Khái niệm và một số đặc điểm của mạng ad-hoc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 29 - 31)

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đời sống con người

ngày càng được nâng cao. Việc sở hữu một thiết bị di động như máy tính xách tay, PDA hay các smart phone không còn là quá khó khăn với nhiều người. Điều này đã tạo điều kiện và càng thúc đẩy mạng không dây phát triển. Việc kết nối mạng theo mô hình không dây truyền thống (có sử dụng Access point) đã không còn là xa lạ với chúng ta nữa. Nhưng không phải lúc nào mạng không dây truyền thống cũng có

thể phát huy được hiệu quả. Ví dụ như trong vùng mới xảy ra thiên tai hay trong lớp học, người ta cần thiết lập một mạng tạm thời, trong một khoảng thời gian ngắn để có thể trao đổi thông tin với nhau. Lúc này nếu thiết lập một mạng không dây có cơ sở hạ tầng là một điều tốn kém và không hợp lý. Do đó, chúng ta cần thiết lập một mạng không dây không cần có cơ sở hạ tầng nhưng vẫn đảm bảo cho các thiết bị có thể trao đổi thông tin được với nhau. Đây chính là mô hình của mạng ad-hoc.

Hình 1.7. Mô hình mạng không dây ad-hoc

27

Chúng ta có thể hiểu mạng ad-hoc là một tập hợp gồm nhiều hơn một thiết bị/nút mạng với khả năng nối mạng và giao tiếp không dây với nhau mà không cần sự hỗ trợ của một sự quản trị trung tâm nào. Mỗi nút trong một mạng tùy biến không dây hoạt động vừa như một máy chủ (host) vừa như một thiết bị định tuyến.

Mạng ad-hoc là một mạng có tính tự thiết lập và thích nghi. Điều đó có nghĩa là các nút mạng có thể di động làm cho topo mạng thay đổi (topo động). Nhưng các nút mạng có thể tự phát hiện ra sự có mặt của các nút mạng khác và thực hiện kết nối cho phép truyền thông tin mà không cần bất kì một sự quản trị trung tâm nào hay một thiết bị điều khiển nào cả. Một điểm cần lưu ý ở đây là các nút mạng không những có thể phát hiện khả năng kết nối của các thiết bị mà nó còn có thể phát hiện ra loại thiết bị và các đặc tính tương ứng của các loại thiết bị đó. Các nút mạng có thể là các thiết bị khác nhau, ví dụ như máy tính xách tay, PDA, hay smart phone, ...

nên khả năng tính toán, lưu trữ hay truyền dữ liệu của các nút mạng cũng là khác

nhau. Một điều cũng dễ dàng nhận thấy là vấn đề sử dụng và duy trì năng lượng cho các nút mạng của mạng ad-hoc là vấn đề đáng quan tâm vì các nút mạng thường dùng pin để duy trì sự hoạt động của mình. Ngoài ra, cũng giống như mạng không dây có cơ sở hạ tầng, tính bảo mật trong truyền thông của mạng ad-hoc là không cao. Truyền thông trong không gian là khó kiểm soát và dễ

bị tấn công hơn so với mạng có dây rất nhiều.

Mạng ad-hoc khác với các mạng truyền thống (cellular, mạng WLAN có

cơ sở hạ tầng, mạng Bluetooth) ở các điểm sau:

Mỗi thiết bị không chỉ đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng mà còn hoạt động như một hệ thống trung gian.

Mọi nút mạng đều có khả năng di động. Topo mạng thay đổi theo thời gian.

Các nút di động sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn. Băng thông trong thông tin vô tuyến hẹp.

28

Chất lượng kênh luôn thay đổi.

Không có thực thể tập trung, nói cách khác là mạng phân bố.

Việc thiết lập các mạng ad-hoc có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng nên chúng thường được thiết lập để truyền thông tin với nhau mà không cần phải sử dụng một thiết bị hay kỹ năng đặc biệt nào. Vì vậy mạng ad-hoc rất thích hợp cho việc truyền thông tin giữa các nút trong các hội nghị thương mại hoặc trong các nhóm làm việc tạm thời. Tuy nhiên chúng có thể có những nhược điểm về vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nằm trong vùng có thể “nghe” được lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w