền với nó là mức độ rủi ro kinh doanh lớn. Với ý nghĩa này người ta ví kết cấu chi phí như một đòn bẩy kinh doanh. Trong vật lý đòn bẩy là công cụ mà nhờ

vào nó người ta dễ dàng nâng một vật nặng chỉ bằng một lực nhỏ hơn nhiều lần trọng lực vật đó. Trong kinh tế các nhà kinh tế cũng sử dụng một công cụ tương tự gọi là đòn bẩy kinh doanh.

Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm đề cập đến mức độ sử dụng chi phí cố định của một doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định lớn và tỷ trọng chi phí biến đổi thấp thì đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có thể đạt được tỷ lệ tăng cao hơn về lợi nhuận trong doanh thu và ngược lại. Đối với nhân viên kế toán quản trị và các nhà quản lý, đòn bẩy kinh doanh đề cập đến khả năng của doanh nghiệp tạo ra sự gia tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng.

Nhân viên kế toán quản trị có thể đo lường đòn bẩy kinh doanh bằng việc tính toán hệ số đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu nhất định:

Hệ số đòn bẩy kinh doanh = Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu

Hệ số đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí

Lợi nhuận thuần (=Tổng SD ĐP – Định phí) Sử dụng số liệu ở ví dụ 3.2, ta có độ lớn đòn bẩy kinh doanh của 2 doanh nghiệp A và B:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của

DN A =

30.000

10.000 = 3

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của

DN B =

80.000

10.000 = 8

Như vậy, khi doanh thu cùng tăng lên 1 % thì lãi thuần của doanh nghiệp A sẽ tăng 3%, lãi thuần của doanh nghiệp B sẽ tăng 8%.

Giả sử trong kỳ kinh doanh tới dự kiến doanh thu của cả hai doanh nghiệp đều tăng 10% thì lợi nhuận dự kiến sẽ tăng:

Doanh nghiệp A: Tốc độ lợi nhuận dự kiến tăng = 10% x 3 = 30% Lợi nhuận dự kiến tăng = 30% x 10.000 = 3.000 Doanh nghiệp B: Tốc độ lợi nhuận dự kiến tăng = 10% x 8 = 80% Lợi nhuận dự kiến tăng = 80% x 10.000 = 8.000

ói một cách tổng quát, dựa vào hệ số đòn bẩy kinh doanh, sự biến động của lợi nhuận theo sự biến động của doanh thu được xác định bằng công thức:

%thay đổi lợi nhuận = % thay đổi doanh thu x hệ số đòn bẩy kinh doanh 2.Phân tích điểm hòa vốn

2.1. Khái niệm

3. Một số ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận vào việc lựa chọn dự án

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị doanh nghiệp thường phải phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của những biến động về biến phí, định phí, đơn giá bán, khối lượng sản phẩm bán ra, kết cấu chi phí … liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhiều phương án kinh doanh buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn phương án nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Nhằm giúp cho việc nghiên cứu một số ứng dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để ra quyết định kinh doanh, chúng ta sẽ phân tích các tình huống dựa vào số liệu của công ty ABC như sau: (ĐVT: 1.000đ)

Sản lượng tiêu thụ một tháng (x0) 1.000 sp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán quản trị Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Trung cấp (Trang 30 - 41)