Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020 pot (Trang 42 - 43)

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít hạn chế làm cản trở việc thúc đấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU:

Thứ nhất, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng ngày càng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản hàng năm của Việt Nam vẫn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường này. Bên cạnh đó EU là thị trường rộng lớn có số đơn đặt hàng nhiều trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.

Thứ hai, công nghệ chế biến thủy sản của chúng ta vẫn lạc hậu cho nên thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá mực cá ngừ. Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thủy sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về số lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có doanh nghiệp áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu sang EU. Càng khó khăn hơn khi đầu năm 2010 thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng điều kiện của IUU.

Thứ ba, sức cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Tuy hàng thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thi trường EU nhưng vẫn thấp so với đối thủ như: Hà Lan, Nauy, Maroc, Trung Quốc, Ấn Độ… có thể thấy điều này qua thị phần của ta còn nhỏ so với các nước này. Sức cạnh tranh hàng thủy sản tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng còn chậm. Điểm yếu nhất của sức

cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao.

Thứ tư, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, Công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp song vẫn lạc hậu.

Tuy nhiên sự biến động của thị trường EU do cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng sang các nước EU buộc ngành thủy sản Việt Nam có sự điều chỉnh chiến lược và những giải pháp ứng phó kịp thời chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020 pot (Trang 42 - 43)

w