Hỗ trợ vốn và tín dụng của Ngân hàng đối với HKD trong Covid-19

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THUẬN LỢI HOÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CHO HỘ KINH DOANH VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

Như kết quả mô hình cho thấy các rào cản chính sách khi tiếp cận vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ tăng doanh thu của HKD. Điều này chứng minh được rằng tiếp cận vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng và nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh của HKD. Các rào cản này có thể bao gồm: Chính phủ không có chính sách ưu đãi về vay vốn, tính pháp lý không rõ ràng giữ người đại diện vay vốn với những người còn lại sở hữu chung tài sản bảo đảm hoặc chính sách vay vốn dành riêng cho HKD không rõ ràng… Các rào cản này càng rõ ràng khi HKD có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Như trong biểu đổ 4.4. Sự chênh lệch giữa các quan điểm không đồng ý, trung lập và đồng ý của HKD về chính sách hỗ trợ của nhà nước riêng về lĩnh vực tín dụng có sự chênh lệch cao, chứng tỏ các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng của nhà nước vẫn còn có sự không rõ ràng, chưa tiếp cận được với nhiều hộ kinh doanh. Tỷ trọng các quan điểm đánh giá tiêu cực về sự hỗ trợ của Nhà nước về lĩnh vực tín dụng cho HKD vẫn chiếm khá cao. Ví dụ về câu hỏi Chính phủ không có quy định rõ ràng về tính pháp lý củ HKD khi vay vốn tín dụng, chỉ có hơn 20% HKD được khảo sát không hoặc ít đồng ý với quan điểm trên, trong khi đó số lượng HKD đồng ý và rất đồng ý chiếm tới gần 40%, chiếm gấp đôi số HKD không đồng ý. Cũng đa phần HKD cho rằng nhà nước mới tập trung vào chính sách hỗ trợ tín dụng cho HKD trong lĩnh vực nông nghiệp là chính, còn các lĩnh vực khác chưa có chính sách hỗ trợ tín dụng cụ thể (tỷ lệ đồng HKD đồng ý cho rằng chưa có nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng cho HKD trừ lĩnh vực nông nghiệp cũng gấp đôi số so với số trả lời không đồng ý)

54

Biểu đồ 4.4. Hỗ trợ của nhà nước trong tín dụng chính thức đối với hộ kinh doanh

Các kết quả phân tích số liệu khảo sát của HKD cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả chạy mô hình định lượng như đã nêu ở trên. Nhất là trong tình hình đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn do dịch bệnh Covid – 19, các HKD gặp áp lực về nguồn tài chính để trả lương cho nhân viên, để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho các HKD tiếp cận được với các nguồn tài chính tín dụng: các chính sách hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng, thì các HKD sẽ có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức, có thêm nguồn vốn để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, và mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi đại dịch qua đi.

Nếu như quan điểm của HKD về các biện pháp hỗ trợ của nhà nước về tiếp cận tín dụng còn khá phân tán, thì đánh giá của HKD về thực tế sự hỗ trợ của các tổ chức ngân hàng và tín dụng đối với nhu cầu vay vốn, tiếp cận tín dụng của HKD có khá nhiều đánh giá tiêu cực. Ví dụ nổi bật là theo quan điểm các HKD được khảo sát thì đa phần các Hội kinh doanh phản ánh về việc họ chỉ nhận được tiếp cận tín dụng khi phải dùng tài sản cá nhân mà chủ yếu là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà để đảm bảo cho khác khoản vay của ngân hàng, trong khi đó tỷ lệ giá trị được vay trên giá trị tài sản bảo đảm lại rất thấp như tương quan trong biểu đố 4.5 dưới đây

55 Bên cạnh đó, HKD còn gặp bất lợi lớn khi tiếp cận các gói tín dụng của Ngân hàng như thời hạn cho vay ngắn (trên 50% HKD khảo sát ủng hộ quan điểm này), thủ tục vay vốn của các Ngân hàng vẫn còn rườm rà (hơn 43% đồng ý trong khi chỉ có gần 8% không đồng ý). Như vậy, các hộ kinh doanh cho rằng việc tiếp cận với các TCTD chính thức rất khó khăn do bị giới hạn về thời gian và thế chấp, thủ tục rườm rà. Họ mong muốn sẽ có những chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng nhanh chóng và ít thủ tục pháp lí hơn để có thể gia tăng nguồn vốn của mình, mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi đại dịch đã qua đi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THUẬN LỢI HOÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CHO HỘ KINH DOANH VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)